Gày sút cân giữa nhóm hẹp môn vị và không hẹp môn vị

Một phần của tài liệu chăm sóc điều dưỡng trước mổ bệnh nhân ung thư dạ dày tại khoa ngoại tam hiệp bệnh viện k 2011 (Trang 34 - 35)

IV. RỬA DẠ DÀY

4.1.4. Gày sút cân giữa nhóm hẹp môn vị và không hẹp môn vị

Hầu hết bệnh nhân ung thư dạ dày có gày sút cân, có bệnh nhân gày sút ít không đáng kể, có bệnh nhân gày sút cân nhiều dẫn đến tình trạng suy kiệt. Tình trạng gày sút do quá trình mất cân bằng dinh dưỡng kéo dài, quá trình dị hóa mạnh hơn quá trình đồng hóa, bệnh nhân đau nhiều nên cảm giác ăn uống kém hơn, có bệnh nhân đau tăng khi ăn no. Nhiều bệnh nhân ung thư dạ dày có triệu chứng chán ăn, bệnh nhân không có cảm giác đói làm cho nhu cầu tiêu thụ dinh dưỡng sụt giảm. Trong nghiên cứu của chúng tôi chia ra làm 2 nhóm, nhóm bệnh nhân có hẹp môn vị và nhóm bệnh nhân không hẹp môn vị, kết quả nghiên cứu ở bảng 3.4 và biểu đồ 3.5 cho thấy nhóm bệnh nhân hẹp môn vị có tỷ lệ bệnh nhân sút > 10kg cao hơn nhiều nhóm không hẹp môn vị (22.5% so với 8.3%), tỷ lệ sut cân ≤ 5kg ở nhóm bệnh nhân hẹp môn vị thấp hơn nhiều so với bệnh nhân không hẹp môn vị (27.5% so với 56.7%). Những khối u ở vùng hang vị, tiền môn vị gây hẹp lỗ môn vị làm

cho thức ăn vào trong dạ dày không xuống ruột được, làm cho bệnh nhân ăn vào không tiêu hóa được thức ăn. Thức ăn ở dạ dày chỉ tiêu hóa được thức ăn thành các chất nhỏ hơn nhờ axít của dịch vị tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu hóa ở ruột non, cụ thể dịch vị chỉ tiêu hóa được một lượng nhỏ triglyceride đã nhũ tương hóa thành monoglycerid, diglycerid, acid béo và glycerol, 10-20% protein tiêu hóa ở dạ dày thành proteose và pepton, 30-40% tinh bọt được thủy phân ở dạ dày thành maltose[7] , đó là những chất chất chưa hấp thu được. Điều này làm cho bệnh nhân hẹp môn vị gày sút cân rất nhanh hơn nhiều bệnh nhân không hẹp môn vị.

Một phần của tài liệu chăm sóc điều dưỡng trước mổ bệnh nhân ung thư dạ dày tại khoa ngoại tam hiệp bệnh viện k 2011 (Trang 34 - 35)

w