Phân tích doanh số cho vay theo ngành kinh tế.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện vị thủy (Trang 29 - 31)

Góp phần thực hiện chương trình mục tiêu phát triển kinh tế xã hội cùng với định hướng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng cấp trên và tình hình thực tế của địa phương. Chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Huyện Vị Thủy đã mở rộng đầu tư tín dụng đến tận các xã vùng sâu vùng xa chuyển dịch đầu tư mở rộng đối tượng tín dụng, cơ cấu đầu tư được từng bước xác định trên cơ sở chuyển dịch theo cơ cấu kinh tế của Huyện nhà. Cơ cấu vốn vay của các ngành được thể hiện cụ thể qua bảng số liệu dưới đây:

Bảng 5: Doanh số cho vay theo ngành kinh tế qua 3 năm 2009 – 2011.

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 ST ST ST ST % ST % Thương mại – Dịch vụ 9.700 14.230 20.962 4.530 46,70 6.732 47,31 Nông - lâm - ngư 220.882 350.483 418.973 129.601 58,67 68.490 19,54 Ngành khác 17.518 19.817 21.134 2.299 13,12 1.317 6,65 Tổng cộng 248.100 384.530 461.069 136.430 54,99 76.539 19,90

(Nguồn: Phòng Kế toán – Ngân quỹ)

* Ngành Nông - lâm - ngư.

Hoạt động trên một huyện có diện tích nông nghiệp chiếm trên 75% và có hơn 70% hộ dân sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp, do vậy ngành Nông - lâm - ngư nghiệp là lĩnh vực phục vụ chủ yếu và Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Huyện Vị Thủy cũng đã tập trung cho vay chủ yếu vào ngành này như cho vay trồng trọt, nuôi cá, chăn nuôi, mua máy móc nông nghiệp… Từ đó, làm cho doanh số cho vay vào đối tượng này luôn chiếm tỷ trọng cao ( hơn 85%) trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng. Năm 2009 doanh số cho vay ngành Nông - lâm - ngư nghiệp là 220.882 triệu đồng , năm 2010 là 350.483 triệu đồng tăng 129.601 triệu đồng tương

ứng tăng 58,67% so với năm 2009, đến năm 2011 với tốc độ tăng thấp hơn, chỉ với 19,54% doanh số cho vay ngành nông này và tăng thêm 68.490 triệu đồng đạt số tiền là 418.973 triệu đồng.

Doanh số cho vay ngành Nông – lâm – ngư nghiệp trong thời gian qua đã tăng lên, đó là do:

- Ngân hàng đã bố trí cán bộ tín dụng xuống phụ trách ở xã để giúp bà con nông dân có điều kiện tiếp xúc với các dịch vụ vay vốn Ngân hàng, điều này đã làm cho số hộ nông dân đến giao dịch với Ngân hàng ngày càng nhiều.

- Đa số nông dân sống chủ yếu dựa vào cây lúa, chăn nuôi heo và nuôi cá ít có nguồn thu khác, mọi khoản chi tiêu trong gia đình đều dựa vào nguồn thu nhập này nên mỗi khi sản xuất gặp rủi ro như gặp thiên tai hay mất giá bà con đều thiếu vốn tái sản xuất nên phải nhờ Ngân hàng.

Tuy nhiên, nếu xét về số tiền thì số tiền luôn tăng cao qua các năm nhưng xét về tỷ trọng thì doanh số cho vay ngành Nông – lâm ngư nghiệp vẩn tương đối cân bằng qua các năm, năm 2009 chiếm 8 9 , 0 2 %, năm 2010 chiếm 91,15% và năm 2011 chỉ chiếm 90,87% doanh số cho vay. Điều này đã chứng tỏ những năm gần đây Ngân hàng vẫn tiếp tục duy trì tăng cho vay ngành này và tập trung nhiều vào cho vay phục vụ vào các ngành như thương mại dịch vụ, cơ sở hạ tầng theo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Huyện nhà.

* Ngành Thương mại – Dịch vụ.

Thương mại – dịch vụ là ngành chiếm tỷ trọng không cao trong tổng doanh số cho vay (khoản 4%). Cụ thể như, năm 2009 cho vay ngành này với số tiền là 9.700 triệu đồng, năm 2010 số tiền ngành này tăng lên 14.230 triệu đồng ( tăng 4.530 triệu đồng tương ứng 46,70%). Đến năm 2011 số tiền tiếp tục tăng lên 20.962 triệu đồng ( tăng 6.732 triệu đồng tương ứng 47,31% so với năm 2010). Ta có thể giải thích nguyên nhân doanh số ngành này tăng lên như sau:

- Do Huyện đầu tư phát triển chợ, tiếp tục nâng cấp, sữa chữa và đưa vào sử dụng đáp ứng nhu cầu sinh hoạt trao đổi hàng hóa của người dân trong và ngoài Huyện tốt hơn, góp phần quan trọng trong việc thay đổi bộ mặt nông thôn.

- Do ảnh hưởng của việc đầu tư chủ yếu là những hộ sống ở Thị Trấn Nàng Mau Huyện Vị Thủy, vùng ven thị trấn... đầu tư sản xuất tiểu thủ công nghiệp, cơ sở hoạt động kinh doanh, quán xá, cửa hàng… mọc lên, dẫn đến hoạt độn g thương mại dịch

vụ phát triển cao. Vì vậy mà Ngân hàng đã mở rộng đầu tư cho lĩnh vực này ngày càng cao.

* Ngành khác.

Ngoài những ngành nghề chủ yếu nêu trên thì Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Huyện Vị Thủy còn cho vay tiêu dùng, phục vụ nhu cầu đời sống cá nhân, và cho vay cán bộ công nhân viên chức cải thiện đời sống như cho vay mua sắm thiết bị, đồ dùng trong gia đình, cho vay xuất khẩu lao động…

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện vị thủy (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w