Nguyên nhân gây bệnh xâm nhập vào những cơ thể có phát sinh ra bệnh hay không còn tuỳ thuộc vào yếu tố môi trường và bản thân cơ thể vật nuôi. Nếu vật nuôi có sức đề kháng tốt có khả năng chống đỡ lại yếu tố gây bệnh nên không mắc bệnh hoặc bệnh nhẹ. Ngược lại khả năng chống đỡ yếu, dễ dàng nhiễm bệnh. Do đó một
trong những khâu quan trọng để phòng bệnh cho vật nuôi phải tăng cường sức đề kháng cho vật nuôi. Cho ăn theo phương pháp “4 định”:
− Định chất lượng thức ăn: Thức ăn dùng cho ăn phải tươi, sạch sẽ không bị mốc, ôi thối, không có mầm bệnh và độc tố. Thành phần dinh dưỡng thích hợp đối với yêu cầu phát triển cơ thể trong các giai đoạn.
− Định số lượng thức ăn: dựa vào trọng lượng cơ thể để tính lượng thức ăn, thường sau khi cho ăn sau 2 giờ kiểm tra nếu ăn hết là lượng vừa phải. Nếu ăn thừa nên giảm bớt lần sau, nếu thiếu thì tăng lần sau (chú ý đối với tôm khi lột xác thì ăn ít.
− Định vị trí để cho ăn: Khi cho ăn phải rải đều khắp ao (đối với cá thì cho ăn một nơi cố định để tập cho cá có thói quen đến ăn tập trung tại một điểm nhất định), trừ vùng tập trung nhiều cặn bã (như ở giữa đáy ao khi nuôi thâm).
− Định thời gian cho ăn: những tháng đầu nuôi hàng ngày cho ăn 2 lần, những tháng cuối chu kỳ nuôi có thể cho ăn 4-5lần/ngày. Ví dụ nuôi tôm thâm canh, mật độ dày tháng thứ 3-4 cho ăn 5 lần/ngày. Khi nuôi có thể dùng phân hữu cơ bón xuống thuỷ vực bổ sung chất dinh dưỡng để cho sinh vật phù du phát triển cung cấp nguồn thức ăn tự nhiên.