3. Cho điểm của cán bộ hƣớng dẫn (ghi bằng cả số và chữ):
1.3.3.1. Các nhân tố khách quan
Pháp luật và chính sách của Nhà nước
Hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động huy động vốn của NHTM nói riêng luôn chịu sự kiểm soát chặt chẽ của Nhà nước do vai trò quan trọng hàng đầu và khả năng tác động đến mọi lĩnh vực trong nền kinh tế. Trên thực tế, các ngân hàng chịu sự tác động của rất nhiều luật lệ, chính sách và quy định của Chính phủ và NHNN như luật các TCTD, luật kinh tế, luật dân sự… Huy động vốn của ngân hàng cũng chịu sự chi phối của các quy định về tỷ lệ tiền gửi, tiền vay và vốn khác so với vốn chủ sở hữu, so với tổng tài sản, quy định về phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, cổ phiếu. Ngoài ra, huy động vốn của ngân hàng còn chịu sự tác động mạnh mẽ của chính sách tiền tệ quốc gia do NHNN thực hiện. Khi nền kinh tế có lạm phát cao, NHNN sẽ thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt thông qua việc tăng dự trữ bắt buộc hoặc tăng lãi suất chiết khấu, điều này làm giảm lượng tiền mặt trong lưu thông, và do đó khả năng huy động của ngân hàng bị hạn chế. Ngược lại, khi NHNN muốn tăng lượng tiền trong lưu thông, họ sẽ thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng qua việc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc hoặc giảm lãi suất chiết khấu cho các NHTM, khuyến khích các NHTM huy động vốn phục vụ cho tín dụng và đầu tư.
Môi trường kinh tế - xã hội
Môi trường kinh tế xã hội có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của NHTM. Khi nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao thì ngân hàng có điều kiện gia tăng số vốn huy động từ các tổ chức kinh tế và người dân, vì đây là thời kỳ các tổ chức kinh tế làm ăn phát đạt, người dân có thu nhập cao hơn nên lượng tiền giành cho tiết kiệm cũng tăng. Tốc độ tăng trưởng cao cũng làm nhu cầu vốn trong nền
kinh tế tăng mạnh, lãi suất cho vay tăng làm lãi suât huy động tăng là động lực và điều kiện thuận lợi cho ngân hàng đẩy mạnh công tác huy động vốn. Mặt khác, khi nền kinh tế suy thoái rơi vào khủng hoảng sẽ kéo theo sự sụt giảm thu nhập của các tổ chức kinh tế và người dân, làm giảm lượng tiền gửi vào ngân hàng và giảm khả năng huy động vốn. Ngoài ra, chính sách huy động vốn của NHTM còn chịu tác động của các nhân tố như tỷ lệ lạm phát, tỷ giá của đồng tiền. Nếu lạm phát tăng cao người dân sẽ có nhu cầu chi tiêu nhiều hơn kéo theo hiện tượng rút tiền ồ ạt làm hoạt động huy động vốn của ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Nếu tỷ giá giảm, người dân sẽ có xu hướng tiết kiệm bằng nội tệ nhiều hơn, khi đó ngân hàng thuận lợi trong việc huy động vốn nội tệ nhưng việc huy động vốn ngoại tệ gặp khó khăn làm cho cơ cấu nguồn vốn bất hợp lý.
Môi trường cạnh tranh
Hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày càng có sự tham gia của nhiều loại hình ngân hàng như giữa các ngân hàng với các định chế tài chính như bảo hiểm, công ty tài chính…, giữa ngân hàng trong nước với các chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Với sự phát triển cùng mạng lưới rộng khắp, các định chế tài chính này cũng thu hút được một lượng vốn lớn. Sự cạnh tranh gay gắt này càng làm cho công tác huy động vốn khó khăn hơn, đòi hỏi các ngân hàng phải nhanh chóng thích nghi với cơ chế thị trường và đưa ra những sản phẩm dịch vụ tốt phục vụ khách hàng.
Tâm lý thói quen của người gửi tiền
Tại các nước đang phát triển, người dân có thói quen thực hiện giao dịch bằng tiền mặt là chủ yếu, họ ít mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng, một phần là do thói quen thanh toán, một phần là do hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt của các ngân hàng ở các nước này chưa phát triển. Thói quen tiết kiệm của người dân cũng ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn của ngân hàng. Nếu người dân quen tiết kiệm bằng cách cất trữ tiền mặt hoặc vàng tại nhà thì ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong huy động vốn. Ngược lại, khi người dân có nhu cầu đảm bảo an toàn đồng thời sinh lãi cho tài sản họ sẽ có nhu cầu gửi tiền vào ngân hàng tạo thuận lợi cho ngân hàng trong việc huy động vốn.