- Địa điểm thí nghiệm: Thí nghiệm được tiến hành tại xã Tây Tựu - huyện Từ Liêm - Hà Nội
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 45
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Nghiên cứu tuyển chọn giống hoa Cát tường mới phù hợp với điều kiện sinh thái Hà Nội
3.1.1 Đặc điểm sinh trưởng của các giống Cát tường nghiên cứu ở giai đoạn vườn ươm
3.1.1.1. Thời gian nảy mầm và tỷ lệ nảy nảy mầm của hạt giống hoa Cát tường
Nghiên cứu thời gian nảy mầm và tỷ lệ nảy nầm của hạt giống Cát tường là cần thiết vì biết được tỷ lệ nảy mầm để xác định lượng hạt giống đem gieo vừa đảm bảo đủ số cây con đem trồng ngoài sản xuất vừa tránh lãng phí hạt giống. Việc nắm bắt thời gian mọc mầm sẽ giúp người trồng tính toán được ngày ra nụ, hoa, qua đó có thể xác định được thời vụ gieo thích hợp để đạt năng suất, chất lượng hoa caọ
Từ kết quả của bảng 3.1 cho thấy thời gian nảy mầm của các giống là khác nhaụ Các giống nhập nội đều có thời gian nảy mầm ngắn hơn so với giống C1 (ĐC). Trong đó giống C 7 có thời gian nảy mầm ngắn nhất sau 10,7 ngày có 10% hạt nảy và sau 16,1 ngày 90% hạt nảy mầm. Giống ĐC lại có thời gian nảy mầm lâu nhất, phải mất 19,6 ngày mới đạt 90% số hạt nảy mầm. Các giống còn lại chia ra 2 nhóm là nhóm có thời gian nảy mầm trung bình C2, C4, C6 từ 16,6 đến 17,4 ngày, nhóm có thời gian nảy mầm dài ngày C3, C5, C8 cần từ 18,1 đến 19,3 ngày để đạt 90% số hạt nảy mầm.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 46
lại có tỷ lệ nảy mầm cao nhất đạt 85,4 %. Các giống còn lại có tỷ lệ này mầm cao hơn ĐC dao động từ 75,9 – 85,4%
Về tỷ lệ sống giống C1(ĐC) có tỷ lệ thấp nhất 78,5% và cao nhất đạt được ở giống C 7 là 90,2%, các giống còn lại có tỷ lệ nảy mầm cao hơn C1 từ 79,5 - 86,2%.
Bảng 3.1: Thời gian sinh trưởng của các giống Cát tường nghiên cứu ở giai đoạn vườn ươm.
Thời gian nảy mầm (ngày) Tên giống 10% 90% Tỷ lệ nảy mầm (%) Tỷ lệ sống (%) Tỷ lệ xuất vườn (%) Thời gian xuất vườn (Ngày) C1 (ĐC) 12,9 19,6 74,7 78,5 76,6 77,3 C 2 11,6 16,6 81,2 80,4 79,8 77,7 C3 11,1 18,1 84,1 83,7 77,4 74,3 C4 10,9 17,2 77,6 79,5 78,5 73,2 C 5 11,7 19,3 75,9 81,7 78,8 76,5 C 6 12,4 17,4 85,4 86,2 69,7 77,3 C 7 10,7 16,1 82,1 90,2 77,5 70,9 C 8 11,5 18,7 83,2 85,9 75,9 76,4 CV% 5,5 4,6 3,4 2,9 2,2 2,0 LSD 0,05 1,1 1,4 4,7 4,2 2,9 2,6
Với tỷ lệ xuất vườn, nhóm hoa kép (C6, C7, C 8) có tỷ lệ thấp hơn so với nhóm hoa đơn (C1, C2, C3, C4, C5) là do nhóm hoa kép tỷ lệ sâu bệnh tấn công cao hơn các nhóm đơn. Trong nhóm hoa kép, giống C7 (77,5%) tỷ lệ cao hơn 2 giống C6 (69,7%), C8 (75,9%). Trong nhóm hoa đơn giống ĐC có tỷ lệ thấp
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 47
nhất(76,6%), cao nhất ở C2 (79,8%) kế đến là C5 (78,8%).
Thời gian xuất vườn của các giống dao động từ 73,2 - 77,7 ngày, trong đó thời gian xuất vườn của giống C 4 ngắn nhất 73,2 ngày và dài nhất là giống C 2 (77,7 ngày).
Như vậy: Thời gian nảy mầm của các giống tương đối dài từ 16,1 - 19,6 ngàỵ Tỷ lệ nảy mầm từ 84,7 – 94,1%, tỷ lệ sống (78,5 – 90,2%) và tỷ lệ xuất vườn tương đối cao (75,7 – 85,8%), bước đầu cho thấy những giống khảo sát thích nghi với điều kiện thời tiết ở giai đoạn vườn ươm.
3.1.1.2. Các thời kỳ sinh trưởng của cây con giai đoạn vườn ươm.
Cũng giống như các loại hạt giống của các loài hoa khác, mặc dù có kích thước hạt khá nhỏ song hạt giống Cát tường vẫn có thể cung cấp dinh dưỡng cho cây con đến khi có lá thật xuất hiện. Sau khi nảy mầm, cây con tiếp tục sinh trưởng phát triển về chiều cao và số lá.
Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây và khả năng ra lá phụ thuộc vào đặc tính của giống, chất lượng giống và khả năng phản ứng với điều kiện ngoại cảnh cũng như thời vụ gieo trồng.
Từ bảng 3.2 cho thấy chiều cao các giống có sự khác nhaụ Cao nhất là giống C 7 (5,1cm), còn giống C 2 và C 5 đều có chiều cao thấp nhất chỉ đạt 2,5 cm thấp hơn so với ĐC (2,7cm), các giống còn lại dao động trong khoảng từ 2,7 - 4,3 cm.
Về chỉ tiêu số lá thật: ở giống C 7 cho số lá nhiều nhất trung bình có 8 lá thật khi xuất vườn. So với giống C 1 giống C 5, C 3 có số lá xấp xỉ nhau (5,5 - 5,8 lá). Chiều dài lá và chiều rộng lá cũng có sự khác biệt, giống có chiều dài (5,4cm) và chiều rộng (2,5cm) lớn nhất là C 7 còn giống C 1 lại có chiều dài và chiều rộng lá ngắn nhất là 2,4 cm và 1,2 cm. Các giống còn lại có chiều dài từ (3,2 - 4,2 cm) và chiều rộng (1,3 –-2,3cm) lớn hơn C 1 (ĐC).
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 48
Tuy màu sắc của rễ các giống là không khác nhau song về chiều dài rễ của các giống là khác nhaụ Giống C 7 cho có chiều dài rễ lớn nhất là 6,2 cm trong khi đó giống ĐC (C1) lại chỉ đạt có 3,9 cm.
Kết quả đánh giá cho thấy: Các giống nhập nội bước đầu thích nghi với điều kiện chăm sóc ở vùng sản xuất hoa Hà Nộị
Bảng 3.2: Chất lượng cây con giống Cát tường nghiên cứu ở giai đoạn vườn ươm
Tên giống Chiều cao
cây (cm) Số lá (lá) Chiều dài lá (cm) Chiều rộng lá (cm) Chiều dài rễ (cm) C1(ĐC) 2,7 5,7 2,4 1,2 3,9 C2 2,5 7,1 3,3 2,3 4,7 C3 2,7 5,8 4,2 1,6 5,1 C4 4,3 6,6 4,1 1,3 5,4 C5 2,5 5,5 3,2 1,8 5,7 C6 4,2 6,5 3,8 2,1 5,3 C7 5,1 8,1 5,4 2,5 6,2 C8 3,5 6,1 3,6 2,1 5,7
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 49
CV% 4,5 3,8 4,5 4,6 4,3
LSD 0,05 0,3 0,4 0,3 0,1 0,4
3.1.2. Đặc điểm sinh trưởng, phát triển của các giống Cát tường nghiên cứu ở giai đoạn vườn sản xuất
3.1.2.1. Một số đặc điểm thực vật học của các giống Cát tường nghiên cứu
Đánh giá các đặc trưng hình thái của giống đóng vai trò quan trọng trong công tác phân loại thực vật vì mỗi giống đều mang đặc trưng hình thái riêng về rễ, thân, lá, hoa, quả và hạt. Mỗi một đặc trưng hình thái lại mang đặc điểm di truyền khác nhaụ
Các chỉ tiêu này sẽ giúp cho nhà chọn giống cũng như người sản xuất phân biệt được các giống, các chủng khác nhau trên cơ sở đó góp phần quan trọng trong chọn tạo, lai tạo giống và lựa chọn những biện pháp kỹ thuật phù hợp với từng giống nhằm làm tăng năng suất, chất lượng hoạ
Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm thực vật học của các giống hoa Cát tường được thể hiện ở bảng 3.3. Trong 8 giống tiến hành nghiên cứu được chia thành 2 nhóm hoa là nhóm hoa đơn và nhóm hoa kép. Nhìn chung về đặc trưng hình thái thì không có sự khác biệt quá lớn ở các giống, đồng thời các đặc điểm này không quá khác biệt so với Cát tường được trồng tại nơi nhập.
Về rễ: Quyết định khả năng hút dinh dưỡng, nước, khả năng chịu hạn và chống đổ cho câỵ Các giống nghiên cứu đều có rễ cọc, màu trắng đục ăn sâu nên Cát tường có khả năng chịu hạn rất tốt và khả năng chống đổ caọ
Về thân: Hình thái thân, cành phản ánh khả năng sinh trưởng, khả năng chống đổ của giống trong các điều kiện sinh thái, thời vụ khác nhaụ Các giống thân mập (C 6, C7, C8) có khả năng vận chuyển nước, dinh dưỡng tới nuôi hoa
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 50
và khả năng chống đổ tốt hơn so với các giống thân mảnh (C 1, C 2, C 3, C 4, C 5). 8 giống nghiên cứu đều thuộc thân thảo, dáng đứng, khả năng phân nhánh trung bình. Chỉ có sự khác biệt đôi chút, nhóm hoa kép thân lớn hơn, giòn và dễ gãy hơn còn nhóm hoa đơn thân mảnh, mềm.
Về lá: Lá quyết định đến quá trình quang hợp của cây và là bộ phận quan trọng nhất quyết định đến năng suất, chất lượng cành hoạ Ở 8 giống nghiên cứu đều là lá đơn mọc cách, lá không phân thùỵ Nhóm hoa kép (C 6, C 7, C 8) lá dày hơn và màu xanh thẫm hơn so với nhóm hoa đơn (C 1, C 2, C 3, C 4, C 5).
Về hoa: Hoa là bộ phận chính quyết định đến hiệu quả kinh tế. Các giống giống nghiên cứu cho màu sắc hoa đẹp, thể hiện sự đa dạng màu sắc của Cát tường, từ màu trắng (C 1, C 7), màu tím tươi (C 5), màu tím nhạt (C 8), màu hồng đơn (C 3) đến các màu pha như trắng viền tím (C4), trắng viền hồng (C 2). Cách xếp cánh hoa có sự khác nhau giữa nhóm hoa đơn và nhóm hoa kép. Đối với nhóm hoa đơn thì cánh hoa mỏng xếp tròn làm lộ rõ nhị bên trong còn nhóm hoa kép cho số cánh hoa nhiều hơn, các cánh hoa đan xen nhau cách xếp hoa tương tự như cách xếp của hoa hồng.
Về khả năng chống chịu điều kiện bất lợi của các giống khác nhau, khả năng chống chịu của các giống hoa kép (C 6, C 7, C 8) thấp (+), các giống hoa đơn (C 1, C 2, C 3, C 4, C 5) đạt mức TB (++). Riêng giống C 5 có khả năng chống chịu cao nhất (+++).
Về nhu cầu thị trường: Chỉ tiêu về nhu cầu thị trường giúp nhà sản xuất, nhà chọn giống có hướng trồng và chọn tạo hợp lý. C5 có nhu cầu cao (+++), kế đến C 4, C 7, C 8 đạt mức TB (++), các giống còn lại đạt mức thấp (+). Thị trường ưa chuộng giống C5 bởi màu sắc tím tươi, tạo được sự nổi bật khi dùng hoa để trang trí nhà, cũng như làm tăng thêm sự quyến rũ cho các bó hoạ
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 51
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 52
Bảng 3.3: Đặc điểm thực vật học của các giống Cát tường nghiên cứu
Giống C1(ĐC) C2 C3 C4 C5 C6 C7 C8
Rễ Cọc , ăn sâu, có màu trắng đục
Loại hình Thân thảo, mềm Thân thảo, giòn
Hình dáng Dạng đứng
Khả năng phân
cành TB
Thân
Màu sắc Xanh Xanh ánh
vàng Xanh sẫm xanh
Phiến Đơn, mọc cách
Hình dạng Lá bầu, đầu nhọn Lá thuôn, đầu nhọn
Lá
Màu sắc Xanh ánh vàng Xanh Xanh sẫm
Hình dạng Cánh tròn, xếp khít 2 lớp cánh tròn đan xen
Kiểu hoa Đơn Kép
Hoa Màu sắc Trắng Trắng viền hồng Hồng Trắng viền tím Tím tươi Hồng Trắng Tím nhạt Khả năng chống chịu ++ ++ ++ ++ +++ + + +
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 53
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 54
3.1.2.2. Thời kỳ sinh trưởng, phát triển của các giống Cát tường nghiên cứu ở vườn sản xuất
Thời kỳ sinh trưởng, phát triển của giống liên quan chặt chẽ đến đặc tính của giống và điều kiện ngoại cảnh như nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, dinh dưỡng… Song đặc tính di truyền của giống là yếu tố quyết định thời gian sinh trưởng trong từng thời kỳ cũng như trong cả quá trình sinh trưởng, phát triển. Bởi khi cùng một điều kiện ngoại cảnh, kỹ thuật canh tác như nhau giống khác nhau sẽ cho thời gian sinh trưởng là khác nhaụ
Nghiên cứu các thời kỳ sinh trưởng, phát triển của cây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá giống, là căn cứ để xác định thời vụ gieo trồng hợp lý
Kết quả theo dõi các thời kỳ sinh trưởng phát triển của 8 giống hoa Cát tường được trình bày ở bảng 3.4
Qua bảng 3.4 cho thấy thời gian hồi xanh của các giống khác nhau là khác nhaụ Thời gian hồi xanh tỷ lệ thuận với khả năng sinh trưởng, phát triển của giống. Thời gian hồi xanh của 8 giống nghiên cứu là khá dài, các giống có thời gian hồi xanh ngắn nhất là C 2, C 3, C 7 từ 12,5 - 14,3 ngày, TB là C 4, C 5 và giống C 1(ĐC), C 6, C 8 cần từ 17,7 đến 19,5 ngày để hồi xanh.
Trong 8 giống nghiên cứu thời gian từ trồng đến phân cành so với giống ĐC (53,8 ngày) các giống C 2, C 3, C 4, C 5, C 7, C 8 đều có thời gian ngắn hơn từ 46,1 ngày đến 51,9 ngày riêng C 6 có thời gian dài hơn 55,8 ngàỵ
Thời gian từ trồng đến ra nụ 90% chia làm 3 nhóm gồm nhóm có thời gian từ trồng đến ra nụ dài C 6, C 8 từ 114,6 - 117,4 ngày, nhóm thời gian ra nụ trung bình C 1(ĐC), C 2, C 5, C 7 từ 109,3 - 112,5 ngày, nhóm có thời gian ngắn nhất là C 3, C 4 từ 104,1 - 107,2 ngàỵ Thời gian từ trồng đến ra nụ tương ứng với thời gian trồng đến ra hoa, thời gian này được chia là 3 nhóm. Giống C 6 và C 8
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 55
có thời gian tính từ trồng đến ra hoa dài nhất 122,1 - 125,3 ngàỵ Kế đến là các giống C 1, C 2, C 5, C 7 từ 116,3 ngày - 119,7 ngày còn giống C 3, C 4 có thời gian tính từ lúc trồng đến ra hoa ngắn nhất từ 112,2 ngày đến 113,1 ngày
Bảng 3.4: Các thời kỳ sinh trưởng, phát triển của các giống Cát tường nghiên cứu Đơn vị tính: ngày Tên giống Từ trồng - hồi xanh Từ trồng - phân cành Từ trồng - ra 90%nụ Từ trồng - ra 90% hoa Từ trồng - 90% hoa tàn C 1(ĐC) 17,7 53,8 112,5 118,2 127,9 C 2 12,5 48,2 111,6 119,7 131,8 C 3 13,6 51,9 104,1 112,2 123,8 C 4 15,4 46,1 107,2 113,1 125,5 C 5 16,1 47,5 109,3 116,3 129,3 C 6 19,5 55,8 117,4 125,3 141,9 C 7 14,3 48,6 110,2 117,7 136,3 C 8 18,3 51,3 114,6 122,1 133,4 CV% 5,8 3,6 2,5 2,9 2,8 LSD 0,05 1,6 3,2 4,8 5,8 6,3
Thời gian từ trồng đến lúc hoa tàn kéo dài cho thấy các giống trong nghiên cứu đều có hoa khá bền nên thời gian từ trồng đến lúc hoa tàn dàị So với giống C1 (127,9 ngày) thời gian từ trồng đến hoa tàn giống C3, C4 ngắn hơn 123,8 và
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 56
125,5 ngày, các giống còn lại đều có thời gian này dài hơn giống ĐC từ 129,3 đến 141,9 ngàỵ
Thời gian trồng đến lúc thu hoạch hoa 8 giống nghiên cứu khá dài, nên các giống chịu ảnh hưởng rất nhiều của điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật chăm sóc. Nhìn chung cả 8 giống nghiên cứu đều thích nghi với điều kiện tự nhiên cũng như điều kiện sản xuất của Hà Nội
3.1.2.3. Một số đặc điểm về sinh trưởng của các Cát tường nghiên cứu giai đoạn vườn sản xuất
Quá trình sinh trưởng, phát triển của cây chịu ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện ngoại cảnh. Điều kiện ngoại cảnh thuận lợi cây sẽ sinh trưởng, phát triển tốt cho năng suất và chất lượng hoa caọ Bên cạnh đó, sự sinh trưởng, phát triển của cây phụ thuộc vào điều kiện chăm sóc như đất đai, kỹ thuật chăm sóc…
Điều kiện ngoại cảnh không thuận lợi, đất đai kém màu mỡ, cây không được chăm sóc đầy đủ sẽ kéo theo sự biến đổi về các chỉ tiêu sinh trưởng làm giảm chất lượng và sức sống của câỵ
Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của các giống Cát tường nhập nội là rất cần thiết để đánh giá khả năng thích nghi của giống
Số liệu ở bảng 3.5 cho thấy:
Đường kính thân: Cây có đường kính gốc càng lớn khả năng chống đổ càng tốt và ngược lại, chỉ tiêu này liên quan đến tính di truyền của giống. Đường kính của giống C7 là lớn nhất 0,75 cm, tiếp đó là 2 giống C 6 và C 8 có đường kính là 0,68 cm và 0,67 cm cao hơn giống C 1 (0,46 cm). Giống C 2 và C 5 đường kính thấp từ 0,43 đến 0,44 cm tương đương với giống ĐC, các giống còn lại từ 0,44 -