1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
1.1.1 Giới thiệu về NHN0 & PTNT Chi nhánh huyện Tam Bình
NHNo & PTNT Chi nhánh huyện Tam Bình là NH cấp 2 trực thuộc NHNo & PTNT tỉnh Vĩnh Long, được thành lập theo quyết định 400CP ngày 14/11/1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Lúc đầu lấy tên là NHNo & PTNT Tam Bình vào tháng 3/1991 đến 1/1997 được đổi tên là NHNo & PTNT huyện Tam Bình.
NHN0 & PTNT huyện Tam Bình có trách nhiệm quản lý và điều hành các Chi nhánh cấp 3 và các phòng giao dịch. NH đã đáp ứng nhu cầu cần vốn để phát triển mô hình hoạt động SXKD vừa và nhỏ, đồng thời giúp cho việc quản lý được dễ dàng, hiệu quả hơn. Từ đó NHN0 & PTNT huyện Tam Bình được thành lập.
NHN0 & PTNT huyện Tam Bình được tách ra từ NHN0 & PTNT tỉnh Vĩnh Long với tư cách là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động trên thị trường tiền tệ tín dụng. Hoạt động chính của NH là tập trung mở rộng cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp, huy động tiền gửi từ phía KH (khách hàng).
NHN0 & PTNT huyện Tam Bình với phương châm: ở đâu có thị trường, KH thiếu vốn SXKD thì ở đó có NHN0 & PTNT hình thành nhằm mục đích đem lại sự phát triển kinh tế cho tỉnh nhà.
NHN0 & PTNT huyện Tam Bình có trụ sở chính tại khóm 2, thị trấn Tam Bình và NH đã mở thêm 4 phòng giao dịch tại khu vực các xã Cái Ngang, Hòa Hiệp, Song Phú, Bình Ninh để tạo điều kiện thuận lợi cho KH đến giao dịch với NH thuận tiện hơn.
Trong thời gian qua, NH đã tập trung khai thác các nguồn vốn nhàn rỗi trên địa bàn để tăng cường quỹ cho vay, giúp người nông dân có vốn để sản xuất, khuyến khích tăng năng suất, đa dạng hóa cây trồng vật nuôi góp phần vào việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế trên địa bàn, từng bước nâng cao đời sống nhân dân địa phương.
NH đã hoạt động hơn 30 năm bằng sự nỗ lực hết mình của các cấp lãnh đạo, cán bộ công nhân viên. Đặc biệt là đội ngũ cán bộ tín dụng đã không ngừng đưa NH ngày một đi lên tầm cao mới, qua đó khẳng định vai trò quan trọng trong toàn bộ hệ thống NH xứng đáng là niềm tin đáng tin cậy cho những người dân thuộc huyện Tam Bình.
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT huyện Tam Bình
1.1.2 Sơ đồ tổ chức
HÌNH 1: CƠ CẤU TỔ CHỨC NHNo & PTNT HUYỆN TAM BÌNH
Chức năng của các phòng ban:
Ban giám đốc: là người trực tiếp quản lý các phòng ban nghiệp vụ, có chức năng điều hành các hoạt động tổ chức kinh doanh theo quyền hạn, là người quyết định và chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc và pháp luật về mọi hoạt động của Chi nhánh. Thực hiện những công việc có liên quan như:
Quyết định cho vay hay không cho vay đối với KH và phải chịu trách nhiệm về quyết định của Phòng Tín dụng trình lên.
Chỉ đạo điều hành, quyết định các biện pháp xử lý thu nợ, cho gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn, chuyển NQH, thực hiện các chế tài tín dụng khác đối với KH khi vi phạm hợp đồng tín dụng.
Hoạch định chiến lược kinh doanh
Có trách nhiệm trong những vấn đề về công tác tổ chức cán bộ: lập hồi đồng khen thưởng cho nhân viên có thành tích, kỷ luật nhân viên….
Phó giám đốc:
Trực tiếp chỉ đạo các phòng ban.
Điều hành, quản lý toàn bộ hoạt động của NH, Phòng Tín dụng, Phòng Kế toán…
Quản lý nhân viên toàn Chi nhánh.
Có quyền quyết định một số vấn đề quyết định trong NH.
Phòng Kế toán – ngân quỹ
GVH: Ths. TRỊNH GIÁNG HƯƠNG 10 PHÒNG KẾ TOÁN – NGÂN QUỸ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PGD CÁI NGANG BÌNH PGD NINH PGD SONG PHÚ PGD HÒA HIỆP PHÓ GIÁM ĐỐC
Phòng Kế toán: trực tiếp hoạch toán kế toán, thống kê, nghiệp vụ, hoạch toán theo quy định của NH Việt Nam, hoạch toán sửa chữa khấu hao, thanh toán cho KH có nhu cầu chi trả, mở tài khoản cá nhân và đơn vị.
Ngân quỹ: thực hiện các khoản nộp ngân sách theo quy định của nhà nước, quản lý an toàn kho quỹ và thực hiện các quy định, quy chế và thực hiện thu phát vận chuyển tiền
Các phòng giao dịch thực hiện chức năng như 1 Chi nhánh NHN0 cấp 2.
1.1.3 Những nghiệp vụ của Ngân hàng:
Cho vay đến các thành phần kinh tế.
Huy động vốn.
Nhận tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và không kỳ hạn.
Nhận làm dịch vụ ủy thác chi trả kiều hối cho các cá nhân – tổ chức trong và ngoài nước.
Dịch vụ nhận mở tài khoản của doanh nghiệp tư nhân…
1.2 Đánh giá sơ lược kết quả kinh doanh của NHN0 & PTNT Chi nhánh huyện Tam Bình – Vĩnh Long.
1.2.1 Tổng doanh thu, chi phí, lợi nhuận
Trong kinh doanh tiền tệ, các NH thương mại một mặt phải thỏa mãn những yêu cầu về LN do NH đặt ra, một mặt họ phải đối phó với những quy định chính sách của NH Nhà nước về tiền tệ…Các NH luôn đặt vấn đề làm thế nào đạt được LN cao nhất với mức độ rủi ro thấp nhất mà vẫn đảm bảo chấp hành đúng những quy định của NH Nhà nước và thực hiện được kế hoạch kinh doanh của NH mình. Đây cũng là chính sách hàng đầu của NHN0 & PTNT Chi nhánh huyện Tam Bình – Vĩnh Long, và được thể hiện cụ thể qua bảng sau:
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT huyện Tam Bình
BẢNG 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHN0 & PTNT CHI NHÁNH HUYỆN TAM BÌNH QUA 3 NĂM ( 2009 – 2011)
ĐVT: Triệu đồng, % CHỈ TIÊU NĂM CHÊNH LỆCH 2010/2009 2011/2010 2009 2010 2011 SỐ TIỀN % SỐ TIỀN % TỔNG DOANH THU 47.810 55.087 77.531 7.277 15,22% 22.444 40,74% TỔNG CHI PHÍ 38.483 48.538 72.267 10.055 26,13% 23.729 48,89% LỢI NHUẬN 9.327 6.549 5.264 -2.778 -29,78% -1.285 -19,62%
( Nguồn: Phòng Tín dụng tại NHN0 & PTNT Chi nhánh huyện Tam Bình)
Qua bảng trên ta thấy, LN của NH có xu hướng sụt giảm qua các năm, cụ thể năm 2010 giảm 2.778 triệu đồng tức 29,78% sang năm 2011 tiếp tục giảm 1,285 triệu đồng chiếm 19,62% so với năm 2010. Nếu xét về LN giữa các năm đều giảm như thế này là một đều rất đáng lo ngại đối với hoạt động của một NH, nhưng trong tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay mà NH vẫn duy trì được mức LN: 5.264 triệu đồng vào năm 2011 là một thành công rất lớn của NHNo & PTNT nhánh huyện Tam Bình – Vĩnh Long và ta dễ dàng quan sát hơn qua biểu đồ dưới đây:
Mặc dù LN bị sụt giảm qua các năm, nhưng ta thấy NH vẫn cố gắng duy trì một mức LN phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế của từng năm. Điển hình vào năm 2009, NH đạt được mức LN cao nhất là 9.327 triệu đồng so với năm 2010 và 2011, đạt được như vậy là do trong thời gian
qua với chính sách khuyến khích mở rộng SXKD của Nhà nước hay nói đúng hơn là giúp người dân khôi phục lại việc làm ăn sau những thất bại trong việc cá basa bị phá giá và mất mùa mất giá liên tục đối với các thực phẩm chủ yếu của vùng trong năm 2007 – 2008 giúp nguồn vốn hoạt động của Chi nhánh NH không ngừng tăng trưởng. Mặc khác do bản chất của NHNo & PTNT là cho vay phục vụ sản xuất trong lĩnh vực Nông – lâm ngư nghiệp phù hợp với điều kiện sản xuất tại huyện Tam Bình. Với hơn 90% dân số làm nông trên đại bàn, NH đã kịp thời cung ứng vốn góp phần gia tăng thu nhập của người dân cũng như giảm thiểu rủi ro và cải thiện thu nhập cho NH trong năm 2009 với 47.810 triệu đồng, chính việc hỗ trợ vốn kịp thời đã giúp người dân có thu nhập và có thể đảm bảo hoàn tất các khoản nợ trong những năm qua cho NH.
Ta thấy, năm 2010 thu nhập của NH là 55.087 triệu đồng cao hơn 15,22% so với năm 2009 và sang năm 2011 thu nhập tiếp tục tăng lên là 77.531 triệu đồng gấp 40,74% so với năm 2010. Tốc độ thu nhập tăng nhanh là do thu nhập từ HĐTD từ hai nguồn thu lãi tiền gửi và lãi cho vay trong 2 năm 2010 – 2011 không ngừng tăng trưởng từ 38.039 triệu đồng vào năm 2009 lên đến 51.991 triệu đồng vào năm 2010 và 71.439 triệu đồng vào năm 2011 do NH đã khắc phục được những hạn chế của năm 2009 và nâng cao đổi mới các nghiệp vụ HĐKD, đa dạng sản phẩm dịch vụ…Bên cạnh sự tăng trưởng của thu nhập thì chí phí của 2 năm cũng không ngừng tăng theo, đặc biệt vào năm 2011 thu nhập của NH tăng cao nhất nhưng LN của NH cũng thấp nhất, nguyên nhân là do chi phí tăng xấp xỉ với thu nhập mà NH kiếm được là 72.267 triệu đồng. Mà điều này là do, nền kinh tế thế giới bất ổn đã kéo theo nền kinh tế trong nước cũng gặp nhiều khó khăn, tình hình lạm phát trong nước cũng đang tăng cao đã làm hàng loạt các doanh nghiệp đứng bên bờ vực phá sản hoặc thị phần thu nhỏ lại đã góp phần ảnh hưởng đến LN của NH. Đồng thời, theo Nghị quyết 11 của Chính phủ đã hạn chế tốc độ tăng trưởng tín dụng của NH phải dưới 20%, lãi suất huy động phải là 14% đã một phần nào làm NH gặp khó khăn hơn trong thời kỳ kinh tế cạnh tranh như ngày nay. NH phải đối đầu với các khoản NQH của các doanh nghiệp đã làm tăng nguy cơ giảm thu nhập, NH tìm cách để huy động được vốn từ người dân trong khi hiện tại họ chẳng mặn mà gì với việc đầu tư này. Mặc khác, để có thể duy trì khả năng thanh khoản NH bắt buộc phải tốn một khoản chi phí lớn để vay vốn trên thị trường liên NH. Với hàng loạt khó khăn trước mắt đã đẩy chi phí của NH tăng vọt: chi phí HĐTD, dịch vụ, chi phí dành cho nhân viên, chi phí dự phòng bảo toàn và bảo hiểm tiền gửi…Điều đó cho thấy, NH phải điều tiết các khoản chi trên sao cho thu nhập tăng với khoản chi phí hợp lý mà vẫn đảm bảo LN cho NH hoạt động và cạnh tranh.
Tóm lại, trong 3 năm qua tình hình kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn nhưng NH vẫn luôn duy trì được LN. Đó chính là nhờ chiến lược kinh doanh đúng đắn của ban lãnh đạo, cùng sự nỗ lực của cán bộ nhân viên đã đưa hoạt động của NH ngày một đi lên, đáp ứng nhu cầu vốn cho nhân
Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT huyện Tam Bình
dân trong huyện, góp phần nâng cao vật chất cho người dân. Đồng thời tạo nguồn thu nhập cho hoạt động của NH.
1.2.2 Mục tiêu và phương hướng hoạt động đến năm 2012 tại
NHN0 & PTNT Chi nhánh huyện Tam Bình
1.2.2.1 Mục tiêu
Trong thời gian sắp tới NH phải tăng về số lượng KH, thu nhập, phúc lợi nhân viên, giá trị thương hiệu cũng như hiệu quả hoạt động, đồng thời giảm tối đa các khiếu nại của KH cũng như các chi phí phát sinh.
1.2.2.2 Phương hướng hoạt động đến năm 2012 tại NHN0 &PTNT Chi nhánh huyện Tam Bình PTNT Chi nhánh huyện Tam Bình
Nâng cao chất lượng tín dụng đồng thời mở rộng thị phần, kiên quyết rút vốn đối với KH làm ăn không hiệu quả.
Thực hiện chiến lược KH như phân loại KH theo nhiều tiêu chí khác nhau.
Áp dụng mức lãi suất và phí phù hợp hỗ trợ giảm chi phí cũng như thời gian cho KH.
Ưu tiên cho vay đối với các KH nông – lâm – ngư nghiệp khi có phương án ( dự án ) khả thi, đồng thời lắng nghe những đóng góp của KH vì điều đó giúp NH có thêm tin tức cũng như nhu cầu cần thiết để có thể đáp ứng một cách tốt nhất và tạo niềm tin cho KH.
Tổ chức các cuộc thi đua, khen thưởng phù hợp với mục tiêu hoạt động của Chi nhánh. Tạo mọi điều kiện để nhân viên hoạt động tốt công việc của mình.