1.5.1 Tình hình sản xuất hoa Cát Tường trên thế giớị
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 16
thụ hoa ngày càng tăng vì các loài hoa này cực kỳ đa dạng về màu sắc và hình dạng của hoạ Ngoài dùng làm hoa cắt cành người ta còn trồng chậu hoặc trồng làm cây trang trí trong vườn cảnh, công viên….
- Tại khu vực Châu Âu và Mỹ
Năm 2001 hoa Cát tường được xếp là 1 trong 10 loại hoa có sức tiêu thụ mạnh nhất ở Châu Âụ Ở Hà Lan, năm 1991 đã có 33.000 ha hoa cây cảnh, trong đó hơn một nửa diện tích được trang bị nhà kính và tổng doanh thu do xuất khẩu đạt 4,46 tỷ đô la/năm. Mỗi tháng Hà Lan tiêu thụ khoảng 10 triệu cành, gồm 6 triệu cành hoa đơn và 4 triệu cành hoa kép. Nước Anh cũng được coi là nơi sản xuất và thị trường hoa lớn của thế giới, doanh thu mỗi năm 1,2 tỷ đô la/năm
Tại Mỹ, hoa Cát tường không chỉ phổ biến ở dạng hoa cắt mà còn phổ biến ở dạng trồng thảm và trồng chậu (năm 2002 tiêu thụ khoảng 14 triệu cành). Riêng California năm 2001 doanh thu từ hoa Cát tường là 9,4 triệu đô, tăng gần 50% so với năm 2000. Bên cạnh việc tiêu thụ hoa cắt, hoa Cát tường cũng là loại thích hợp để trồng chậụ Đầu thập niên 90 những giống hoa thấp để trồng chậu như Little Belle Blue, Blue Lisa, and Mermaid Blue được giới thiệu tại thị trường Mỹ
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 17 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3
Đài Loan Trung Quốc Malayxia
tr iệ u c à n h 2004 2005 2006 2007 2008
Đồ thị 1.1: Các quốc gia cung cấp hoa và lượng hoa Cát tường nhập khẩu [16]
- Tại Châu Á và Châu Phi:
Hiện nay các nước đang phát triển đang phát huy lợi thế về giá lao động thấp, cũng như điều kiện tốt về khí hậu, đất đai đề phát triển ngành hoa cây cảnh. Trong đó, có Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc…
Năm 1933 hoa Cát tường mới bắt đầu xuất hiện tại Nhật Bản thì đến năm 2001 số lượng hoa tiêu thụ đã lên tới 129 triệu cành. Ngành sản xuất hoa Cát tường tại Nhật chiếm 4% lợi nhuận từ việc sản xuất hoa cắt (tương đương với khoảng 134 triệu đô). Việc sản xuất hoa Cát tường vào mùa đông ở Nhật Bản gặp khó khăn bởi Nhật có mùa đông tuyết phủ, nên yêu cầu nhiệt cung cấp cho các trại sản xuất nhiều hơn, chi phí sản xuất cao, do đó vào mùa đông lạnh Nhật Bản vẫn phải nhập hoa từ các nước khác [57]. Song bằng công nghệ lai tạo và chọn giống hiện đại, ngày nay Nhật Bản đã trở thành nước cung cấp hạt giống hoa Cát tường chính cho các nước trên thế giới
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 18
Tại Đài Loan, năm 1997 diện tích trồng Cát tường là 54 ha đến năm 2000 diện tích trồng đã tăng lên 129 ha tập trung tại tỉnh Chương Hoa, chiếm 85% tổng sản lượng hoa của cả nước. Hiện nay, xuất khẩu hoa Cát tường ở Đài Loan đã mở rộng nhanh chóng, tăng 40,4 lần với 3.150.000 cành hoa chỉ từ năm 2003 - 2009. Trong cùng thời gian, giá trị xuất khẩu của Đài Loan tăng 50,5 lần, đạt 47.380.000 Đài tệ (tương đường khoảng 1.560.000 đô la Mỹ). Đài Loan đã trở thành nhà cung cấp Cát tường chính của Nhật Bản trong vài năm qua, với giá trị xuất khẩu hoa sang Nhật Bản đạt một nửa tổng số của năm 2009 (số liệu thống kê từ Cơ quan Nông nghiệp và Thực phẩm thuộc Hội đồng Nông nghiệp Đài Loan). Vì mùa đông ở Đài Loan ấm hơn Nhật Bản, nên giảm được chi phi nhiệt cho nhà lưới, do đó nước này vẫn có hoa Cát tường để cung cấp cho thị trường và thời gian từ tháng 11 đến tháng 4. Bên cạnh đó, hiện nay Đài Loan đã lai tạo thành công 2 giống Cát tường chịu nóng, nên vào mùa hè luôn có sẵn hoa để xuất khẩu sang Philippines, Singapore và Malaysia vào tháng 5 và tháng 6.
Ngoài Đài Loan và Nhật Bản cung cấp chính hoa Cát tường cho thị trường thế giới thì Trung Quốc hàng năm cũng sản xuất 80 - 100 triệu cành và Hàn Quốc khoảng 14 triệu cành vừa đáp ứng thị trường nội địa và một phần dùng để xuất khẩụ
Các nước Châu Phi cũng đang đẩy mạnh phát triển trồng hoa cây cảnh như Tanzania năm 1997 xuất khẩu sang thị trường Châu Âu 11,5 triệu đô/năm. Ở Kenya, ngành trồng hoa đạt doanh số cao hơn cả du lịch, trồng cà phê, năm 2001 xuất khẩu hoa cây cảnh sang thị trường Châu Âu đạt 110 triệu đô/năm và hiện nay nước này có trên 14 hecta trồng hoa cát tường xuất khẩụ
1.5.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa Cát tường ở Việt nam
Nước ta có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, nhiều vùng miền có đất đai phì nhiêu, màu mỡ phù hợp cho sự sinh trưởng, phát triển hoa cây cảnh, nhà nước
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 19
cũng rất quan tâm, đầu tư theo hướng công nghiệp hóa ngành trồng hoạ Tuy nhiên, so với diện tích tự nhiên sẵn có là 33 triệu ha, thì diện tích trồng hoa cây cảnh còn quá thấp, tập trung ở Hà Nội (khoảng 3.130 ha), Lâm Đồng (3.200 ha), Hồ Chí Minh (668 ha),.. Trong đó khoảng gần 4.000 ha hoa cắt cành với số lượng khoảng 3 tỷ cành hoa/năm, tập trung chủ yếu ở các vùng hoa truyền thống như: Đà Lạt - Lâm Đồng, Tây Tựu, Mê Linh - Hà Nội, Sapa - Lào Cai,… Trong những năm gần đây, nhờ áp dụng các tiến bộ kỹ thuật công nghệ mới như giống, các biện pháp kỹ thuật canh tác, chất dinh dưỡng, thâm canh tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu, công nghệ nhà lưới… nên sản lượng, chất lượng hoa không ngừng nâng cao, đặc biệt những chủng loại hoa có giá trị hàng hóa cao như Cúc, Hồng, Cẩm chướng, Lili… [8,9, 13, 14].
Hoa Cát tường là chủng loại hoa mới, màu sắc đẹp nên được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng. Hoa Cát tường được du nhập và trồng tại Đà Lạt - Lâm Đồng vì điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng nơi đây rất phù hợp với đặc điểm sinh trưởng của câỵ Năm 2007, Đà Lạt đã gieo trồng trên 20 ha các giống như Saphire white, Saphire blue, sapphire pink, Avila purplẹ…, sau phát triển trồng ở Đức Trọng, Bảo Lộc - Lâm Đồng. Năm 2008, hoa Cát tường tại trang trại hoa Lang Biang lần đầu tiên đã được chào bán sang Nhật Bản với sự giúp đỡ của Đan Mạch. Hiện nay, Nhật Bản là thị trường nhập khẩu hoa lớn nhất của Việt Nam, với kim ngạch xuất khẩu chiếm 90% tổng kim ngach xuất khẩu hoa cắt cành của cả nước, trong đó hoa Cát tường được xuất khẩu sang Nhật Bản với 9.600 cành năm 2009 [16].
Tại khu vực phía Bắc hai vùng trồng hoa Cát tường đầu tiên là Tây Tựu, Mê Linh. Hiện nay mới chỉ có 3 hộ tại Tây Tựu trồng hoa Cát Tường từ năm 2005 với diện tích 1000m2 và 2 hộ ở Tiền Phong - Mê Linh trồng từ năm 2007 trên diện tích 700 m2,chủ yếu giống hoa vàng đơn, trắng đơn. Hầu hết các hộ
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 20
nông dân tự mua cây giống từ Đà Lạt về trồng, sau mày mò kỹ thuật canh tác và tự để giống cho các vụ sản xuất sau nên chất lượng và sản lượng hoa chưa caọ Tuy nhiên đánh giá kết quả sản xuất hoa Cát tường trong vài vụ cho thấy hiệu quả kinh tế bước đầu đạt cao gấp 1,5 - 2 lần so với trồng hoa cúc, hoa hồng. Song hoa Cát tường cũng mới chỉ đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước chưa có khả năng xuất khẩu do sản lượng và chất lượng còn hạn chế.