Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thái Nguyên tham gia xây dựng nông thôn mới

Một phần của tài liệu hội liên hiệp phụ nữ tỉnh thái nguyên với cuộc vận động xây dựng nông thôn mới (2008-2012) (Trang 61 - 73)

6. Cấu trúc đề tài

2.2. Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thái Nguyên tham gia xây dựng nông thôn mới

ngành, tổ chức đoàn thể cũng đã vào cuộc quyết liệt. Các sở, ngành liên quan, với vai trò là cơ quan chuyên môn đã tích cực tƣ vấn cho các xã trong việc xây dựng quy hoạch nông thôn mới và đề án phát triển sản xuất. Các tổ chức quần chúng trong hệ thống chính trị nhƣ Mặt trận Tổ quốc, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân...là lực lƣợng đi đầu trong phong trào xây dựng nông thôn mới thông qua việc tổ chức các phong trào thi đua với nhiều hoạt động thiết thực.

2.2. Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thái Nguyên tham gia xây dựng nông thôn mới thôn mới

Công cuộc đổi mới do Đảng lãnh đạo đạt đƣợc thành tựu to lớn đã và đang tạo ra thế và lực mới cho Việt Nam bƣớc vào thời kì phát triển mới. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (1996) quyết định đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phấn đấu đƣa đất nƣớc cơ bản trở thành một nƣớc công nghiệp vào năm 2020.

Bƣớc vào giai đoạn phát triển mới, vấn đề phụ nữ cũng cần đƣợc nhìn nhận một cách đầy đủ và sâu sắc hơn. Phụ nữ chiếm trên 50% dân số và lao động trong xã hội; là ngƣời sinh thành và nuôi dƣỡng cho đất nƣớc các thế hệ công dân tiếp nối thực hiện sự nghiệp đổi mới, thực hiện mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Do đó, việc tạo điều kiện để phụ nữ đƣợc thực sự bình đẳng, phát triển, thực hiện tốt nghĩa vụ công dân và chức năng ngƣời mẹ là một trong những nhân tố quan trọng đảm bảo cho sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc.

Đảng và Nhà nƣớc ta ngày càng quan tâm phát huy vai trò của phụ nữ trong xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ tham gia vào tất cả lĩnh vực

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

kinh tế, văn hoá, an ninh quốc phòng. Ở khu vực nông thôn, cùng với việc tích cực tham gia vào quá trình phát triển kinh tế gia đình, mỗi phụ nữ còn tham gia nhiều hoạt động xã hội, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội, ổn định an ninh quốc phòng địa phƣơng, làm thay đổi diện mạo khu vực nông thôn Việt Nam.

Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới là một chƣơng trình lớn của Đảng và Nhà nƣớc với nhiều nội dung và có tính toàn diện, nhằm thay đổi bộ mặt quê hƣơng, cải thiện cuộc sống của mọi tầng lớp nhân dân, trong đó có phụ nữ. Vì thế, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thái Nguyên đã tích cực hƣởng ứng và tổ chức phát động phong trào " Phụ nữ Thái Nguyên chung sức xây dựng nông thôn mới" với những hoạt động thiết thực, cụ thể

phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế của địa phƣơng gắn với các nội dung, kế hoạch hoạt động của Hội.

Khi bắt tay vào việc tham gia xây dựng nông thôn mới, các cấp Hội Phụ nữ trên địa bàn tỉnh có một số thuận lợi. Đó là sự quan tâm, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, sự vào cuộc tích cực, khẩn trƣơng của các sở, ngành, các cấp, sự hƣởng ứng của ngƣời dân. Tỉnh uỷ, UBND tỉnh đã kịp thời tổ chức triển khai, quán triệt nội dung của Nghị quyết TW 7, các văn bản chỉ đạo của các bộ, ngành Trung ƣơng, đồng thời ban hành các văn bản chỉ đạo, xây dựng chƣơng trình hành động cụ thể. Xây dựng nông thôn mới là chƣơng trình phát triển nông nghiệp, nông thôn tổng hợp, chỉ đạo kế thừa, lồng ghép các chƣơng trình mục tiêu quốc gia, các chƣơng trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu khác, huy động đƣợc cả hệ thống chính trị vào cuộc.

Tuy nhiên, Hội cũng gặp nhiều khó khăn không nhỏ nhƣ: Xây dựng nông thôn mới là một chƣơng trình lớn của Đảng và Nhà nƣớc, gồm nhiều lĩnh vực, nhiều tiêu chí, liên quan trực tiếp đến nhiều cấp, nhiều ngành, thời

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

gian thực hiện dài. Nhƣ vậy, cần phải có bộ máy chuyên trách làm đầu mối để tham mƣu giúp việc Ban chỉ đạo tỉnh. Song, bộ máy làm nhiệm vụ tham mƣu, đầu mối giúp Ban chỉ đạo tỉnh chƣa tƣơng xứng, chƣa thống nhất giữa các địa phƣơng, do đó trong quá trình triển khai thực hiện còn gặp nhiều khó khăn, vƣớng mắc. Nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân còn hạn chế. Năng lực của cán bộ cơ sở còn yếu và thiếu điều kiện để thực hiện. Xuất phát điểm kinh tế nông thôn còn thấp, trong quá trình thực hiện chƣa phát huy các nguồn lực, đầu tƣ còn dàn trải. Sản xuất nhỏ lẻ, chƣa tập trung, chƣa tạo thành phong trào lớn.

Trƣớc tình hình trên, để đƣa chƣơng trình xây dựng nông thôn mới đi tới kết quả, vấn đề căn bản là phải làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục. Hiểu rõ điều này, các cấp Hội Phụ nữ đã cùng với các tổ chức, đoàn thể...tích cực tham gia công tác tuyên truyền, vận động. Thông qua đó nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên phụ nữ về chủ trƣơng xây dựng nông thôn mới của Đảng và Nhà nƣớc; mục tiêu, nội dung, yêu cầu của Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới, trách nhiệm quyền lợi của ngƣời dân trong xây dựng nông thôn mới, giúp hội viên phụ nữ hiểu rõ, hiểu đúng về vai trò của mình trong xây dựng nông thôn mới.

Các cấp Hội Phụ nữ xác định việc thực hiện phong trào thi đua "Phụ nữ

Thái Nguyên chung sức xây dựng nông thôn mới" với cuộc vận động " Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch" (không đói nghèo, không vi phạm pháp luật và

tệ nạn xã hội, không có bạo lực gia đình, không sinh con thứ 3 trở lên, không có trẻ suy dinh dưỡng và bỏ học; sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ) là nhiệm vụ

trọng tâm trong các phong trào thi đua của Hội giai đoạn 2011 – 2016, hằng năm đăng kí với Hội cấp trên trực tiếp những nội dung, tiêu chí phù hợp với điều kiện thực tế và sự chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền địa phƣơng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Nhân dịp kỉ niệm 11 năm Ngày Gia đình Việt Nam 28/6/2012, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh phối hợp với UBND xã La Hiên (Võ Nhai) tổ chức Hội nghị triển khai chƣơng trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011 – 2015 cho 70 đại biểu là cán bộ chuyên trách Hội cấp tỉnh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ các huyện, thành phố, thị xã và 35 xã đƣợc Uỷ ban nhân dân tỉnh chọn làm điểm về xây dựng nông thôn mới. Hƣởng ứng "Năm

gia đình Việt Nam – 2013" Hội LHPN tỉnh phối hợp với Sở Văn hoá - Thể

thao và Du lịch, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh tổ chức chƣơng trình truyền hình trực tiếp Lễ phát động hƣởng ứng Năm gia đình Việt Nam – 2013 với chủ đề "Kết nối yêu thương". Sau lễ phát động, các đại biểu đã tham gia chƣơng trình diễu hành tuyên truyền trên các trục đƣờng phố chính của thành phố Thái Nguyên. Hội LHPN của 9/9 huyện, thành phố, thị xã đã phối hợp với Phòng Văn hoá Thông tin tổ chức nhiều hoạt động hƣởng ứng, nhƣ: giao lƣu các câu lạc bộ, gặp mặt biểu dƣơng gia đình tiêu biểu,... điển hình là 2 huyện Phú Bình và thị xã Sông Công.

Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh phối hợp với Văn phòng Ban điều phối của tỉnh và Trƣờng Chính trị tỉnh tổ chức tập huấn triển khai nội dung về xây dựng nông thôn mới cho 160 cán bộ chủ chốt các xã, phƣờng, thị trấn.

Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã chỉ đạo Hội Liên hiệp Phụ nữ các huyện, thành phố, thị xã chủ động phối hợp với Trung tâm bồi dƣỡng chính trị cùng cấp đƣa nội dung Nghị quyết Trung ƣơng 7 vào chƣơng trình đào tạo cho đội ngũ cán bộ chủ chốt.

Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã phối hợp với UBND của 35/35 xã điểm tổ chức đƣợc 35 lớp tập huấn cho 1.785 đại biểu là uỷ viên BCH Hội Liên hiệp Phụ nữ xã, Chi hội trƣởng, Chi hội phó Phụ nữ, Bí thƣ chi bộ và Trƣởng xóm tham gia với các nội dung: Triển khai kế hoạch xây dựng nông thôn mới của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

địa phƣơng; Xác định vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới; Lập kế hoạch xây dựng nông thôn mới; Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch; Xây dựng chi hội phụ nữ nòng cốt tham gia xây dựng nông thôn mới. Thông qua thảo luận, các học viên đã nêu ra những thuận lợi, khó khăn, lựa chọn đƣợc mô hình "Chi hội phụ nữ nòng cốt tham gia xây dựng nông thôn mới", bàn biện pháp để thực hiện "Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch".

Năm 2012, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh phối hợp với UBND huyện Đại Từ tổ chức giao lƣu các câu lạc bộ Phụ nữ với các nội dung về xây dựng nông thôn mới, phòng, chống HIV/AIDS; An toàn giao thông, tuyên truyền về phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội, thu hút trên 400 ngƣời tham gia. Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh phối hợp với Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh xây dựng 2 phóng sự tuyên truyền về hoạt động của Hội Phụ nữ trong chƣơng trình xây dựng nông thôn mới. Để giúp các cấp Hội Phụ nữ có cẩm nang tổ chức thực hiện, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã biên soạn tài liệu hƣớng dẫn các bƣớc thành lập và duy trì sinh hoạt chi hội nòng cốt xây dựng nông thôn mới gắn với cuộc vận động xây dựng Gia đình 5 không, 3 sạch, chuyển tải đến 100% chi hội trên địa bàn.

Hội Liên hiệp Phụ nữ các huyện, thành phố, thị xã chủ động phối hợp với Trung tâm bồi dƣỡng chính trị tổ chức 40 lớp tập huấn cho 3.144 cán bộ Hội tham gia. Cán bộ Hội đƣợc tập huấn về nội dung, phƣơng pháp thực hiện và kiến thức về xây dựng nông thôn mới, các kiến thức liên quan đến thực hiện Gia đình 5 không, 3 sạch. Hội còn phối hợp với các ban, ngành liên quan tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới và cung cấp kiến thức nhằm giúp cho phụ nữ thực hiện các tiêu chí của Gia đình 5 không, 3 sạch với nhiều hình thức phong phú nhƣ: Tập huấn, nói chuyện chuyên đề, giao lƣu, hái hoa dân chủ, tổ chức sinh hoạt chi/ tổ phụ nữ...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Các cấp Hội tích cực tham gia vào việc xây dựng kiên cố kênh mƣơng nội đồng, làm đƣờng giao thông nông thôn. Các cấp Hội vận động trên 32.000 lƣợt hội viên, phụ nữ tham gia, nạo vét đƣợc 65.464m cống rãnh, kênh mƣơng; tổ chức 3.917 buổi quét dọn vệ sinh, phát quang đƣờng làng, ngõ xóm; thu gom 2.906m3 rác, trồng đƣợc 1.457 cây xanh, sửa chữa tu bổ 313 công trình vệ sinh tại hộ gia đình.

Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 1/BCH thực hiện khâu đột phá "Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, tăng giàu

giảm nghèo góp phần xây dựng nông thôn mới" nhiệm kì 2011 – 2016. Để thực hiện có hiệu quả khâu đột phá này, các cấp Hội Phụ nữ đã phối hợp với Phòng Nông nghiệp, Trạm Khuyến nông tổ chức 1.870 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kĩ thuật về sản xuất lúa, ngô, trồng chè, trồng chuối tiêu hồng, nhãn Hƣng Yên chín muộn, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi ong...cho 89.709 hội viên phụ nữ. Các cấp Hội duy trì 130 tổ hợp tác/nhóm sở thích với 9 loại mô hình hoạt động: Nhóm chăn nuôi lợn nái, lợn thịt, nuôi dê, nuôi gà, trồng nấm, nuôi ong, trồng lúa, chè, tổ nhóm tín dụng...thu hút 2.324 hội viên tham gia. Trong 2 năm (2011 – 2012), các cấp Hội Phụ nữ đã giúp cho 3.481 hộ nghèo do phụ nữ làm chủ đƣợc thoát nghèo; vận động 66.867 chị em có điều kiện giúp 22.695 hội viên có hoàn cảnh khó khăn vay tiền không tính lãi hoặc lãi suất thấp; giúp đỡ 6.187 ngày công lao động, 129 con giống, 17.940 kg gạo...trị giá gần 15 tỉ đồng và hƣớng dẫn chị em kiến thức kinh doanh để phát triển kinh tế gia đình.

Các cấp Hội tích cực tổ chức các hoạt động đào tạo nghề, giới thiệu việc làm. Trong 2 năm (2011 – 2012), các cấp Hội Phụ nữ đã phối hợp tổ chức đào tạo 2.499 lao động nữ; tƣ vấn nghề (nghề giúp việc gia đình, nghề nông...) cho 19.323 lao động; giới thiệu 813 lao động nữ làm việc tại Công ty may

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Pampo (Hàn Quốc), Công ty may TNG; tổ chức 52 lớp đào tạo nghề ngắn hạn cho 1.560 học viên. Trung tâm dạy nghề 20/10 Phụ nữ Thái Nguyên tổ chức 17 lớp đào tạo nghề thƣờng xuyên cho 679 học viên, tƣ vấn nghề cho 8.119 lƣợt ngƣời, trong đó có 6.342 lao động nữ.

Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tiếp tục thực hiện mô hình Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo tại xã Phú Tiến huyện Định Hóa. Đến tháng 11/2012, Quỹ đã đƣợc triển khai đến 92 thành viên với tổng số tiền vốn giải ngân là 481.500.000 đồng. Triển khai thành lập mới mô hình: Tiết kiệm và cho vay tại thôn (VSLAs) thuộc 8 xã của huyện Định Hoá với 18 nhóm tiết kiệm; số tiền huy động đƣợc trên 60 triệu đồng cho 150 thành viên vay để phát triển kinh tế. Hội Nữ doanh nhân tỉnh tổ chức 5 lớp tập huấn kĩ năng thƣơng thuyết đàm phán trong kinh doanh, nhận thức mới trong hoạt động doanh nghiệp ngày nay và 1 cuộc Hội thảo nghề giám đốc chuyên nghiệp cho 150 lƣợt nữ doanh nhân tham gia.

Hội Liên hiệp Phụ nữ các huyện/thành/thị đã tổ chức tập huấn kiến thức về phát triển kinh doanh cho 4.859 nữ chủ hộ kinh doanh; hỗ trợ kinh doanh; hỗ trợ cho 1.122 hộ kinh doanh đƣợc vay vốn để phát triển kinh doanh với số tiền 83,5 tỉ đồng; duy trì hoạt động của 4 Câu lạc bộ doanh nghiệp nữ cấp huyện, thành lập mới 4 Câu lạc bộ doanh nhân nữ cấp cơ sở nâng tổng số Câu lạc bộ doanh nghiệp nữ toàn tỉnh lên 34, với 1.315 thành viên.

Thực hiện chỉ đạo của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam về Cuộc vận động xây dựng và sửa chữa nhà mái ấm tình thƣơng, trong năm 2012, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã tổ chức phát động công trình thi đua đặc biệt hƣớng về phụ nữ và trẻ em nghèo. Trong 2 năm (2011 – 2012), các cấp Hội Phụ nữ trong toàn tỉnh đã hỗ trợ xây dựng 92 nhà Mái ấm tình thương trị giá

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

4.392.000.000đ, tặng 330 suất học bổng, 126 bộ quần áo đồng phục cho học sinh nghèo có hoàn cảnh khó khăn.

Bên cạnh các hoạt động truyền thông, Hội rất quan tâm đến xây dựng các mô hình câu lạc bộ. Để mô hình câu lạc bộ thực sự có hiệu quả, Hội LHPN tỉnh Thái Nguyên cử các đồng chí lãnh đạo đi thăm và học tập mô hình nông thôn mới tại Làng mới (Hàn Quốc), tại tỉnh Thái Bình, tỉnh Bắc Giang.

Trong quá trình thực hiện triển khai Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng (khoá X) về "Nông nghiệp, nông dân, nông thôn", Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã chỉ đạo các cấp Hội chú trọng xây dựng mô hình "Chi hội phụ nữ nòng cốt tham gia xây dựng nông thôn mới ", tiếp tục củng cố và thành lập mới Câu lạc bộ "Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch". Tại 35 xã điểm xây dựng nông thôn mới, Hội đã tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng để xây dựng mô hình điểm "Chi hội phụ nữ nòng cốt tham gia

xây dựng nông thôn mới". Tính đến ngày 31/10/2012, tại 35/35 xã điểm đã

thành lập 116 "Chi hội nòng cốt tham gia xây dựng nông thôn mới" với 5.520 thành viên (vƣợt 46 chi hội so với kế hoạch).

Toàn tỉnh đã xây dựng và duy trì hoạt động của 507 Câu lạc bộ "Xây dựng

Một phần của tài liệu hội liên hiệp phụ nữ tỉnh thái nguyên với cuộc vận động xây dựng nông thôn mới (2008-2012) (Trang 61 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)