Quy định về phòng cháy

Một phần của tài liệu nghiên cứu, thiết kế trạm bảo dưỡng, sửa chữa ở các công ty vận tải hành khách tại hà nội (Trang 69 - 71)

XVIII. Phòng vệ sinh

4.3.Quy định về phòng cháy

Hình 3.2: Mặt bằng trạm bảo dưỡng sửa chữa

4.3.Quy định về phòng cháy

Để bảo đảm an toàn về phòng cháy trong trạm mọi người phải thực hiện các quy định sau:

Không hút thuốc lá và đốt lửa ở nơi đã có quy định cấm;

Không để trong xe các vật dễ cháy, đặc biệt là các thùng chứa xăng, dầu, mỡ và các loại vật liệu dễ cháy. Không để nhiên liệu ngoài khu vực quy định.

Chỉ được hàn ở những nơi đã được quy định.

Dụng cụ và vật liệu cứu hỏa phải được trang bị đầy đủ, đúng vị trí thuận tiện cho sử dụng, thường xuyên duy trì các chế độ trực, canh gác bảo vệ; phải có phương án chữa cháy và phải được luyện tập.

Khi xảy ra cháy phải sử dụng mọi lực lượng và phương tiện tại chỗ để chữa cháy; nếu hỏa hoạn lớn vượt quá khả năng chữa cháy của công ty thì phải kịp thời báo cho cơ quan chữa cháy nơi gần nhất.

Khi xảy ra mất an toàn trong quá trình làm việc thì nguyên tắc xử lý chung là:

Phải giữ nguyên hiện trường, lập biên bản, tìm nguyên nhân. Trong trường hợp cần thiết phải cấp cứu người cứu người có nguy cơ bị tử vong, phương tiện có nguy cơ bị phá hủy phải nhanh chóng cứu chữa, sau đó báo cáo lên cấp trên có trách nhiệm đến điều tra, xác minh, giải quyết hậu quả.

Xử lý tai nạn chảy máu: Phải nhanh chóng ga-rô, băng cầm máu, sau đó xử lý theo nghiệp vụ chuyên môn.

Khi bị điện giật thì nhanh chóng tìm cách ngắt nguồn điện (khi gỡ người bị giật phải dùng vật cách điện) và thực hiện hô hấp nhân tạo đối với người bị nạn.

Trong mọi trường hợp xảy ra mất an toàn đối với người làm việc trong trạm đều phải nhanh chóng báo cho y tế để xử lý theo chuyên môn nghiệp vụ.

Chương 5

Một phần của tài liệu nghiên cứu, thiết kế trạm bảo dưỡng, sửa chữa ở các công ty vận tải hành khách tại hà nội (Trang 69 - 71)