CHƯƠNG II – CÁC HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY
2.4.2. Kênh phân phối:
Đối với các sản phẩm gia công xuất khẩu và xuất FOB, công ty tiến hành sản xuất theo các hợp đồng đã được ký trước và sau đó giao cho khách hàng. Còn đối với thị trường trong nước, sản phẩm được phân phối thông qua 4 kênh sau:
Hình 3 – Kênh phân phối sản phẩm trong nước.
Trong số bốn kênh tiêu thụ trên thì kênh 4 là kênh ít phổ biến nhất, đây là kênh tiêu thụ trong đó công ty tiến hành giao ngay sản phẩm hoàn chỉnh cho khách
Công ty cổ phần May 10
Tổng đại lý
Đại lý bao tiêu
Đại lý cấp 2 Khách hàng Cửa hàng công ty (2) ))) )) (3) ))) (4) ) (1))))
này thường là các tổ chức đặt hàng may đồng phục nhân viên, hay các trường học đặt may đồng phục học sinh.
Về tình hình tiêu thụ sản phẩm qua các kênh phân phối:
Bảng 10 - Cơ cấu doanh thu nội địa theo kênh phân phối.
(Đơn vị tính: triệu đồng)
Kênh tiêu thụ
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Giá trị (%)TL Giá trị (%)TL Giá trị (%)TL Giá trị (%)TL Kênh 1 10.536 13 19.726 27 24.954 27 36.617 37
Kênh 2 12.156 15 5.114 7 3.697 4 1.079 1
Kênh 3 34.038 42 29.225 40 35.120 38 29.656 30 Kênh 4 24.313 30 18.996 26 28.650 31 31.535 32 Tổng 81.043 100 73.061 100 92.421 100 98.887 100
(Nguồn: phòng Kinh doanh công ty cổ phần May 10)
Qua bảng số liệu trên ta thấy, kênh tiêu thụ 4 mặc dù chủ yếu là các đơn hàng đặt may đồng phục, song do có đặc điểm là không có hàng tồn kho nên cũng chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng doanh thu nội địa. Kênh tiêu thụ 3, luôn đóng vai trò là kênh tiêu thụ chủ lực, chiếm từ 30 – 40% doanh thu nội địa, với hệ thống cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm trên toàn quốc. Kênh tiêu thụ 1 cũng cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ của mình trong những năm qua cả về giá trị lần tỷ trọng. Do đó, công ty nên tập trung khai thác vào hai kênh tiêu thụ này. Trong khi kênh tiêu thụ 2 lại ngày càng thể hiện sự yếu kém trong việc tiêu thụ sản phẩm.
Số liệu thống kê về số lượng đại lý bao tiêu, tổng đại lý, đại lý cấp 2 và cửa hàng của công ty cổ phần May 10 ở trong nước tính đến hết năm 2007 như sau:
Bảng 11 – Hệ thống đại lý, cửa hàng tiêu thụ của công ty.
Khu vực Cửa hàng Đại lý bao tiêu Tổng đại lý
Miền Bắc 17 57 2
Miền Trung 2 9 0
Miền Nam 8 4 2
Cộng 27 70 4
(Nguồn: phòng Kinh doanh công ty cổ phần May 10)
Như vậy, hệ thống các cửa hàng và đại lý tập trung chủ yếu ở miền Bắc, đặc biệt là Hà Nội, vì đây là thị trường chính của công ty ở trong nước, các đối thủ cạnh tranh đều yếu hơn. Thị trường miền Trung có tiềm năng lớn, song sức mua lại yếu, trong khi đó, thị trường miền Nam tuy sức mua rất lớn, song lại có sự tập trung của những đối thủ rất mạnh như Việt Tiến, Nhà Bè, An Phước…cho nên việc tiêu thụ sản phẩm ở hai thị trường này còn khá hạn chế.