2. Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn của NHN0 & PTNT Chi nhánh huyện
2.2.1 Phân tích doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế tại NHN
tại NHN0 & PTNT Chi nhánh huyện Tam Bình qua 3 năm ( 2009 – 2011 ).
Do bản chất của NH thương mại là “đi vay để cho vay”, nguồn vốn của NH chủ yếu là vốn huy động từ KH, để nguồn vốn không bị ứ động NH phải thực hiện tốt các công tác cho vay để đảm bảo khả năng thanh khoản của NH . Sự tăng trưởng của DSCV thể hiện công tác tín dụng sử dụng vốn có hữu hiệu hay không? Trước hết ta cùng xem chỉ tiêu này qua hoạt động cho vay đối với các thành phần kinh tế tại huyện Tam Bình:
GVH: Ths. TRỊNH GIÁNG HƯƠNG
BẢNG 2.2.1: DOANH SỐ CHO VAY NGẮN HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ TẠI NHNo & PTNT CHI NHÁNH HUYỆN TAM BÌNH QUA 3 NĂM ( 2009 - 2011)
ĐVT: TRIỆU ĐỒNG,% CHỈ TIÊU NĂM CHÊNH LỆCH 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 SỐ
TIỀN % TIỀNSỐ % TIỀNSỐ % TIỀN SỐ % TIỀNSỐ %
Hộ GĐ - CN 353.805 94,10% 415.036 95,06% 478.686 91,77% 61.230 17,31% 63.650 15,34%
DNTN 19.956 5,31% 19.121 4,38% 36.825 7,06% -834 -4,18% 17.703 92,58%
Công ty cổ phần 1.927 0,51% 1.267 0,29% 0 0,00% -660 -34,24% -1.267 -100,00%
Công ty TNHH 311 0,08% 1.197 0,27% 6.105 1,17% 887 285,44% 4.907 409,87%
Tổng cộng 375.998 100,00% 436.621 100,00% 521.615 100,00% 60.623 16,12% 84.994 19,47%
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT huyện Tam Bình
Qua biểu bảng cho thấy, NHNo & PTNT Chi nhánh huyện Tam Bình có phạm vi cho vay rất đa dạng, nó được phổ biến với mọi tầng lớp mọi loại hình hoạt động, vì vậy DSCV của NH trong 3 năm tăng liên tục.
Năm 2009 tỷ trọng cho vay đối với hộ gia đình – cá nhân và doanh nghiệp tư nhân chiếm hơn 97% trong tổng DSCV vay ngắn hạn của NH, vì đây là những KH truyền thống và hoạt động có hiệu quả với số lượng hoạt động rộng lớn. Bên cạnh đó, NH chủ yếu là phục vụ nhu cầu vốn tạm thời thiếu hụt cho nông dân, trong năm 2009 Nhà nước có chính khuyến khích khôi phục SXKD nên lãi suất phần nào cũng ưu đãi hơn so với các NH khác trên địa bàn, làm cho DSCV ngắn hạn của 2 loại KH này không ngừng tăng qua các năm. Còn các thành phần còn lại vẫn được gia tăng qua các năm nhưng qui mô vừa và nhỏ nên lượng vốn cung ứng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ. Sang năm 2010, thị phần cho vay có sự dịch chuyển nhưng nhìn chung vẫn được gia tăng, cụ thể là 60.623 triệu đồng trong đó hộ gia đình – cá nhân tăng 61.230 triệu đồng tương đương 17,32% so với năm 2009. Đạt được kết quả như vậy là do trong năm 2010 người dân có nhu cầu tái sản xuất cao và hưởng ứng chính sách của chính phủ và điều kiện tự nhiên cũng khá ổn định. Mặc khác, người dân được sự hướng dẫn nhiệt tình của cán bộ kỹ thuật nên họ đã không ngừng mở rộng qui mô sản xuất của mình, hiểu được điều này NH đã nắm bắt cơ hội phát triển thị phần cho vay của mình đẩy DSCV tăng lên. Chỉ tiêu này tiếp tục tăng lên vào năm 2011 với 521.615 triệu đồng tăng 19,47% so với năm 2010. Ta biết trong năm 2011 tình hình kinh tế của nước ta gặp nhiều khó khăn làm cho qui mô sản xuất của người dân và các doanh nghiệp phần nào bị thu hẹp, mặc khác do ảnh hưởng của tình hình lạm phát làm cho lãi suất của NH tăng lên khá cao và các biện pháp khắc phục của Nhà nước đưa xuống ức chế khả năng hoạt động của NH nên DSCV trong năm cũng có nhiều biến động. Cụ thể là công ty cổ phần không có nhu cầu vay vốn, hộ gia đình – cá nhân, mặc dù doanh số vẫn gia tăng nhưng NH rất khó khăn khi phải tuân thủ các quy định và chỉ thị của NH cấp trên, phải xem xét kỹ các nhu cầu vốn của họ để tránh gặp rủi ro.
GVH: Ths. TRỊNH GIÁNG HƯƠNG
2.2.2 Phân tích DSCV ngắn hạn theo ngành kinh tế tại NHN0 & PTNT Chi nhánh huyện Tam Bình qua 3 năm ( 2009 – 2011 ).
Trong những năm qua NHNo & PTNT Chi nhánh huyện Tam Bình không ngừng mở rộng quan hệ và có các chính sách phù hợp với nhu cầu sản xuất: mức lãi suất hợp lý, giải quyết kịp thời nhu cầu vốn cho các hộ SXKD, doanh nghiệp vừa và nhỏ…. nên nhu cầu vay vốn ngắn hạn của KH rất cao đã làm cho DSCV ngắn hạn của NH luôn tăng cao. Đặc biệt huyện Tam Bình là nơi có nhiều điều kiện thuận lợi: đất đai phì nhiêu – màu mỡ, khí hậu ôn hòa thích hợp cho trồng trọt – chăn nuôi…nên có rất nhiều mô hình kinh tế được phát triển và để phản ánh rõ hơn các mô hình này được NH chú trọng như thế nào ta cùng nhìn qua bảng 2.2.2 dưới đây:
22 Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT huyện Tam Bình
BẢNG 2.2.2: DOANH SỐ CHO VAY THEO NGÀNH KINH TẾ TẠI NHNo & PTNT CHI NHÁNH HUYỆN TAM BÌNH QUA 3 NĂM (2009 - 2011) ĐVT: TRIỆU ĐỒNG, % CHỈ TIÊU NĂM CHÊNH LỆCH 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 SỐ
TIỀN % TIỀNSỐ % TIỀNSỐ % TIỀNSỐ % TIỀNSỐ %
Ngành nông nghiệp 221.421 58,89% 266.697 61,08% 323.405 62,00% 45.276 20,45% 56.708 21,26% Ngành xây dựng 13.852 3,68% 19.500 4,47% 23.994 4,60% 5.648 2,55% 4.494 1,69% Sản xuất và chế biến 1.941 0,52% 2.461 0,56% 2.782 0,53% 520 0,23% 320 0,12% Thương mại - dịch vụ 98.771 26,27% 114.901 26,32% 136.798 26,23% 16.130 7,28% 21.897 8,21% Ngành khác 40.013 10,64% 33.062 7,57% 34.636 6,64% -6.951 -3,14% 1.574 0,59% Tổng cộng 375.998 100,00% 436.621 100,00% 521.615 100,00% 60.623 27,38% 84.994 31,87%
(Nguồn: Phòng Tín dụng tại NHNo & PTNT Chi nhánh huyện Tam Bình)
Qua bảng số liệu ta thấy, DSCV của NH từ năm 2009 – 2011 có nhiều chuyển biến, đối tượng cho vay thông thoáng hơn, không có sự phân biệt địa bàn mà chỉ tập trung vào các ngành nghề - lĩnh vực kinh doanh có khả năng phát triển.
Năm 2009 tỷ trọng cho vay đối với các ngành tương đối cao 375.998 triệu đồng, trong đó ngành No luôn giữ vai trò chủ đạo khoản 60% so với tổng DSCV của các ngành còn lại. Sang năm 2010, nhu cầu cung ứng vốn của ngành No là 20,45% và năm 2011 tăng 21,26% so với năm 2010. Do đây là thế mạnh của huyện với 90% dân số sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp, điều kiện tự nhiên rất thuận lợi đồng thời kỹ thuật canh tác của người dân ngày càng được nâng cao và được sự hỗ trợ phương pháp kỹ thuật từ chính quyền địa phương.
Bên cạnh sự tăng trưởng của DSCV trong ngành No thì thương mại – dịch vụ cũng bắt đầu phát triển tại Tam Bình, cụ thể vào năm 2009 là 98.771 triệu đồng chiếm khoảng 26,27%. Sang năm 2010, doanh số của ngành này tăng 16.130 triệu đồng so với năm 2009 và năm 2011 tăng 8,21% so với năm vừa qua. Nguyên nhân của sự tăng trưởng này là do khi nền kinh tế phát triển, thu nhập của người dân trong huyện khá cao nên họ không còn phải đối diện với cảnh lo cơm ăn, áo mặc nữa mà nhu cầu mua sắm – tiêu dùng, làm đẹp, du lịch giải trí của người dân cũng được nâng cao. Nắm bắt được cơ hội này hàng loạt cửa hàng – doanh nghiệp thành lập vì thế nhu cầu vốn đối với ngành này cũng tăng cao đồng nghĩa DSCV của NH cũng tăng. Song song đó, sự phát triển của ngành sản xuất – chế biến, mặc dù tỷ trọng của ngành này tăng không được cao cụ thể năm 2009 là 1.941 triệu đồng, năm 2010 tăng 0,56% so với năm 2009 và năm 2011 tăng 0,53% nhưng đã đánh dấu được sự ổn định đầu ra cho người dân, chính sự xuất hiện của các doanh nghiệp này một phần đã tạo thêm thu nhập cho người dân, họ không còn phải bán sản phẩm thô sơ hoặc tìm đầu mối khó khăn như các năm trước nữa.
Hòa với sự phát triển của các ngành trên thì ngành xây dựng và các ngành khác lại tăng – giảm không ổn định qua 3 năm. Nguyên nhân là do
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT huyện Tam Bình
các ngành này có sự nhạy cảm cao, mà trong 3 năm đó tình hình kinh tế không mấy khả quan đặc biệt năm 2010 bất động sản bị đóng băng, giá cả vật tư – xây dựng tăng cao nên người dân không mặn mà gì khi đầu tư vào ngành này.
Tóm lại, DSCV ngắn hạn của NH qua 3 năm có sự biến đổi rõ rệt. NH đã thực hiện ngày càng tốt vai trò của mình trong việc phục vụ cho vay phát triển NN và nông thôn, mạng lưới NH càng lớn mạnh và tiếp cận đến bà con nông dân. Mặc dù, DSCV của NH có sự tăng trưởng và đối tượng cho vay cũng đa dạng hơn nhưng tỷ lệ này vẫn còn nhiều chênh lệch và NN vẫn chiếm tỷ lệ cao. Trong thời gian tới NH sẽ cố gắng phân phối điều nguồn vốn này đến với các ngành.
2.3 Phân tích DSTN ngắn hạn tại NHN0 & PTNT Chi nhánh huyện Tam Bình qua 3 năm (2009 – 2011)
Nếu DSCV phản ánh quy mô tín dụng của NH thì DSTN là một trong chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả HĐTD của NH. Từ đó, NH có thể luân chuyển nguồn vốn của mình một cách dễ dàng và linh hoạt để thực hiện hợp đồng cho vay mới, chủ động trong vấn đề thanh khoản. Vì vậy công tác thu hồi nợ (đúng hạn và đầy đủ) được NH đặt lên hàng đầu, bởi một NH muốn hoạt động tốt không phải chỉ nâng cao DSCV mà còn chú trọng công tác thu nợ làm sao để đảm bảo đồng vốn bỏ ra và thu hồi nhanh chóng, tránh thất thoát và có hiệu quả. Cụ thể ta đi phân tích tình hình thu nợ của NHNo & PTNT Chi nhánh huyện Tam Bình qua bảng số liệu sau:
2.3.1 Phân tích DSTN ngắn hạn theo thành phần kinh tế tại NHN0 &
PTNT Chi nhánh huyện Tam Bình qua 3 năm (2009 – 2011).
GVH: Ths. TRỊNH GIÁNG HƯƠNG
BẢNG 2.3.1: DOANH SỐ THU NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP TAM BÌNH QUA 3 NĂM ( 2009 - 2011) ĐVT: TRIỆU ĐỒNG, % CHỈ TIÊU NĂM CHÊNH LỆCH 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 SXKDỐ
TIỀN % TIỀNSỐ % SXKDỐTIỀN % TIỀNSỐ % TIỀNSỐ %
HĐTDộ GĐ - CN 356.619 96,11% 384.689 95,41% 459.591 92,67% 28.070 7,87% 74.902 19,47% DNTN 13.743 3,70% 16.561 4,11% 31.657 6,38% 2.818 20,50% 15.096 91,16% HĐTDợp tác xã 264 0,07% 0 0,00% 0 0,00% -264 -100,00% 0 0,00% Công ty cổ phần 269 0,07% 1.416 0,35% 782 0,16% 1.147 425,58% -633 -44,74% Công ty TNHH 176 0,05% 534 0,13% 3.908 0,79% 358 203,52% 3.373 631,16% Tổng cộng 371.072 100,00% 403.200 100,00% 495.938 100,00% 32.128 8,66% 92.738 23,00%
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT huyện Tam Bình
Qua bảng số liệu trên, tình hình thu nợ theo thành phần kinh tế của NH đạt nhiều thành quả. Trong năm 2009, tỷ lệ cho vay đối với hộ gia đình – cá nhân rất cao thì ở đây tỷ lệ thu nợ cũng được NH thực hiện rất tốt khoảng 356.619 triệu đồng, đến năm 2010 doanh số này tăng 28.070 triệu đồng so với năm 2009 và năm 2011 là 459.591 triệu đồng tăng 19,47% so với năm 2010. Kết quả thu hồi nợ được khả quan, một phần là do các cán bộ tín dụng đã thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn để tránh người vay sử dụng không đúng mục đích vay và luôn giám sát chu trình kinh doanh của KH để kịp thời cung ứng vốn khi KH có nhu cầu mở rộng hoặc bị ảnh hưởng do sự bất ổn của nền kinh tế, chính sự ý thức trách nhiệm của mình đã giúp NH hoàn thành tốt việc thu hồi các món vay. Mặc khác là do địa bàn huyện Tam Bình chủ yếu sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp nên phần lớn là hộ gia đình – cá nhân, tự trau dồi sản xuất, phát triển qui mô kinh doanh của mình. Trong những năm qua, tình hình kinh tế không được thuận lợi đã làm cho người vay gặp nhiều khó khăn trong việc hoàn trả nợ cho NH, đặc biệt trong năm 2011 là năm lạm phát trong nước tăng cao làm lãi suất của NH cũng tăng vượt bậc và hàng loạt doanh nghiệp đứng bên bờ vực phá sản nhưng KH vẫn tranh thủ tất nợ cho NH khi đáo hạn để duy trì quan hệ đã từ lâu gắn bó với NH. Và một lý do khách quan là ý thức trả nợ của KH. Song song với kết quả đạt được như trên thì việc thu hồi nợ đối với doanh nghiệp tư nhân và các thành phần khác cũng đạt thành tích khá cao qua 3 năm 2009 – 2010 – 2011.
Nhìn chung tình hình thu nợ ngắn hạn đối với các thành phần kinh tế có xu hướng tăng liên tục qua 3 năm ( 2009 – 2011 ), sự tăng trưởng này tương ứng với tình hình cho vay ngắn hạn của NH. Điều này cho thấy, HĐTD của NH có chuyển biến theo hướng tích cực, có thể đánh giá phần nào công tác lựa chọn KH cũng như việc theo dõi sử dụng vốn vay và động viên để KH trả nợ cho NH đúng hạn.
GVH: Ths. TRỊNH GIÁNG HƯƠNG
2.3.2. Phân tích DSTN ngắn hạn theo ngành kinh tế tại NHN0 & PTNT Chi nhánh huyện Tam Bình qua 3 năm ( 2009 – 2011 ).
Phân tích DSTN ngắn hạn theo ngành kinh tế giúp ta có cái nhìn tổng quát về tình hình thu nợ ngắn hạn theo từng ngành cụ thể, so sánh với DSCV theo ngành tương ứng. Qua đó ta có thể đánh giá được tình hình thu nợ theo từng ngành trong 3 năm (2009 – 2011) của NH đã tốt hay chưa, ngành nào cần tiếp tục duy trì và ngành nào cần đẩy mạnh nhanh hơn nữa công tác thu nợ trong thời gian tới. Bên cạnh đó, phân tích DSTN ngắn hạn theo ngành phần nào giúp NH đề ra chính sách cấp tín dụng hợp lý.
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT huyện Tam Bình
BẢNG 2.3.2: DOANH SỐ THU NỢ NGẮN HẠN THEO NGÀNH KINH TẾ TẠI NHNo & PTNT CHI NHÁNH HUYỆN TAM BÌNH QUA 3 NĂM (2009 - 2011)
ĐVT: TRIỆU ĐỒNG, % CHỈ TIÊU NĂM CHÊNH LỆCH 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 SỐ
TIỀN % TIỀNSỐ % TIỀNSỐ % SỐ TIỀN % SỐ TIỀN %
Ngành nông nghiệp 218.877 58,98% 284.425 70,54% 304.362 61,37% 65.548 29,95% 19.937 7,01% Ngành xây dựng 8.844 2,38% 39.367 9,76% 24.080 4,86% 30.523 345,14% -15.287 -38,83% Sản xuất và chế biến 1.145 0,31% 2.449 0,61% 2.495 0,50% 1.304 113,97% 46 1,87% Thương mại - dịch vụ 95.476 25,73% 65.795 16,32% 130.150 26,24% -29.682 -31,09% 64.356 97,81% Ngành khác 46.731 12,59% 11.165 2,77% 34.851 7,03% -35.566 -76,11% 23.686 212,15% Tổng cộng 371.072 100,00% 403.200 100,00% 495.938 100,00% 32.128 8,66% 92.738 23,00%
(Nguồn: Phòng Tín dụng tại NHNo & PTNT Chi nhánh huyện Tam Bình)
Qua biểu đồ 2.3.2 cho thấy, tình hình thu nợ theo ngành tại NHNo & PTNT Chi nhánh huyện Tam Bình có sự tăng giảm không ổn định. Vào năm 2009 tỷ trọng thu hồi nợ của ngành No rất cao khoảng 58,98% trên tổng DSTN ngắn hạn và thương mại – dịch vụ, ngành khác cũng không kém.
Sang năm 2010, mặc dù DSTN tăng 8,66% so với năm 2009 nhưng tỷ trọng của ngành No vẫn là ngành được thu hồi nhiều nhất chiếm khoảng 284.425 triệu đồng trong khi tổng doanh số là 403.200 triệu đồng . Đạt được tỷ lệ như vậy vì, trong năm 2010 người dân sản xuất trúng mùa và trúng giá nên đã phần nào giải quyết được khoản nợ với lãi suất khá cao và trả gốc đúng hạn cho NH. Bên cạnh đó phải nói đến ngành xây dựng tăng lên đáng kể với 345,14% so với năm 2009, nguyên nhân của sự tăng này là do người dân làm ăn có hiệu quả, thu nhập cũng được nâng cao, phần khác giá cả vật tư trong năm cũng thấp hơn nhiều so với năm 2009 nên chi phí người dân bỏ ra cũng thấp chính vì điều này giúp người vay dễ dàng hoàn tất các khoản vay đúng kỳ hạn. Cùng với các kết quả đã đạt được ở trên thì NH rất lo ngại với kết quả tổng kết được của các ngành còn lại: thương mại – dịch vụ, ngành khác…thu hồi không được rất nhiều vì các doanh nghiệp