Có thể thấy mối quan hệ giữa nguồn vốn huy động và sử dụng vốn là mối quan hệ hữu cơ, tác động qua lại lẫn nhau. Tính vững chắc ổn định của nguồn vốn huy động không chỉ ở bản thân việc huy động vốn mà còn phụ thuộc vào quá trình sử dụng vốn. Nếu việc huy động và sử dụng vốn không tương xứng, sẽ dẫn đến phá thế ổn định của ngân hàng, các ngân hàng phải tăng hoặc giảm lãi suất một cách khiêm cưỡng sẽ gây trở ngại cho khách hàng và cho chính mình.
Vì vậy, việc thực hiện kế hoạch cân đối vốn kinh doanh, đảm bảo tính cân xứng giữa nguồn vốn - sử dụng vốn, đảm bảo khả năng thanh toán của trong hoạt động kinh doanh luôn là vấn đê đặt ra cho bất kỳ một ngân hàng nào.
Cấu trúc thời hạn tại thời điểm 31/11/2010 cho biết sử dụng vốn của Chi nhánh mang tính dài hạn. Trong tổng số dư nợ của Chi nhánh thì dư nợ trung và dài hạn đạt 408,8 tỷ đồng, tăng 226,5 tỷ đồng so với năm 2009, chiếm 62,7% tổng dư nợ.
Nếu phân chia nguồn vốn theo thời hạn :
- Tiền gửi không kỳ hạn và kỳ hạn < 12 tháng đạt 1075 tỷ đồng chiếm 67,4% trong tổng tiền gửi .
- Tiền gửi có kỳ hạn > 12 tháng đạt 730 tỷ đồng chiếm 32,6 %.
Về cơ cấu dư nợ tại thời điểm 31/11/2010: Tổng dư nợ cho vay chiếm tỷ trọng 36% so với tổng nguồn vốn huy động, dư nợ ngắn hạn đạt 243 tỷ đồng, chiếm 37,3 % trong tổng dư nợ, dư nợ trung và dài hạn đạt 408,4 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 62,7 % trong tổng dư nợ.
Nhìn vào kết quả trên ta thấy tính cân xứng giữa nguồn vốn - sử dụng vốn dài hạn của Chi nhánh còn chưa hợp lý vì các khoản cho vay trung và dài hạn chiếm 62,7 % tổng dư nợ trong khi nguồn vốn huy động có kết cấu tỷ lệ
vốn huy động ngắn hạn khá lớn, nguồn vốn huy động dài hạn chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ (18,3 % trong tổng nguồn vốn huy động), điều này gây khó khăn cho Chi nhánh trong việc cân đối nguồn vốn huy động - sử dụng vốn .
Ngoài ra, nếu xét cơ cấu vốn phân theo loại đồng tiền thì kế hoạch cân đối của Chi nhánh cũng chưa thật hợp lý: tiền gửi nội tệ là 1483 tỷ đồng, chiếm 82% tổng nguồn. Tiền gửi ngoại tệ đạt 322 tỷ đồng chiếm 18% tổng nguồn huy động. Nguồn vốn huy động ngoại tệ chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn, do đó Chi nhánh không tư cân đối được vốn để đầu tư cho vay đối với các dự án làm hạn chế năng lực cạnh tranh của Chi nhánh. Nguồn vốn huy động chủ yếu là nguồn ngắn hạn và từ các tổ chức kinh tế khác nên nguồn vốn cung cấp cho vay là nguồn mang tính ổn định không cao. Chính vì vậy mặc dù xu hướng là mở rộng cho vay trung và dài hạn nhưng do hạn chế về nguồn vốn nên Chi nhánh lại phải thực hiện mở rộng cho vay ngắn hạn để cân đối thời hạn của nguồn.
Như vậy, trong thời gian tới Chi nhánh cần chú trọng hơn việc khai thác nguồn vốn tiền gửi có kỳ hạn dài, xu hướng dài hơn của tiền gửi kỳ hạn làm cho tính cân xứng càng tốt hơn.
Phần 3 : ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG