Âm dương Ngũ hành và Cơ thể:

Một phần của tài liệu Triết Học THUYẾT ÂM DƯƠNG - NGŨ HÀNH VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA HỌC THUYẾT ĐỐI VỚI NỀN Y HỌC CỦA PHƯƠNG ĐÔNG (Trang 25 - 27)

2.2.1.1. Âm dương và cơ thể: a. Trên là Âm, dưới là Dương:

Theo cách phân chia này thì đầu là “Âm” và chân là “Dương”.

Theo các nhà nghiên cứu: Ở tư thế nằm, đầu thấp, chân cao sẽ dễ nhớ và tiếp thu nhanh hơn, họ cho rằng vì máu dồn về não giúp não làm việc tốt hơn.

Người khỏe mạnh, trên mát (âm), dưới ấm (dương), tức Thủy giao xuống dưới, Hỏa giao lên trên, gọi là Thủy hỏa ký tế.

Ngược lại, khi bị bệnh thì trên nóng (dương) dưới lạnh (âm), tức là Thủy hỏa không tương giao với nhau gọi là Thủy hỏa vị tế.

b. Bên trái là Dương, bên phải là Âm:

Một cách tự nhiên, hầu như bao giờ chân trái cũng khởi động trước. Theo các nhà nghiên cứu, khi chuyển động trái đất tạo nên một dòng điện gọi là địa từ lực lôi cuốn mọi vật - địa từ lực này mang đặc tính âm. Theo nguyên tắc vật lý, 2 vật cùng cực đẩy nhau, khác cực hút nhau. Lực của trái đất là Âm, do đó sẽ hút lực Dương, vì thế có thể coi như chân trái mang đặc tính Dương. Điều này rất có giá trị trong việc

“Thiên Ngũ Tạng Sinh Thành Luận” ghi: "Phù ngôn chi Âm dương, Nội vi Âm, ngoại vi Dương, Phúc vi Âm, Bối vi Dương" (Nói về Âm dương, trong thuộc Âm, ngoài thuộc Dương, bụng thuộc Âm, lưng thuộc Dương).

Ngay từ trong bào thai, sự sắp xếp theo thứ tự trên cũng khá rõ: Bào thai nam: Dương khí tụ ở lưng nên thường quay lưng ra, do đó bụng người mẹ thường có dạng tròn và cứng. Trái lại, bào thai nữ: Âm khí tụ ở ngực nên thường quay mặt ra ngoài, do đó bụng người mẹ thường có dạng hình bầu dục (gáo nước) và mềm.

d. Âm dương và Tạng Phủ(2):

“Thiên Âm Dương Ứng Tượng Đại Luận" ghi: "Lục phủ giai vi dương, Ngũ tạng giai vi âm" (Lục phủ thuộc dương, Ngũ tạng thuộc âm). Như thế Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận thuộc Âm, còn Tiểu Trường, Đởm, Vị, Đại Trường, Bàng quang, Tam Tiêu thuộc Dương. Tâm Bào, được coi như một tạng mới, nên thuộc âm.

Có thể tạm hiểu như sau: theo "Kinh Dịch" mỗi vật thể, hiện tượng đều do 2 yếu tố: THỂ (hình thể) và DỤNG (công dụng, chức năng) tạo nên. Xét một vật nào đó, có thể có hình dạng (thể) là Âm nhưng lại có công dụng là Dương hoặc ngược lại “Thể” là Dương nhưng “Dụng” là Âm.

2.2.1.2. Ngũ hành và Tạng phủ:

Nếu đem đồ hình Thái cực áp dụng vào khuôn mặt và nhìn từ sau ra trước ta thấy:

− Trán thuộc Tâm. − Cằm thuộc Thận. − Má bên trái thuộc Can. − Má bên phải thuộc Phế. − Mũi thuộc Tỳ (trung ương).

Việc phân chia này giúp ích rất nhiều trong việc chẩn bệnh, Thí dụ: Nhìn thấy dấu hiệu báo bệnh ở vùng cằm có thể nghĩ đến bệnh lý ở thận,...

− Từ thắt lưng xuống thuộc Thận. − Nửa bên trái thuộc Can.

− Nửa bên phải thuộc Phế. − Bụng thuộc Tỳ.

Sự phân chia này giúp rất nhiều trong việc chẩn bệnh, Thí dụ: Có nhiều người chỉ cảm thấy lạnh nửa bên người, ...

Những người liệt nửa bên trái thường kèm theo đau nửa đầu, chảy nước mắt sống... (những biểu hiện của Can)... Liệt nửa phải thường kèm theo nói khó khăn, khó đi cầu (những biểu hiện của Phế, Đại trường)...

Một phần của tài liệu Triết Học THUYẾT ÂM DƯƠNG - NGŨ HÀNH VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA HỌC THUYẾT ĐỐI VỚI NỀN Y HỌC CỦA PHƯƠNG ĐÔNG (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w