Đối thủ cạnh tranh:

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa cái chung và cái riêng trong việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng x• hội chủ nghĩa ở Việt Nam (Trang 25 - 26)

CHƯƠNG II – CÁC HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY

2.4.1.Đối thủ cạnh tranh:

Trong cơ chế thị trường, cũng như các sản phẩm khác, sản phẩm của công ty cổ phần May 10 cũng chịu sự cạnh tranh gay gắt từ nhiều đối thủ khác nhau ở cả thị trường trong nước lẫn thị trường nước ngoài. Đối với các sản phẩm xuất khẩu thì đối thủ cạnh tranh chính là hàng Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia… Đây cũng là những đối thủ mạnh đối với công ty ở cả thị trường trong nước, cùng với sự góp mặt của hàng nghìn những doanh nghiệp may khác, với một số tên tuổi rất mạnh như: Việt Tiến, Nhà Bè, An Phước, Thăng Long…. Có thể nói, đối thủ cạnh tranh toàn diện nhất của công ty chính là hàng Trung Quốc, ở cả thị trường nội địa lẫn nước ngoài. Từ loại sản phẩm rẻ tiền, chất lượng khá kém, cho đến hàng thời trang, hàng cao cấp, hàng Trung Quốc đều có đủ chủng loại với mẫu mã, kiểu dáng,

chủng loại, chất liệu khá phong phú, có thể đáp ứng được nhiều tầng lớp nhân dân, và đặc biệt là có giá cả khá rẻ.

Riêng với thị trường trong nước, các sản phẩm của công ty đều phải đối mặt với các sản phẩm cùng loại của nhiều đối thủ khác, như:

- Mặt hàng áo sơ-mi cao cấp: Đối thủ cạnh tranh là công ty may An Phước, với thương hiệu áo sơ-mi nam khá nổi tiếng.

- Mặt hàng quần âu: Đối thủ cạnh tranh là công ty may Việt Tiến, may Nhà Bè, với thương hiệu quần âu cao cấp, chiếm thị phần lớn ở sản phẩm này.

- Mặt hàng áo Jacket: Đối thủ cạnh tranh là công ty may Đức Giang, công ty may Thăng Long với sản phẩm có chất lượng tốt, mẫu mã đa dạng.

- Mặt hàng veston: Đối thủ cạnh tranh là công ty may Nhà Bè, đây là công ty sản xuất bộ veston nam đầu tiên tại Việt Nam, và có nhiều chủng loại.

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa cái chung và cái riêng trong việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng x• hội chủ nghĩa ở Việt Nam (Trang 25 - 26)