Khi bị nén; 2 Khi bị kéo; 3 Khi bị uốn

Một phần của tài liệu bài giảng môn vật liệu điện (Trang 53 - 54)

Khi uốn 700 650 (khi tôi nóng tới

2500) 800

Khi kéo 300 600 500

Hiện nay cách điện thuỷ tinh ngày càng được áp dụng rộng rãi vì rẻ tiền hơn nhiều so với cách điện sứ trong khi các đặc tính về điện và cơ giới không bị giảm sút. Các đặc tính này phụ thuộc vào thành phần kiềm. Khi thành phần kiềm nhiều (thuỷ tinh kiềm) thì cường độ cách điện thấp; Dưới tác dụng của điện áp một chiều sẽ có hiện tượng điện phân xúc tiến quá trình già cỗi, có hệ số giãn nở nhiệt cao nên dễ bị vỡ khi nhiệt độ thay đổi đột ngột... Do đó loại cách điện được chế tạo bằng cách điện chế tạo bằng thuỷ tinh kiềm chỉ dùng cho điện áp xoay chiều và đặt trong nhà. Đối với loại cách điện dùng ngoài trời do có thành phần kiềm ít hơn nên có cường độ cách điện cao (có thể tới 49kV/mm trong khi đó loại thuỷ tinh kiềm chỉ đạt 17, 9kV/mm) và có khả năng chịu xung nhiệt tốt hơn.

Để tăng độ bền cơ giới, trong chế tạo thường dùng phương pháp tôi nóng ở nhiệt độ cao (6500C đối với thuỷ tinh kiềm và 7800C đối với thuỷ tinh ít kiềm) sau đó được thổi bằng không khí lạnh lúc này lớp bên ngoài của thuỷ tinh sẽ rắn lại và khi tiếp tục làm lạnh thì các lớp bên trong do nguội dần nên giảm thể tích. Kết quả là lớp bên ngoài chịu ứng xuất nén và lớp bên trong chịu ứng xuất kéo. Do đó khi có tải trọng kéo, cách điện chỉ bị hư hỏng nếu lực kéo thắng được lực nén của lớp bên ngoài ... Vì vậy độ bền cơ giới của loại thuỷ tinh tôi cao hơn nhiều so với khi dùng phương pháp nung.

Đường dây trên không thường dùng các loại cách điện sau đây:

a. Loại cách điện có chân sắt:

Đường dây điện áp từ 35 kV trở xuống thường dùng loại cách điện có chân sắt, đây là loại cách điện đỡ vì dây dẫn được đặt trên cách điện. Điện áp càng cao thì yêu cầu về đường kính và chiều cao của cách điện càng lớn nghĩa là độ dày của điện môi phải lớn và như vậy trong chế tạo rất khó đảm bảo phẩm chất.

Do đó đối với cách điện 35 kV đã phải dùng 2  3 lớp ghép lại như trên hình vẽ. Đối với đường dây điện áp cao hơn sẽ

không dùng loại có chân sắt vì kết cấu sẽ rất cồng kềnh và không đạt được độ bền chịu uốn cần thiết mà dùng loại cách điện treo kiểu đĩa và kiểu thanh. Ở Liên Xô loại cách điện có chân sắt được chế tạo theo các kiểu ШД và ШСnhư trên hình vẽ.

Chân sắt vặn vào ngang mức cổ cách điện để cho mô men uốn do lực căng của dây dẫn tác dụng lên nó là bé nhất.

Điện áp phóng điện chọc thủng (tiến hành trong dầu) có trị số cao hơn điện áp phóng điện khô mặt ngoài khoảng (3040)%. Khi bị mưa phần ngoài của cách điện

H

D H

D

Một phần của tài liệu bài giảng môn vật liệu điện (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)