2.2.4. Âm dương Ngũ hành và Chẩn bệnh:
Trong điều trị bệnh, việc chuẩn đoán chính xác triệu chứng là yếu tố then chốt dẫn đến cách chữa bệnh hữu hiệu.
2.2.4.1. Âm dương và Chẩn bệnh:
Việc chẩn đoán bệnh tật cần phải dựa vào sự biến hoá của Âm dương vì Âm dương mất điều hoà là gốc của sự biến hoá bệnh lý. Dù dùng cách biện chứng nào (theo tạng phủ, theo kinh lạc, theo khí huyết tân dịch, theo lục kinh, theo vệ khí dinh huyết, theo tam tiêu) cũng đều quy về bát cương là biểu, lý, hàn, nhiệt, hư, thực và Âm dương (tổng cương). Biểu chứng, nhiệt chứng, thực chứng đều thuộc về Dương. Lý chứng, hàn chứng, hư chứng đều thuộc về Âm. Cho nên bệnh tình tuy thiên biến vạn hoá song không ra ngoài phạm vi của Âm dương.
Thiên Âm dương ứng tượng đại luận sách Tố Vấn ở Thiên 5 nói: "Người giỏi chẩn bệnh khi xem sắc án mạch, trước tiên phải phân biệt cho được Âm dương", hiểu biết Âm dương là mấu chốt chủ yếu của việc chẩn đoán. Trên cơ sở chẩn đoán, phải điều trị theo nguyên tắc trị bệnh cần tìm cái gốc của nó. Ý là phải tìm ra sự
thăng bằng.
Thiên chí chân yếu đại luận sách Tố Vấn Thiên 74 nói: "Cẩn thận tìm xem Âm dương mất cân bằng ở đâu để điều hoà cho thăng bằng ở đó là được", có thể thấy điều hoà Âm dương là nguyên tắc chung của việc chữa bệnh, theo tinh thần bệnh dương chữa âm, bệnh âm chữa dương. Đó là phép chữa thẳng vào mặt âm, mặt dương để khôi phục lại thăng bằng Âm dương cho bệnh nhân.
2.2.4.2. Ngũ hành và Chẩn bệnh:
Căn cứ vào các triệu chứng xuất hiện qua Ngũ hành như: Ngũ sắc, Ngũ vị, Ngũ quan, Ngũ chí... để tìm ra tạng phủ tương ứng bệnh.
Theo y học phương Đông, Ngũ hành gồm 5 yếu tố Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ gắn liền với 5 cơ quan: trán, mũi, cằm, 2 má và gắn liền với sự vận động đang xảy ra bên trong cơ thể như: tim, phổi, thậm chí cả trí não và trạng thái tinh thần...
− Trán:
Trán (nhân tố Hỏa) liên quan mật thiết đến tim, ruột non và yếu tố tinh thần. Khi khám vùng trán, nhìn thấy trán màu đỏ hoặc lờ mờ những mạch máu đỏ xuất hiện bất thường, chứng tỏ tim của bạn có vấn đề; da trán đổi màu cũng cho thấy cảm xúc thay đổi gần đây như bạn đang đau buồn hoặc mất kiểm soát vì điều gì phiền lòng trong cuộc sống. Điều này rất dễ nhận ra với những người hay có tâm trạng dễ xáo trộn, họ sẽ có những nếp nhăn trên trán, giữa 2 lông mày.
− Mũi:
Mũi (nhân tố Thổ) là cơ quan biểu hiện tình trạng sức khỏe của dạ dày, lá lách và tuyến tụy.
Dấu hiệu bất thường qua các mụn hai bên cánh mũi, nó cho thấy bữa ăn của bạn ngày hôm trước như bạn ăn quá nhiều đồ cay, rán kỹ, đồ béo hoặc đồ có chứa nhiều đạm, kết quả là bạn sẽ bị khó tiêu hóa, táo bón hoặc tiêu chảy.
Các mao mạch vỡ hoặc màu đỏ chạy dọc trên sống mũi có thể chỉ ra rằng bạn lạm dụng rượu hoặc đơn giản bạn đang lo lắng quá mức và stress.
hormon và các tuyến trên cơ thể, da quanh cằm và miệng có những mảng tối màu chỉ ra vấn đề về thận và bàng quang, mụn trứng cá trên cằm cũng chứng tỏ hormone mất cân bằng. Vấn đề này thường do cơ thể đang tạo ra quá nhiều hormone sinh dục. Nhìn vào nhân trung, nếu đường ngang trên nhân trung đổi màu chỉ ra vấn đề viêm dạ con hoặc u xơ tử cung.
− Má phải:
Má phải (nhân tố Kim) kết nối với phổi và ruột già, vấn đề với phổi và các ruột già thường biểu hiện qua sự biến màu da trên má bằng mụn trứng cá nhẹ xuất hiện hay má hơi đỏ một cách bất thường, cơ thể đang nhiễm lạnh, hô hấp có vấn đề cũng biểu hiện ngay lập tức trên má. Người sắp hen cũng sẽ có những biểu hiện trên má phải như: đỏ, vảy, hoặc hơi xanh xao, thô ráp…Sắc hơi xanh trên má phải có thể báo nguy về viêm phổi hoặc thiếu oxy khi co thắt cuống phổi.
− Má trái:
Má trái (nhân tố Mộc) gắn liền với gan, túi mật. Vỡ mao mạch hay đỏ má, đặc biệt là gần ngay cạnh cánh mũi, chỉ ra bạn gan nóng, viêm gan hoặc có độc tố trong gan. Mạch phồng, má thô ráp và đỏ đôi khi là dấu hiệu của huyết áp cao và tức giận dồn nén trong lòng. Sắc hơi vàng nhạt trên má trái, phía dưới mắt chỉ ra bệnh sỏi mật hay lượng cholesterol hoặc chất béo tự nhiên quá cao mà gây ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của hệ thống gan mật.
2.2.5. Âm dương Ngũ hành và Dược liệu:2.2.5.1. Âm dương và Dược liệu: 2.2.5.1. Âm dương và Dược liệu:
a. Ngũ vị, tứ tính và thuộc tính Âm dương hàn nhiệt của thuốc đông dược:
Ngũ vị là 5 vị: tân (cay), toan (chua), khổ (đắng), cam (ngọt), hàm (mặn), trong đó: cay, ngọt thuộc Dương; đắng, mặn thuộc vị, có thuộc tính Âm; vị chua vừa có Dương vừa Âm.
Tứ tính là nói về sự thăng giáng trầm phù, những vị thuốc tỷ trọng nhẹ như hoa lá cành khi tác dụng trong cơ thể có xu hướng thăng lên trên và phù việt ra
dụng trong cơ thể có xu hướng trầm giáng xuống và thẩm lợi vào trong thuộc âm. Thuộc tính Âm dương trong thuốc, những thuốc nâng cao cơ năng hoạt động của con người như thuốc bổ khí, thuốc bổ dương, thuốc tăng dị hóa, tăng hoạt động cơ thể, tăng hưng phấn thần kinh,...là thuốc có thuộc tính dương, gọi là dương dược. Những thuốc bồi bổ dinh dưỡng cho tạng phủ, bổ huyết, bổ âm, tăng quá trình đồng hóa, giảm hưng phấn, tăng ức chế thần kinh, có tác dụng giảm hoạt động, an thần,... có thuộc tính âm, gọi là âm dược.
Thuộc tính hàn nhiệt trong thuốc, những thuốc ấm, thuốc nóng, rất nóng là thuốc có tính nhiệt chỉ dùng cho bệnh do hàn gây ra; Thuốc mát, thuốc lạnh, rất lạnh chỉ dùng cho bệnh nhiệt, ôn, hỏa viêm là thuốc có tính hàn; tính hàn thuộc âm dược, tính nhiệt là dương dược.
Vị đạm, tính bình là chỉ những vị thuốc không có vị cay, chua, đắng, ngọt, mặn và cũng không nóng, không lạnh.
b. Cách sử dụng thuốc theo học thuyết Âm dương:
Bệnh có bản chất là nhiệt phải dùng thuốc đối lập đó là thuốc có tính hàn và ngược lại, tùy theo mức độ nhiệt, hàn mà dùng thuốc hàn, nhiệt mạnh hay yếu, liều ít hay nhiều. Ví dụ cách sử dụng thuốc (Xem Phụ lục 1 – Trang PL1)
2.2.5.2. Ngũ hành và Dược liệu:
Y học cổ truyền dùng Ngũ hành áp dụng vào việc sử dụng thuốc đối với bệnh tật của tạng phủ trên cơ sở liên quan giữa Vị, Sắc,… đối với tạng phủ, đây là nền tảng của việc “Quy Kinh”(4).
Việc áp dụng màu sắc của Ngũ hành vào dược liệu cũng đang được các nước phương Tây quan tâm đến và áp dụng việc dán nhãn vào các loại thực phẩm căn cứ theo các giá trị dinh dưỡng:
− Nhãn xanh đậm trên các sản phẩm sữa chỉ rõ rằng các loại thực phẩm đó tốt cho xương và răng.
− Màu vàng dán vào bánh mì và các loại ngũ cốc chỉ rõ rằng những loại này là thức ăn cung cấp năng lượng.
− Màu đỏ dán vào cá và thịt chỉ rõ những loại này bổ máu và cơ.
2.2.6. Âm dương Ngũ hành và Châm Cứu: (Xem Phụ lục 2.3 Trang PL8 PL8
2.2.7. Âm dương Ngũ hành và Điều trị:2.2.7.1. Âm dương và Điều trị: 2.2.7.1. Âm dương và Điều trị:
Điều trị bệnh là lập lại sự quân bình Âm dương bằng nhiều phương pháp khác nhau, các y sĩ thường dùng châm cứu và cho thuốc uống để chữa bệnh.
− Nguyên tắc chung:
Bệnh do dương thịnh phải làm suy giảm phần dương (Tả dương), bệnh do âm thịnh phải làm suy giảm phần âm (Tả âm).
− Về thuốc:
• Bệnh về Âm dùng thuốc Dương (ôn, nhiệt) để chữa.
• Bệnh về Dương, dùng thuốc Âm (Hàn, lương) để chữa. − Về châm cứu:
• Bệnh nhiệt dùng châm, Bệnh hàn dùng cứu.
• Bệnh thuộc Tạng (âm) dùng các Du huyệt ở lưng (dương) để chữa.
• Bệnh thuộc Phủ (dương), dùng các huyệt Mộ ở ngực, bụng (âm) để chữa.
2.2.7.2. Ngũ hành và Điều trị:
Trong việc điều trị, cần nắm vững quy luật Sinh Khắc của Ngũ hành thì việc trị liệu mới đạt được hiệu quả cao.
a. Tương sinh:
Cần nhớ nguyên tắc: "Hư bổ mẫu, Thực tả tử".
− Hư bổ mẫu: phải nhớ chính xác “cái sinh ra nó” để bổ cho mẹ nó thì mẹ nó giúp cho nó và như thế nó sẽ lành bệnh.
− Thực Tả Tử là điều trị ở tạng phủ hoặc kinh được “nó sinh ra”.
Thí dụ: Mộc sinh Hỏa thì thay vì tả Mộc lại tả Hỏa. Do đó, trong châm cứu, thay vì Tả Huyệt Đại Đôn (Mộc huyệt của can) lại Tả huyệt Hành gian (Hỏa huyệt của Can).
bệnh xuất huyết.
Huyết màu đỏ thuộc Hỏa, có thể dùng những vị thuốc màu đen (hoặc sao cháy thành than) như Cỏ mực, Trắc bá,... để chữa, vì màu đen thuộc Thủy, Thủy khắc Hỏa.
c. Bảng tóm tắt điều trị bằng ngũ hành:
Tạng Phủ Bổ, Hư Bổ Mẫu Lý Do Tả,
Thực Tả Tử Lý Do
Can Mộc Thận Thủy Thủy sinh Mộc Tâm Hỏa Mộc sinh Hỏa Tâm Hỏa Can Mộc Mộc sinh Hỏa Tỳ Thổ Hỏa sinh Thổ Tỳ Thổ Tâm Hỏa Hỏa sinh Thổ Phế Kim Thổ sinh Kim Phế Kim Tỳ Thổ Thổ sinh Kim Thận Thủy Kim sinh Thủy Thận Thủy Phế Kim Kim sinh Thủy Can Mộc Thủy sinh Mộc
2.2.8. Âm dương Ngũ hành và Phòng Bệnh:2.2.8.1. Âm dương và Phòng Bệnh: 2.2.8.1. Âm dương và Phòng Bệnh:
Dương sinh dương, cơn nóng giận, tức tối sẽ sinh nóng giận tức tối khác,... cần làm âm hóa chúng bằng những tư tưởng và hành động âm như nghĩ đến những sự yên tĩnh, hoà bình,... dùng những lời nói êm dịu, nhẹ nhàng,... đến những nơi thanh tĩnh, yên lặng,...
Âm sinh âm, sự chán nản, buồn phiền,... sẽ dẫn đến chán nản buồn phiền khác. Cần làm dương hóa chúng bằng những tư tưởng và hành động dương như hoạt động tích cực, hăng say, dùng những lời nói quyết đoán phấn khởi,...
2.2.8.2. Ngũ hành và Phòng Bệnh:
Dựa vào Ngũ hành vận khí để biết được đặc điểm của bệnh tật từng năm để dự phòng.
Dựa vào màu sắc, khí, vị của thức ăn, mà biết bệnh gì nên ăn hoặc kiêng những gì.
hệ gây rối loạn dẫn đến xáo trộn bệnh lý. Công việc này đòi hỏi phải đào sâu vào từng hành để tìm ra những mối quan hệ giữa các rối loạn với các hành về phương diện y học cổ truyền lẫn y học hiện đại, nắm được phương pháp lý luận biện chứng, sẽ giúp rất nhiều trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh.
2.2.9. Điều hòa Âm dương Ngũ hành: (Xem Phụ lục 2.4 Trang PL11 2.3 Cơ sở Triết học Phương Đông trong lý luận y học cổ truyền phương 2.3 Cơ sở Triết học Phương Đông trong lý luận y học cổ truyền phương Đông về sức khỏe và bệnh tật
Dựa trên cơ sở của triết học phương Đông, đặc biệt là triết học Trung Quốc cổ đại, người phương Đông cổ xưa quan niệm về sức khoẻ và bệnh tật tương đối toàn diện. Họ coi sức khoẻ của con người không chỉ đơn thuần là sự cường tráng về thể chất mà còn là sự thoải mái cả về đời sống tinh thần. Từ việc chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng tới sức khoẻ và bệnh tật của con người như di truyền, môi trường tự nhiên, xã hội, các nhà lý luận y học cổ truyền phương Đông đã đưa ra những phương pháp chẩn đoán, điều trị, dự phòng bệnh tật và nâng cao sức khoẻ cho con người hết sức độc đáo và hữu hiệu mà cho đến nay vẫn còn giá trị. Vì vậy, việc nghiên cứu và kế thừa các tinh hoa của y học cổ truyền phương Đông trong quá trình phát triển nền y học nước nhà hiện này là điều cần thiết.
Những năm gần đây, dưới ánh sáng của tri thức khoa học hiện đại, quan niệm của chúng ta về sức khoẻ và bệnh tật ngày càng được mở rộng, các phương pháp phòng và điều trị bệnh tật cũng trở nên phong phú, đa dạng hơn. Tuy nhiên, cũng từ đó lại xuất hiện ý kiến cho rằng, thật ra, những quan niệm được gọi là mới của chúng ta ngày nay về sức khoẻ và bệnh tật của con người có lẽ cũng không hoàn toàn mới hơn quan niệm của cha ông ta xưa, đặc biệt là quan niệm trong y học phương Đông; từ đó đã tạo ra những cuộc tranh luận khá sôi nổi về vấn đề này. Vậy thực chất quan niệm của người phương Đông cổ xưa về sức khoẻ và bệnh tật là gì? Bài viết của chúng tôi nhằm góp phần làm sáng tỏ vấn đề đặt ra ở trên.
Theo quan niệm thông thường, người có sức khỏe tốt là người ít ốm đau bệnh tật. Nhưng sức khoẻ là gì, bệnh tật là gì thì nhân loại từng có một thời gian dài chưa thống nhất quan niệm.
Thực ra, quan niệm coi sức khoẻ con người là sự thoải mái về thể chất, tâm thần xã hội không phải lúc bấy giờ mới xuất hiện, mà có từ rất sớm trong triết học phương Đông, đặc biệt là trong triết học Trung Quốc cổ đại. Người Trung Quốc thời tiền cổ cho rằng, con người là loài tối linh trong vạn vật, sự tồn tại "đời sống hiện thực" của con người không chỉ phụ thuộc vào thể xác mà còn phụ thuộc vào tinh thần. Sức khoẻ và bệnh tật của con người có liên quan tới các yếu tố: sự cường tráng, sự thoải mái, hay sự tổn thương, rối loạn về thể xác hay tinh thần của mỗi người. Từ đó, họ cho rằng, muốn nâng cao sức khoẻ hay chữa trị bệnh tật cần phải chú ý tới các yếu tố kể trên.
Đặc biệt, triết học Trung Quốc thời kỳ cổ đại có phái Âm dương gia với các thuyết "Âm dương ngũ hành" và "Thiên nhân hợp nhất" không chỉ thể hiện một thế giới quan duy vật chất phác và phép biện chứng ngây thơ của người phương Đông cổ xưa về con người và thế giới, mà còn là cơ sở triết học trực tiếp cho việc hình thành và phát triển lý luận y học cổ truyền phương Đông trong quan niệm về sức khoẻ và bệnh tật của con người. Cơ sở để tạo ra sức khoẻ là sự thống nhất, cân bằng của các yếu tố âm dương, ngũ hành, tương ứng với từng bộ phận, từng quá trình vận động sống của mỗi người. Cũng theo các tác giả của Hoàng Đế nội kinh, trong cơ thể con người, nếu một khi các yếu tố âm dương trở nên thiên lệch (thiên thắng hay thiên suy) ngũ hành (kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ) trở nên thái quá hoặc bất cập, từ đó làm cho cơ thể bị tổn thương, tinh thần không ổn định, thì bệnh tật nhất định sẽ nảy sinh, sức khoẻ của con người, do đó, mà suy giảm. Hoàng Đế nội kinh, thiên Âm dương ứng tượng đại luận, sách Tố vấn viết: “Người biết cách xa lánh hư tà, tặc phong (khí độc, gió độc), trong lòng điềm đạm, chân khí thuận theo, tinh
vậy được mãn nguyện”, “Hai khí âm dương mà nó vốn là trước sau của muôn vật, nó là gốc rễ của sự sống chết. Trái với nó thì tai hoạ sẽ sinh ra, thuận theo nó thì bệnh tật không mắc phải”.
Qua đây, có thể thấy, người phương Đông cổ xưa quan niệm về sức khoẻ và bệnh tật tương đối toàn diện. Sức khoẻ của con người không chỉ đơn thuần là sự cường tráng về thể chất mà còn là sự thoải mái cả về đời sống tinh thần. Thiếu một trong các yếu tố trên cũng đồng nghĩa với việc bệnh tật có thể xuất hiện bất cứ lúc nào đối với con người. Do vậy, giữa sức khoẻ và bệnh tật thường được quan niệm gắn liền với nhau. Đây chính là tính biện chứng trong tư duy y học của họ.
2.3.2. Các yếu tố tác động tới sức khoẻ và bệnh tật
Dựa vào quan niệm chỉnh thể trong các học thuyết triết học Âm dương ngũ hành và Thiên nhân hợp nhất, y học phương Đông cổ đại cho rằng, sức khoẻ và bệnh tật của con người thường xuyên chịu sự tác động của nhiều yếu tố; trong đó, mỗi yếu tố đều có các vai trò quan trọng khác nhau đối với sức khoẻ và bệnh tật của con