Quá điện thế khí quyển:

Một phần của tài liệu bài giảng môn vật liệu điện (Trang 50 - 51)

Có thể phân loại thành 3 nhóm:

- Nhóm 1: gồm cách điện không bị quá điện thế khí quyển tác động (máy biến áp làm việc trong hệ thống cáp ngầm) nên không phải tính.

- Nhóm 2: Gồm cách điện chịu 1 phần tác dụng của quá điện thế khí quyển (cách điện của máy phát nối qua máy biến áp vào lưới điện bằng dây dẫn trên không).

- Nhóm 3: gồm cách điện chịu tác dụng hoàn toàn của quá điện thế (cách điện của máy biến áp nối với lưới điện dây dẫn trên không).

Với cách điện loại này phải tính với trị số điện áp xung còn cách điện nhóm 2 thì tính với trị số điện áp nhỏ hơn. Vì độ bền của cách điện giảm xuống rất nhiều khi bị điện áp xung tác dụng lặp lại nhiều lần (có thể tới 30 - 40%) nên khi mức độ giảm sút lớn hơn tỷ lệ giữa mức điện áp trên và mức điện áp dưới thì ta tính với điện áp dưới, còn nếu nhỏ hơn thì tính với điện áp trên. Những điều này áp dụng với cách điện chính.

Cách điện chính: là cách điện giữa cuộn cao thế và lõi thép; giữa cuộn cao

thế và cuộn hạ thế; giữa cuộn cao thế và và bộ phận có điện thế gần bằng điện thế

đất như thùng chứa cuộn dây.

Tóm lại: Trị số điện áp để thử nghiệm cách điện lấy bằng trị số điện áp xung, lấy tương ứng với mức trên của các điện áp trong hệ thống phối hợp cách điện. Số lần phóng điện là 5 trong đó có thể thử với sóng xung cắt trong 2 lần.

Chỉ được thử 1 lần với toàn phần trị số điện áp thử quy định. Khi kiểm nghiệm cách điện theo bảo dưỡng định kỳ thì chỉ được thử với 50 - 80% trị số điện áp thử đã quy định.

Khi thử với điện áp tần số công nghiệp thì trị số điện áp thử bằng 2 - 3 lần điện áp định mức. Thời gian duy trì điện áp là 1 phút; riêng cáp điện là 20 phút. Thử khí cụ điện với điện áp tần số công ngiệp:

Bảng 7.4:

Điện áp định mức của khí cụ điện (V) Điện áp thử - trị số hiệu dụng (V) Đến 24 24 - 60 60 - 300 300 - 660 660 - 800 800 - 1200 500 1000 2000 2500 3000 3500

Bài giảng Vật liệu điện 51 Với khí cụ điện điều khiển trong mạch điện có điện áp định mức > 60V thì cho phép thử với điện áp thử: Uthử = 2Uđm + 1000V. Thử bằng điện áp 1 chiều áp dụng với thiết bị dòng 1 chiều, thời gian duy trì điện áp 1 phút, trừ cáp điện. Ngoài ra thử bằng điện áp 1 chiều cũng áp dụng với vật thử có điện dung lớn (dây cáp điện, máy phát). Nhưng khi thử cách điện hỗn hợp có phân lớp thì sự phân bố điện áp trên các lớp do điện trở trung bình của cách điện quyết định; còn với điện áp xoay chiều thì hằng số điện môi quyết định.

7.3. CÁCH ĐIỆN CỦA ĐƯỜNG DÂY TRÊN KHÔNG

7.3.1. Yêu cầu của cách điện đường dây

Các dây dẫn của đường dây trên không phải cách điện với nhau (cách điện giữa các pha) và cách điện đối với đất (cách điện giữa các pha với đất). Để thực hiện sự cách điện đó, dây dẫn được đặt hoặc treo trên cột bằng cách điện sứ hoặc thuỷ tinh còn ở trong khoảng vượt sẽ dựa vào cách điện của không khí. Khi xuất hiện quá điện áp khí quyển hoặc quá điện áp nội bộ, các phóng điện trên cách điện của đường dây sẽ dẫn đến các sự cố ngắn mạch. Ở cột điện, các phóng điện này thường xảy ra men theo bề mặt của cách điện hoặc chọc thủng khoảng không khí giữa dây dẫn tới các bộ phận kim loại của cột.

Hình vẽ a và b cho ví dụ

về các khả năng phóng điện

khi đường dây dùng cột sắt

và cột bê tông: đường mk -

phóng điện theo bề mặt cách

điện, đường mm hoặc n-n

phóng điện chọc thủng

không khí. Hình c ứng với

đường dây cột xà gỗ, ở đây

có thể xuất hiện các khả

năng phóng điện giữa pha -

pha (đường mk - km) hoặc

phóng điện giữa pha - đất

(đường nns).

Ở trong khoảng vượt phóng điện xảy ra dưới hình thức phóng điện chọc thủng

khoảng không khí giữa các pha hoặc giữa pha với đất (dây chống sét). Để hạn chế

hoặc loại trừ các phóng điện nói trên cần phải nâng cao mức cách điện của đường

dây như tăng thêm số cách điện trong chuỗi hoặc tăng khoảng cách không

khí. Tuy nhiên việc tăng cường cách điện sẽ làm tăng giá thành xây dựng đường

dây do phải tăng kích thước cột và tăng số cách điện trong chuỗi. Hiện nay ngoài

biện pháp tăng cường cách điện còn có các biện pháp khác như dùng các thiết bị số

Các khả năng phóng điện trên cột điện

Một phần của tài liệu bài giảng môn vật liệu điện (Trang 50 - 51)