Kết quả về các loại nguồn vốn

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHNo & PTNT BẮC HÀ NỘI. (Trang 25 - 27)

• Cơ cấu nguồn vốn huy động

Bảng 5 : Cơ cấu nguồn vốn đến ngày 30 tháng 11 năm 2011

Đơn vị : tỷ đồng

Chỉ tiêu Nguồn huy động Tỷ trọng

Phân theo thành kinh tế

- Tiền gửi dân cư 568,1 328.9 897 30%

- TG các TCKT 1565 528 2093 70%

Phân theo kỳ hạn huy động

- Tiền gửi không kỳ hạn 162 27 189 18,3%

- Tiền gửi ≤ 12 tháng 756 130 886 49,1%

- Tiền gửi > 12 tháng 565 165 730 32,6%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại chi nhánh NHNo&PTNT Bắc Hà Nội năm 2011)

Từ năm 2008 trở lại đây, nguồn vốn huy động tại chi nhánh tăng, mặc dù nguồn vốn này không tăng mạnh nhưng thể hiện sự tăng trưởng một cách bền vững. Năm 2008, tổng nguồn vốn huy động là 5.641 tỷ đồng. Năm 2009, tổng nguồn vốn là 6.065 tỷ đồng tăng 7,5% so với năm 2008. Huy động vốn năm 2010 đạt 7.102 tỷ đồng tăng 17% so với năm 2009. Kết quả này đã góp phần quan trọng vào việc mở rộng hoạt động kinh doanh của ngân hàng, tăng khả năng cạnh tranh, uy tín, vị thế của ngân hàng trên thị trường.

Biểu đồ: Tăng trưởng quy mô nguồn vốn huy động giai đoạn 2007-2010

5059 5641 6065 7102 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 2007 2008 2009 2010

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo&PTNT Bắc Hà Nội các năm 2007-2010)

Giai đoạn 2007 – 2010, là những năm có nhiều khó khăn và thách thức đối với hoạt động ngân hàng. Có thể nói những khó khăn thử thách này là những trở ngại lớn nhất, gay go nhất trong 20 năm đổi mới của ngành ngân hàng. Cuộc đua lãi suất của các ngân hàng thương mại tưởng chừng không có điểm dừng, khả năng thanh khoản của nhiều ngân hàng thương mại ở trong trạng thái chấp chới, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động luôn ở tỷ lệ tăng trưởng khiêm tốn thì NHNo&PTNNT Bắc Hà Nội vẫn luôn đảm bảo được khả năng thanh khoản và duy trì nguồn vốn huy động tăng trưởng ổn định.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của khủng hoảng và suy thoái kinh tế, nền kinh tế Việt Nam nói chung và hoạt động kinh doanh của Chi nhánh nói riêng gặp rất nhiều khó khăn. Đến năm 2009 lãi suất VND và USD luôn có xu hướng giảm, trong khi đó thị trường chứng khoán có khả năng phục hồi, thị trường bất động sản cũng trở nên sôi động vào năm 2009, người dân có nhiều hướng đầu tư để kiếm lời nên ít nhiều cũng ảnh hưởng đến việc tăng nhanh nguồn vốn huy động của chi nhánh.

Quy mô và tỷ trọng vốn huy động của ngân hàng có xu hướng tăng trưởng nhanh, thể hiện quyết tâm của ngân hàng trong việc không ngừng nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn nhằm đáp ứng cho sự phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế. Với nguồn vốn huy động lớn, NHNo Bắc Hà Nội có thể mở rộng quy mô hoạt động, mở rộng mạng lưới phân phối vốn, hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, đa dạng hình thức huy động, sản phẩm, dịch vụ... thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHNo & PTNT BẮC HÀ NỘI. (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w