2.2.5.1. Âm dương và Dược liệu:
a. Ngũ vị, tứ tính và thuộc tính Âm dương hàn nhiệt của thuốc đông dược:
Ngũ vị là 5 vị: tân (cay), toan (chua), khổ (đắng), cam (ngọt), hàm (mặn), trong đó: cay, ngọt thuộc Dương; đắng, mặn thuộc vị, có thuộc tính Âm; vị chua vừa có Dương vừa Âm.
Tứ tính là nói về sự thăng giáng trầm phù, những vị thuốc tỷ trọng nhẹ như hoa lá cành khi tác dụng trong cơ thể có xu hướng thăng lên trên và phù việt ra
dụng trong cơ thể có xu hướng trầm giáng xuống và thẩm lợi vào trong thuộc âm. Thuộc tính Âm dương trong thuốc, những thuốc nâng cao cơ năng hoạt động của con người như thuốc bổ khí, thuốc bổ dương, thuốc tăng dị hóa, tăng hoạt động cơ thể, tăng hưng phấn thần kinh,...là thuốc có thuộc tính dương, gọi là dương dược. Những thuốc bồi bổ dinh dưỡng cho tạng phủ, bổ huyết, bổ âm, tăng quá trình đồng hóa, giảm hưng phấn, tăng ức chế thần kinh, có tác dụng giảm hoạt động, an thần,... có thuộc tính âm, gọi là âm dược.
Thuộc tính hàn nhiệt trong thuốc, những thuốc ấm, thuốc nóng, rất nóng là thuốc có tính nhiệt chỉ dùng cho bệnh do hàn gây ra; Thuốc mát, thuốc lạnh, rất lạnh chỉ dùng cho bệnh nhiệt, ôn, hỏa viêm là thuốc có tính hàn; tính hàn thuộc âm dược, tính nhiệt là dương dược.
Vị đạm, tính bình là chỉ những vị thuốc không có vị cay, chua, đắng, ngọt, mặn và cũng không nóng, không lạnh.
b. Cách sử dụng thuốc theo học thuyết Âm dương:
Bệnh có bản chất là nhiệt phải dùng thuốc đối lập đó là thuốc có tính hàn và ngược lại, tùy theo mức độ nhiệt, hàn mà dùng thuốc hàn, nhiệt mạnh hay yếu, liều ít hay nhiều. Ví dụ cách sử dụng thuốc (Xem Phụ lục 1 – Trang PL1)
2.2.5.2. Ngũ hành và Dược liệu:
Y học cổ truyền dùng Ngũ hành áp dụng vào việc sử dụng thuốc đối với bệnh tật của tạng phủ trên cơ sở liên quan giữa Vị, Sắc,… đối với tạng phủ, đây là nền tảng của việc “Quy Kinh”(4).
Việc áp dụng màu sắc của Ngũ hành vào dược liệu cũng đang được các nước phương Tây quan tâm đến và áp dụng việc dán nhãn vào các loại thực phẩm căn cứ theo các giá trị dinh dưỡng:
− Nhãn xanh đậm trên các sản phẩm sữa chỉ rõ rằng các loại thực phẩm đó tốt cho xương và răng.
− Màu vàng dán vào bánh mì và các loại ngũ cốc chỉ rõ rằng những loại này là thức ăn cung cấp năng lượng.
− Màu đỏ dán vào cá và thịt chỉ rõ những loại này bổ máu và cơ.