Đánh giá hiệu quả rửa dạ dày bệnh nhân hẹp môn vị

Một phần của tài liệu chăm sóc điều dưỡng trước mổ bệnh nhân ung thư dạ dày tại khoa ngoại tam hiệp bệnh viện k 2011 (Trang 38 - 46)

IV. RỬA DẠ DÀY

4.2.4. Đánh giá hiệu quả rửa dạ dày bệnh nhân hẹp môn vị

Để đánh giá thực tế hiệu quả của việc rửa dạ dày trước mổ, chúng ta cần xem trong mổ khi cắt dạ dày ra trong lòng dạ dày có sạch hay không. Các bệnh nhân hẹp môn vị được rửa dạ dày, chúng tôi tiến hành ghi nhân hiệu quả khi mở dạ dày trong mổ. Kết quả nghiên cứu theo bảng 3.11 và biểu đồ 3.12 cho thấy tỷ lệ dạ dày được rửa sạch khá cao chiếm 67.5%, tỷ lệ còn dịch dạ dày đục chiếm 25.0%. chỉ có 7.5% (3 bệnh nhân) là còn bã thức ăn trong lòng dạ dày. Thực tế trong thực hành lâm sàng thấy có những trường hợp bệnh nhân đã được rửa dạ dày cẩn thận, dịch dạ dày trong nhưng khi mở dạ dày trong mổ vẫn còn thức ăn, là do có bệnh nhân hẹp môn vị thức ăn đọng lâu ngày, bệnh nhân ăn nhiều chất xơ to đọng lại trong dạ dày khi rửa không thể ra ngoài được qua ống sonde dạ dày.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu quy trình săn sóc bệnh nhân ung thư dạ dày không hẹp môn vị và có hẹp môn vị trước mổ tại khoa ngoại Tam Hiệp bệnh viên K chúng tôi rút ra một số kết luận sau.

1. Đặc điểm lâm sàng bệnh nhân

- Tỷ lệ nam cao hơn nữ (nam/nữ 1.7). Nhóm tuổi 50-59 chiếm tỷ lệ cao nhất 33.0% - Triệu chứng lâm sàng đa dạng, đau thượng vị chiếm cao nhất (86.0%), đầy bụng khó tiêu (63.0%), ợ hơi, ợ chua 54.0%, triệu chứng khác ít gặp.

- Bệnh nhân HMV gày sút cân (>10 kg và 6-10 kg) cao hơn bệnh nhân không HMV (22.5% và 50.0% so với 8.3% và 35.0%).

- BMI gày ở BN HMV chiếm cao hơn BN không HMV (72.5% so với 38.3%). - Tỷ lệ BN đi lại kém và không đi lại được ở BN HMV cao hơn BN không HMV (35.0% và 10.0% so với 16.6% và 1.7%).

2. Chăm sóc điều dưỡng trước mổ bệnh nhân ung thư DD hẹp môn vị

- 50.0% BN có triệu chứng nôn trước vào viện 7-14 ngày, 27.5% BN < 7 ngày và 22.5% BN có triệu chứng nôn > 14 ngày.

- 100.0% BN HMV đặt sonde DD, chỉ 11.7% BN không HMV đặt sonde DD. - Đa số BN HMV được đặt sonde DD trước mổ từ 3-5 ngày (57.5%)

- Đa số BN được rửa DD 2 lần hoặc 3 lần (32.5% và 45.0%).

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ...4

CHƯƠNG I...6

TỔNG QUAN...6

I GIẢIPHẪUDẠDÀY...6

1.1. Hình thể ngoài...6

1.2. Liên quan ...6

II. SINHLÝDẠDÀY...7

2.1. Điều chỉnh tiết acid ở dạ dày...7

2.2. Thành phần và tính chất của dịch dạ dày...7

2.3. Điều hoà tiết dịch dạ dày...8

III. UNGTHƯDẠDÀYVÀHẸPMÔNVỊDOUNGTHƯDẠDÀY...8

3.1. Ung thư dạ dày ...8

Là ung thư đứng hàng đầu trong các loại ung thư đường tiêu hóa[6]. 3.1.1. Giải phẫu bệnh lý:...8

3.1.2. Triệu chứng...9

3.1.3. Chẩn đoán...10

3.1.4. Điều trị...10

3.2. Hẹp môn vị do ung thư dạ dày...11

3.2.1. Triệu chứng ...11

IV. RỬADẠDÀY...13

4.4. Chống chỉ định : ...14

4.5. Can thiệp và chăm sóc rửa dạ dày...14

CHƯƠNG II...16

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...16

2.1 ĐỐITƯỢNGNGHIÊNCỨU ...16

2.1.1. Tiêu chuẩn chọn...16

2.1.2.Tiêu chuẩn loại trừ...16

2.3. NỘIDUNGNGHIÊNCỨU...16

2.3.1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng bệnh nhân UTDD trước mổ ...16

2.3.2. Chăm sóc điều dưỡng bệnh nhân UTDD có HMV trước mổ...18

CHƯƠNG III...21

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...21

3.1. ĐẶCĐIỂMBỆNHNHÂN...21

3.1.1. Phân bố bệnh nhân theo giới...21

3.1.2. Phân bố bệnh nhân theo tuổi...21

3.1.3. Triệu chứng lâm sàng khi vào viện...22

3.1.4. Tỷ lệ bệnh nhân ung thư dạ dày có hẹp môn vị...23

3.1.5. Gày sút cân giữ nhóm hẹp môn vị và không hẹp môn vị...24

3.1.6. Chỉ số BMI của bệnh nhân khi vào viện...25

3.1.7. Thể trạng chung của bệnh nhân khi vào viện...26

3.1.8. Triệu chứng nôn của nhóm BN hẹp môn vị...27

3.2. SĂNSÓCTRƯỚCMỔBỆNHNHÂN UTDD CÓ HMV...28

3.2.1. Đặt sonde dạ dày...28

3.2.2. Thời gian đặt sonde DD và hồi sức trước mổ của bệnh nhân HMV...29

3.2.3. Số lần rửa dạ dày trước mổ BN HMV...30

3.2.4. Đánh giá hiệu quả rửa dạ dày BN HMV...31

CHƯƠNG IV...33

4.1. ĐẶCĐIỂMBỆNHNHÂN...33

4.1.1. Phân bố bệnh nhân theo giới...33

4.1.2. Phân bố bệnh nhân theo tuổi...33

4.1.3. Triệu chứng lâm sàng...34

4.1.4. Gày sút cân giữa nhóm hẹp môn vị và không hẹp môn vị...34

4.1.5. Chỉ số BMI...35

4.1.6. Thể trạng chung của bệnh nhân...35

4.1.7. Triệu chứng nôn ở bệnh nhân hẹp môn vị...36

4.2. CHĂMSÓCĐIỀUDƯỠNGTRƯỚCMỔ UTDD CÓ HMV...37

4.2.1. Đặt sonde dạ dày...37

4.2.2. Thời gian đặt sonde dạ dày và hồi sức trước mổ bệnh nhân HMV...37

4.2.3. Số lần rửa dạ dày trước mổ bệnh nhân hẹp môn vị...38

4.2.4. Đánh giá hiệu quả rửa dạ dày bệnh nhân hẹp môn vị...38

HÌNH MINH HỌA

Hình 1. Chuẩn bị dụng cụ rửa dạ dày

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trịnh Quốc Bảo (2008): “Bệnh học hẹp môn vị dạ dày”.

http://www.benhhoc.com/content/1436-Hep-mon-vi.html.

2. Trần Cảnh Chính (2007): “Rối loạn chuyển hóa nước và điện giải”. Sinh lý bệnh và miễn dịch. Phần sinh lý bệnh học. Nhà xuất bản Y học. 2007. tr. 76-88.

3. Trần Cảnh Chính (2007): “Rối loạn chuyển hóa acid - base”. Sinh lý bệnh và miễn dịch. Phần sinh lý bệnh học. Nhà xuất bản Y học. 2007. tr. 88-100.

4. Nguyễn Bá Đức, Nguyễn Thị Hoài Nga (2007): “Dịch tễ học bệnh ung thư”.

Chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư. Nhà xuất bản Y học. 2007. tr. 9-19.

5. Phạm Duy Hiển, Nguyễn Văn Hiếu, Bùi Công Toàn và CS (2010): “ Đánh giá kết quả bước đầu hóa – xạ trị đồng thời sau mổ bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn tiến triển”. Tạp chí ung thư học Việt Nam. Hội thảo phòng chống ung thư lần thứ XV. 2010. Tr.301-308.

6. Phạm Duy Hiển (2007): “Ung thư dạ dày”. Chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư. Nhà xuất bản Y học. 2007. tr. 214.

7. Phạm Thị Minh Đức (2007): “Sinh lý bộ máy tiêu hóa – Tiêu hóa ở dạ dày”. Sinh lý học, tài liệu dùng cho cử nhân điều dưỡng, 2007, tr, 160-166.

8. Nguyễn Quang Thái, Nguyễn Văn Hiếu và CS (2010): “Nhận xét kết quả sớm điều trị phẫu thuật ung thư dạ dày tại khoa phẫu thuật tổng hợp bệnh viện K năm 2010”. Tạp chí ung thư học Việt Nam. Hội thảo phòng chống ung thư lần thứ XV. 2010. Tr. 314-319.

9. Trần Thị Thuận, Đoàn Thị Anh Lê, Phạm Thị Yến và CS (2008): “Kỹ thuật rửa dạ dày”. Điều dưỡng cơ bản II. Nhà xuất bản Y học. 2008. tr. 70-80.

10.Campillo B, Paillaud E, Uzan I et al (2004): “Value of body mass index in the detection of severe malnutrition: influence of the pathology and changes in anthropometric parameters”.Clin Nutr. 2004 Aug;23(4):551-9.

11. Oh Jeong, Young-Kyu Park và cộng sự (2011): “Clinicopathological Features and Surgical Treatment of Gastric Cancer in South Korea: The Results of 2009 Nationwide Survey on Surgically Treated Gastric Cancer Patients”. J Gastric Cancer. 2011 June; 11(2): 69–77.

12. Parush IG (2003): “Water metabolism disorders in patients with stomach cancer”.

Vopr Onkol. 1973;19(10):43-6.

13. Shelestiuk PI, Erzin MF, Volkov MV (1996): “Changes in water balance and its correction in patients with stomach cancer”. Vopr Onkol. 1986;32(9):28-32.

14. MBI Calculator for Asians:aadi.joslin.org/content/bmi-calculato

15. Wikipedia:performance status”.

Một phần của tài liệu chăm sóc điều dưỡng trước mổ bệnh nhân ung thư dạ dày tại khoa ngoại tam hiệp bệnh viện k 2011 (Trang 38 - 46)

w