ĐÁNH GIÁ TÍNH KINH TẾ KỸ THUẬT

Một phần của tài liệu nghiên cứu, thiết kế trạm bảo dưỡng, sửa chữa ở các công ty vận tải hành khách tại hà nội (Trang 71 - 75)

XVIII. Phòng vệ sinh

Hình 3.2: Mặt bằng trạm bảo dưỡng sửa chữa

ĐÁNH GIÁ TÍNH KINH TẾ KỸ THUẬT

Trạm bảo dưỡng, sửa chữa thiết kế cho Trung tâm Tân Đạt đảm bảo cho nhu cầu bảo dưỡng các cấp và sửa chữa nhỏ xe máy. Trạm được thiết kế đảm bảo đường dây công nghệ bảo dưỡng - sửa chữa nhỏ và đủ tiêu chuẩn về vệ sinh công nghiệp, thông gió, chiếu sáng, tạo điều kiên cho công nhân làm việc thuân lợi nâng cao chất lượng và năng suất lao động.

Bảo dưỡng - sửa chữa đồng thời đảm bảo an toàn, đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật xe máy, trang bị phục vụ cho nhiệm vụ của công ty.

5.1. Đánh giá công suất của trạm được tính toán theo cường độ sử dụng xe trung bình

Dựa vào các số liệu thực tế về: thực lực biên chế xe, phân nhóm xe sử dụng, kế hoạch sử dụng xe của công ty và tổ chức biên chế lực lượng bảo dưỡng - sửa chữa xe ở đơn vị, làm cơ sở tính toán.

Công suất của trạm cho phép thực hiện kịp thời và đầy đủ nội dung bảo dưỡng kỹ thuật định kỳ, khắc phục nhanh chóng những hư hỏng của xe, đồng thời tạo điều kiện khai thác tốt các trang bị kỹ thuật của công ty, nâng cao trình độ tổ chức của cán bộ ngành kỹ thuật.

5.2. Về diện tích không gian sử dụng.

Diện tích không gian sử dụng phải đáp ứng đầy đủ nhu cầu sử dụng của công ty trong không gian đó, mặt khác, nếu diện tích quá rộng gây lãng phí và tăng giá thành xây dựng cho nên khi xây dựng diện tích không gian sử dụng phải xuất phát từ hai quan điểm cơ bản sau:

- Đáp ứng nhu cầu sử dụng của đơn vị. - Đảm bảo tính kinh tế.

5.3. Về phương án bố trí chung của trạm

Phương án bố trí chung của trạm đã chọn ở trên là tối ưu. Nó cho phép việc đưa xe vào bảo dưỡng sửa chữa dễ dàng, thuận lợi. Các trang thiết bị phục vụ cho việc bảo dưỡng - sửa chữa xe được bố trí xung quanh các cầu bảo dưỡng, giúp cho quá trình bảo dưỡng - sửa chữa xe được thuận lợi và năng suất, di chuyển dễ dàng và nhanh chóng.

Các phòng sửa chữa và các phòng phục vụ cho việc bảo dưỡng - sửa chữa được bố trí ở 3 phía xung quanh phòng bảo dưỡng và đều có cửa thông gió và chiếu sáng tự nhiên, nên phù hợp cho việc bảo dưỡng và sửa chữa xe máy.

5.4. Vấn đề thông gió

Trạm bảo dưỡng, sửa chữa thiết kế ở trên đã đảm bảo được vấn đề thông gió (thông gió tự nhiên và thông gió nhân tạo). Do đó cải thiện được môi trường làm việc gần giống như không khí ngoài trời. Tạo điều kiện làm việc tốt cho người làm việc dễ chịu, vệ sinh, vì vậy sẽ nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm đảm bảo của công nhân trong quá trình làm việc.

5.5. Vấn đề chiếu sáng, cung cấp điện nước

Ánh sáng, điện, nước là những vấn đề hết sức cần thiết đối với công việc lao động, sản xuất của con người. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt, năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và an toàn lao động.

Năng lượng điện cung cấp cho trạm được tính toán tỷ mỉ, dựa trên công suất và cường độ sử dụng các trang bị trong trạm, đảm bảo tốt việc cung cấp điện cho trạm.

Việc cung cấp nước dựa vào nguồn nước lấy từ nguồn nước chung của công ty, không cần bố trí riêng hệ thống cung cấp cho trạm.

Trạm bảo dưỡng - sửa chữa của công ty thiết kế ở trên được trang bị một số thiết bị nâng cao năng suất lao động và chất lượng bảo dưỡng - sửa chữa, giảm sức lao động của con người.

Dựa vào ý định tổ chức đường dây công nghệ bảo dưỡng - sửa chữa đã nêu ở phần trên, trạm được trang bị các loại dụng cụ và thiết bị chuyên dùng như: Thiết bị tra dầu, mỡ, kích thủy lực, xe vận chuyển… và các máy như: Máy hàn, máy khoan, máy tiện, máy mài, dụng cụ kiểm tra, đồ gá… tất cả các trang thiết bị được thống kê ở bảng 3.4.

5.7. Bậc thợ và bố trí công nhân trong các phòng bảo dưỡng - sửa chữa.

Khi bố trí người trên các cầu bảo dưỡng và các phòng sửa chữa, phòng phục vụ, người ta chú ý đến vấn đề bố trí số người như thế nào hợp lý, bậc thợ và lĩnh vực chuyên môn của thợ nhằm đảm bảo sử dụng các trang bị, phát huy khả năng chuyên môn kỹ thuật của công nhân, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm bảo đảm thời gian trong trạm hợp lý nhất.

Nếu ít người sẽ không phát huy được công suất trang bị, khối lượng công việc cho một người quá nhiều, tiếu các thợ chuyên môn sẽ giảm chất lượng bảo dưỡng - sửa chữa, thời gian dừng xe trong trạm lâu

Nếu bố trí nhiều quá: cản trở đi lại, hao phí nhân lực. Xuất phát từ những vấn đề trên và căn cứ vào số lượng trang bị và nhu cầu bảo dưỡng, sửa chữa xe ở Trung tâm Tân Đạt, số thợ và trình độ chuyên môn của thợ trong công ty. Từ đó bố trí sắp xếp số lượng thợ và bậc thợ cho từng vị trí công việc và được thống kê trên bảng 3.3 đảm bảo tính kinh tế, kỹ thuật, phù hợp giữa lý luận và thực tiễn công việc.

KẾT LUẬN

Thiết kế trạm bảo dưỡng ô tô là một nhiệm vụ cấp bách và có ý nghĩa thiết thực đối với các công ty vận tải hành khách tại Hà Nội.

Trong bản đồ án tốt nghiệp này tôi đã góp phần nhỏ bé của mình vào việc giải quyết nhiệm vụ đó.

Về lý thuyết tôi đã nêu lên được cơ sở khoa học của việc thiết kế trạm bảo dưỡng sửa chữa là dựa trên biên chế tổ chức, điều kiện địa hình và cường độ sử dụng xe của công ty có tính đến đặc điểm của khu khu kinh tế cố định và các yêu cầu đối với việc thiết kế trạm, xưởng.

Trong phần tính toán tôi đã đi sâu vào các nội dung tính toán công nghệ đối với trạm bảo dưỡng sửa chữa đảm bảo cho trạm không thiếu hoặc thừa công suất, có các trang bị phù hợp và đáp ứng được các yêu cầu về thông gió, chiếu sáng.

Đồ án cũng đưa ra được một sơ đồ tổ chức quá trình công nghệ bảo dưỡng, sửa chữa xe hợp lý và đề xuất các biện pháp thiết thực nhằm bảo đảm an toàn lao động trong trạm.

Qua thời gian gần 3 tháng nghiên cứu tỉ mỉ tài liệu và đi khảo sát thực tế ở các công ty vận tải hành khách Hà Nội bằng sự chủ động, nỗ lực cố gắng của bản thân cộng với sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy Nguyễn Văn Dũng cùng các thầy giáo trong bộ môn xe ô tô, khoa động lực đến nay đồ án tốt nghiệp của tôi đã hoàn thành với đầy đủ nội dung được giao và theo đúng thời gian quy định.

Tuy nhiên do khuôn khổ của đồ án có hạn nên tôi không thể đề cập hết mọi vấn đề có liên quan đến việc thiết kế mới hoàn toàn một trạm bảo dưỡng, sửa chữa. Rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các thầy và bạn bè.

Một phần của tài liệu nghiên cứu, thiết kế trạm bảo dưỡng, sửa chữa ở các công ty vận tải hành khách tại hà nội (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w