Về hoạt động xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh

Một phần của tài liệu hội liên hiệp phụ nữ tỉnh thái nguyên với cuộc vận động xây dựng nông thôn mới (2008-2012) (Trang 77 - 121)

6. Cấu trúc đề tài

3.1.3.Về hoạt động xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh

thần của hội viên phụ nữ

Để góp phần xây dựng nông thôn mới, Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh ban hành Nghị quyết số 01/BCH thực hiện khâu đột phá "Hỗ trợ

phụ nữ phát triển kinh tế, tăng giàu giảm nghèo góp phần xây dựng nông thôn mới" nhiệm kì 2011 - 2016, bằng nhiều biện pháp cụ thể để hỗ trợ phụ nữ,

nhƣ: tổ chức các lớp tập huấn về khoa học kĩ thuật, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ giống vốn, kinh nghiệm sản xuất, định hƣớng nghề và khởi sự kinh doanh, quan tâm đến phụ nữ nghèo, phụ nữ nghèo làm chủ hộ, phụ nữ vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, nhóm phụ nữ yếu thế,... Trong 5 năm (2008 – 2012), các cấp Hội Phụ nữ đã giúp cho 49.890 hộ nghèo do phụ nữ làm chủ, trong đó có 18.693 hộ nghèo do phụ nữ làm chủ thoát nghèo (đạt 37,5%); giúp đỡ 133.563 lƣợt hội viên nghèo có hoàn cảnh khó khăn có vốn để phát triển sản xuất, giúp đỡ ngày công lao động, con giống, thóc gạo...trị giá trên 33 tỉ đồng. Hội tiếp tục khai thác các nguồn vốn để hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế. Tính đến 30/11/2012, tổng các nguồn vốn do Hội quản lí trên 726 tỉ đồng cho 58.526 lƣợt phụ nữ vay để phát triển sản xuất, trong đó nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội là 609,3 tỉ đồng. Số tổ có thành viên tham gia gửi tiền tiết kiệm là 1.063/1.063 tổ (đạt 100%) với số tiền 10 tỉ đồng.

Thực hiện sự chỉ đạo của Trung ƣơng Hội LHPN Việt Nam, huyện Phú Bình, Phổ Yên, thị xã Sông Công và thành phố Thái Nguyên, Phổ Yên) đã triển

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

khai hoạt động của Quỹ TYM nhằm hỗ trợ phụ nữ nghèo đƣợc vay vốn phát triển sản xuất. Tính đến năm 2012, tổng số vốn 4 đơn vị quản lí là 28,34 tỉ đồng cho 3.942 ngƣời vay, đã thành lập đƣợc 178 nhóm tín dụng tiết kiệm.

Cuộc vận động "Xây dựng, sửa chữa nhà mái ấm tình thương" và hoạt động "Hướng về phụ nữ và trẻ em nghèo" do Trung ƣơng Hội LHPN Việt Nam phát động đã đƣợc các Hội đẩy mạnh thực hiện. Trong 5 năm (2008 – 2012), các cấp Hội đã vận động quyên góp trên 4 tỉ đồng, xây dựng đƣợc 196 nhà Mái ấm tình thƣơng trị giá 15,7 tỉ đồng, tặng hàng nghìn suất học bổng và quần áo đồng phục cho học sinh nghèo có hoàn cảnh khó khăn.

Để hỗ trợ cho phụ nữ nông thôn có kiến thức, có vốn để phát triển sản xuất, Hội LHPN tích cực khai thác các dự án, đề án để hỗ trợ cho hoạt động. Từ năm 2010 đến năm 2012, Hội đã khai thác đƣợc 15 dự án, điển hình là các dự án "Phụ nữ Thái Nguyên phát triển kinh tế hợp tác", "Thúc đẩy quản lí

cộng đồng tại Việt Nam – giai đoạn 2", "Phát triển cộng đồng tại cấp thôn bản", "Quỹ quay vòng vốn vệ sinh hộ gia đình",...

Các cấp Hội Phụ nữ tỉnh Thái Nguyên đã chủ động thực hiện công tác giám sát việc thực hiện luật pháp và các chính sách an sinh xã hội tại địa phƣơng. Hội đã tập trung giám sát việc thực hiện chính sách hỗ trợ dầu thắp sáng cho đồng bào dân tộc thiểu số, hộ chính sách, hộ nghèo và chính sách hỗ trợ kinh phí, gạo cho hộ nghèo đón Tết; giám sát chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở, chính sách hỗ trợ đất sản xuất và nƣớc sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn, chính sách hỗ trợ dạy nghề cho lao động nông thôn; giám sát việc thực hiện luật pháp về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình; giám sát chế độ cho Chi hội trƣởng, Chi hội phó phụ nữ,...Thông qua đó các cấp Hội đã kịp thời phát hiện những thiếu sót trong quá trình thực hiện, đề xuất với cơ quan có thẩm quyền, đảm bảo quyền lợi cho phụ nữ. Ví nhƣ, năm 2010, qua việc kiểm tra, giám sát, các cấp Hội đã

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

phát hiện 1 trƣờng hợp phụ nữ nghèo chƣa đƣợc hỗ trợ xây nhà 167 tại xã Phú Thƣợng, huyện Võ Nhai. Năm 2011, phát hiện 1 vụ vi phạm Luật Phòng, chống bạo lực gia đình tại xã Phấn Mễ, huyện Phú Lƣơng, Hội Phụ nữ đã nhanh chóng báo cáo với cơ quan có thẩm quyền để kịp thời giải quyết. Năm 2011, Hội đã phối hợp với Ban Nữ công Liên đoàn Lao động tỉnh đi giám sát việc thực hiện các chính sách, chế độ cho lao động nữ tại Công ti Mani – Hà Nội (là doanh nghiệp 100% vốn đầu tƣ của Nhật Bản đóng tại địa bàn xã Tân Hƣơng, huyện Phổ Yên). Kết quả kiểm tra cho thấy công ti chƣa xây dựng đƣợc nhà trẻ, chƣa có chế độ cho lao động nữ có con dƣới 12 tháng tuổi và chƣa xây dựng đƣợc phòng y tế để chăm sóc sức khoẻ cho ngƣời lao động.

3.1.4. Về hoạt động dạy nghề, tư vấn, hỗ trợ phụ nữ; chuyển giao và ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.

§Ó góp phần tăng cƣờng chất lƣợng lao động nông nghiệp, các cấp Hội Phụ nữ đã tích cực triển khai thực hiện Đề án 295/CP và Quyết định số 1956/QĐ-TTg về đào tạo nghề cho phụ nữ nông thôn. Trong 5 năm (2008 – 2012), Hội đã phối hợp với Trung tâm dạy nghề trên địa bàn tổ chức đào tạo nghề cho 15.041 lao động nữ, tƣ vấn nghề (nghề giúp việc gia đình, nghề nông,...) cho 35.575 lao động; giới thiệu 6.483 lao động nữ làm việc tại Công ti may Pampo (Hàn Quốc) và Công ti may TNG...tổ chức 52 lớp đào tạo nghề ngắn hạn cho 1.560 học viên. Trung tâm dạy nghề 20/10 Phụ nữ Thái Nguyên đã tƣ vấn nghề và tƣ vấn việc làm cho 15.524 nữ; giới thiệu cho 773 lao động nữ có việc làm thƣờng xuyên; đào tạo nghề sơ cấp cho 1.563 nữ; đào tạo nghề thƣờng xuyên cho 433 nữ.

Hội xây dựng các mô hình trình diễn sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, mô hình sản xuất, kinh doanh, nhất là các mô hình sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn Việt GAP. Duy trì 130 tổ hợp tác/nhóm sở thích với 9 loại mô hình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

hoạt động: Nhóm chăn nuôi lợn nái, lợn thịt, nuôi dê, nuôi gà, trồng nấm, nuôi ong, trồng lúa, chè, tổ nhóm tín dụng...Chẳng hạn, thị xã Sông Công đã áp dụng nhiều mô hình sản xuất mới đem lại thu nhập cao cho ngƣời dân, nhƣ: Mô hình trồng bí xanh tại xã Bá Xuyên cho thu nhập trên 100 triệu đồng/ha; mô hình chăn nuôi lợn nái ngoại tại xã Bình Sơn; mô hình trồng khoai tây giống Simora vụ đông cho thu nhập 70 triệu đồng/ha...Qua đó, mức sống của dân cƣ khu vực nông thôn trên địa bàn ngày càng đƣợc cải thiện và đạt trên 13,4 triệu đồng/năm (2012) tăng 2,5 triệu đồng so với năm 2011. Trong đó, xã Bá Xuyên và xã Vinh Sơn có mức thu nhập bình quân 15 triệu đồng/ngƣời/năm (vƣợt so với tiêu chí 2 triệu đồng); xã Tân Quang đạt 12,6 triệu đồng/ngƣời/năm; xã Bình Sơn đạt 11,1 triệu đồng/ngƣời/năm. Tỉ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới trong khu vực nông thôn thị xã chỉ còn 6,85%. Đến năm 2012, đã có 3/4 xã hoàn thành tiêu chí về tỉ lệ hộ nghèo.

Các cấp Hội phối hợp với phòng nông nghiệp, trạm khuyến nông tổ chức hàng ngàn lớp tập huấn chuyển giao khoa học kĩ thuật về sản xuất lúa, ngô, trồng chè, trồng chuối tiêu hồng, nhãn Hƣng Yên chín muộn, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi ong...tập huấn về kĩ thuật sử dụng phân bón, thức ăn gia súc, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật và các biện pháp quản lí dịch hại tổng hợp,...Những năm qua, Hội Phụ nữ xã Hùng Sơn thuộc huyện Đại Từ đã phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện liên tục mở lớp đào tạo cho ngƣời dân trong xóm về kĩ thuật canh tác những loại rau màu mang lại thu nhập cao, nhƣ: Bí siêu quả, khoai tây, cà chua... Đồng thời, thành lập tổ hợp tác sản xuất rau an toàn với sự tham gia của các hộ trong xóm. Từ đó, ngƣời dân đã thay đổi tƣ duy canh tác lạc hậu, đƣa những giống rau có hiệu quả kinh tế cao kết hợp cùng phƣơng pháp kĩ thuật tiên tiến vào sản xuất, từng bƣớc nâng cao thu nhập, vƣơn lên làm giàu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Hội Nữ doanh nhân tỉnh tổ chức 5 lớp tập huấn kĩ năng thƣơng thuyết đàm phán trong kinh doanh, nhận thức mới trong hoạt động doanh nghiệp ngày nay và Hội thảo nghề Giám đốc chuyên nghiệp cho 150 lƣợt nữ doanh nhân tham gia.

3.1.5. Về hoạt động xây dựng và phản biện xã hội

Hội Phụ nữ các cấp đã tích cực tham gia đóng góp hàng trăm ý kiến vào các dự thảo văn kiện Đại hội Đảng, Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng, chống mua bán ngƣời, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Ngƣời cao tuổi và một số chính sách liên quan đến phụ nữ, trẻ em. Hội tổ chức hội thảo cấp tỉnh về "Vai trò của tổ chức Hội phụ nữ trong công tác tuyên truyền, vận động phụ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nữ thực hiện Luật hôn nhân và gia đình năm 2000", về "Các vấn đề liên quan đến phụ nữ và trẻ em gái"...Qua các hội thảo, Hội đã có những đề xuất với

cấp uỷ và chính quyền địa phƣơng về Bình Đẳng giới, Luật Hôn nhân và gia đình...

Hội đã chủ động tham mƣu đề xuất với cấp uỷ, chính quyền về công tác phụ nữ và các chính sách liên quan đến quyền lợi của phụ nữ, nhƣ: Phối hợp với các ngành kiến nghị và đề xuất Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt chính sách hỗ trợ phụ cấp hằng tháng cho Chi hội trƣởng phụ nữ, có ý kiến với cấp uỷ các cấp để bảo vệ quyền lợi cho cán bộ Hội đủ tuổi nghỉ hƣu nhƣng chƣa đủ năm đóng bảo hiểm để hƣởng chế độ hƣu...

Cùng với việc tham gia ý kiến xây dựng chính sách và luật pháp, các cấp Hội Phụ nữ trong tỉnh đã tích cực, chủ động trong công tác tƣ vấn, giải quyết đơn thƣ khiếu nại, tố cáo. Hội LHPN từ tỉnh đến cơ sở đã duy trì mạng lƣới tƣ vấn, kịp thời giải quyết đơn thƣ khiếu nại, tố cáo, không để đơn thƣ tồn đọng, gây bức xúc cho cán bộ, hội viên. Hội tích cực tham gia hoà giải ở cơ sở, góp phần cùng chính quyền địa phƣơng giữ gìn trật tự an ninh xã hội.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

3.1.6. Về hoạt động xây dựng và tổ chức Hội, chú trọng đào tạo, nâng cao chất lượng cán bộ Hội các cấp chất lượng cán bộ Hội các cấp

Nhằm tăng cƣờng tập hợp, thu hút hội viên vùng nông thôn, các cấp Hội đã chú trọng quan tâm củng cố cơ sở hoạt động yếu, phát triển hội viên nòng cốt, xây dựng mô hình mới, nhiều loại hình tập hợp, đƣợc các cấp Hội triển khai thực hiện phù hợp với yêu cầu của Nghị quyết số 26-NQ/TW. Việc thực hiện các chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội, các phong trào thi đua của địa phƣơng và của Hội gắn với việc hỗ trợ, tƣ vấn kiến thức mọi mặt cho phụ nữ, đã đem lại lợi ích thiết thực cho hội viên. Thông qua đó, Hội đã tập hợp đƣợc đông đảo phụ nữ tham gia tổ chức Hội. Đến năm 2012, tỉ lệ thu hút hội viên phụ nữ trong toàn tỉnh đạt 83,2% (tăng 10,1% so với năm 2009); tỉ lệ hội viên nòng cốt đạt 22,6%; 100% cơ sở Hội xếp loại vững mạnh, trong đó 84,5% cơ sở xếp loại xuất sắc.

Để từng bƣớc nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, Ban Thƣờng vụ Hội LHPN tỉnh đã xây dựng Đề án "Đào tạo chương trình Trung cấp lí luận chính

trị và nghiệp vụ ngành công tác phụ nữ, giai đoạn 2007 – 2020" và "Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ Hội", giai đoạn 2007 – 2009 và giai đoạn

2010 – 2012. Các cấp Hội Phụ nữ phối hợp tổ chức đào tạo cán bộ cơ sở theo Quyết định 664 của Chính phủ. Kết quả, đã có 699 chị là Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ cơ sở và 1.801 cán bộ chi hội đƣợc đào tạo nâng cao trình độ, năng lực.

Đến năm 2012, trong hệ thống Hội có 73% Chủ tịch Hội Phụ nữ cơ sở đạt chuẩn chức danh theo yêu cầu. Đối với cán bộ chuyên trách Hội cấp tỉnh và huyện, có 89% cán bộ có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên và 53% có trình độ lí luận chính trị từ trung cấp trở lên; trong đó, 96% Chủ tịch và Phó Chủ tịch có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên và 85% có trình độ lí luận chính trị từ trung cấp trở lên. Do đó, chất lƣợng tổ chức các hoạt động của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Hội và các phong trào có bƣớc phát triển mới về chất, từng bƣớc đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Đây là những điều kiện quan trọng để các cấp Hội Phụ nữ tuyên truyền, vận động và tổ chức cho hội viên tham gia thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ của Nghị quyết số 26- NQ/TW.

3.2. Hạn chế

Bên cạnh những thành tựu và ƣu điểm, trong quá trình triển khai thực hiện Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới, Hội Liên hiệp Phụ nữ Thái Nguyên có một số khó khăn, hạn chế nhất định.

Thứ nhất, việc chỉ đạo tổ chức thực hiện cuộc vận động xây dựng Gia đình 5 không 3 sạch góp phần xây dựng nông thôn mới trong cấp Hội Phụ nữ

ở một số cơ sở chƣa đi vào chiều sâu. Mô hình Chi hội nòng cốt tham gia xây dựng nông thôn mới tại một số địa phƣơng chƣa rõ nét, còn chung chung. Việc xây dựng kế hoạch thực hiện nghị quyết tại một số địa phƣơng chƣa thực sự phù hợp với đặc điểm tình hình và điều kiện thực tế, Công tác chỉ đạo, kiểm tra chƣa thƣờng xuyên.

Thứ hai, công tác tập huấn, tuyên truyền chƣa sát thực tế, nội dung còn nặng về phổ biến các văn bản chỉ đạo, hƣớng dẫn của cấp trên, chƣa đi sâu tuyên truyền những việc làm cụ thể, cách làm thiết thực, hiệu quả. Do vậy, một số hội viên phụ nữ chƣa nhận thức đầy đủ về ý nghĩa tầm quan trọng của cuộc vận động.

Thứ ba, việc tham mƣu, đề xuất các chính sách liên quan đến phụ nữ nông thôn và hỗ trợ phụ nữ nông thôn phát triển kinh tế, giảm nghèo ở một số cơ sở còn hạn chế.

Thứ tƣ, một số phụ nữ nông thôn còn ngại, hoặc chƣa tích cực áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Thứ năm, việc xây dựng và nhân rộng các mô hình kinh tế điển hình còn hạn chế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Nguyên nhân của những hạn chế đó là do một số cơ sở Hội chƣa thực sự tích cực trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện các hoạt động. Nhận thức của một bộ phận cán bộ Hội các cấp chƣa thật đầy đủ về yêu cầu tháo gỡ những khó khăn và tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn là tất yếu để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc. Một bộ phận phụ nữ còn có tƣ tƣởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nƣớc, cho rằng việc xây dựng nông thôn mới là trách nhiệm của Nhà nƣớc, chƣa xác định đƣợc trƣớc tiên là trách nhiệm của nhân dân, của toàn xã hội. Một bộ phận phụ nữ do trình độ học vấn nên tiếp cận và tiếp thu các phƣơng pháp kĩ thuật vào sản xuất nông lâm nghiệp còn hạn chế. Mặt khác, kinh phí hoạt động của các cấp Hội còn hạn hẹp, do

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu hội liên hiệp phụ nữ tỉnh thái nguyên với cuộc vận động xây dựng nông thôn mới (2008-2012) (Trang 77 - 121)