Đo kiểm các chỉ số KPI trong mạng UMTS

Một phần của tài liệu tối ưu hóa mạng 3 g (Trang 69 - 73)

Các nhà khai thác mạng định ra các chỉ số KPI chất lƣợng dịch vụ mạng cũng nhƣ các giá trị ngƣỡng cho từng loại chỉ số này. Các chỉ số KPI thƣờng đƣợc xem xét thay đổi bổ sung hàng năm tùy vào mục tiêu kinh doanh. Quản lý năng lực mạng và các công việc tối ƣu hóa tài nguyên mạng sẽ góp phần đảm bảo yêu cầu chất lƣợng dịch vụ đƣợc đặt ra.

Ở những khu vực có chất lƣợng dịch vụ không đảm bảo (những nơi có chỉ số KPI không đáp ứng đƣợc ngƣỡng cho phép), các công việc tối ƣu hóa sẽ đƣợc tiến hành. Năng lực của khu vực mạng đƣợc phân tích bằng các phƣơng pháp hiện có để tìm hiểu rõ nguyên nhân của vấn đề và từ đó đƣa ra các giải pháp thích hợp.

Để làm đƣợc việc này, ngƣời ta phải dựa vào các thông tin thu thập đƣợc từ khiếu nại của khách hàng, kết quả đo chất lƣợng trên các xe lƣu động và số liệu thống kê về hoạt động của mạng. Thông thƣờng, phân tích số liệu thống kê và khiếu nại khách hàng cho phép nhà khai thác phát hiện vấn đề và việc đo kiểm chất lƣợng dùng xe lƣu động sẽ xác nhận vấn đề cũng nhƣ giải pháp. Tuy vậy, nếu chỉ đo kiểm dùng xe lƣu động thì sẽ không giúp cho nhà khai thác có đƣợc một cái nhìn thấu đáo về dịch vụ cung cấp. Việc đo kiểm này chỉ là một chỉ thị về chất lƣợng dịch vụ cho nguồn lƣu lƣợng có tính lƣu động cao. Một lƣợng lớn lƣu lƣợng phát sinh trong mạng lại từ các nguồn không lƣu động.

Trong nhiều mạng di động ở châu Âu, trung bình chỉ có một lần chuyển vùng trong mỗi cuộc gọi. Điều này cũng có nghĩa rằng kết quả thống kê sẽ là phƣơng pháp tốt nhất để xác định các hạn chế về QoS trong mạng. Tuy nhiên, để xác định xu hƣớng phát triển của vấn đề về QoS, cũng nhƣ xác định nguyên nhân và hƣớng giải quyết, ngƣời ta cũng vẫn phải dựa trên kinh nghiệm của các chuyên gia. Các chỉ số KPI có ảnh hƣởng đến QoS và do đó cần đƣợc giám sát một cách chặt chẽ sẽ đƣợc trình bày trong phần sau.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 70

Việc thu thập các số liệu năng lực đƣợc thực hiện bởi các phần tử mạng hoặc các thiết bị đo kiểm đặt tại một số điểm trong mạng. Số liệu năng lực này có thể là một bộ đếm các sự kiện giao thức. Sau mỗi khoảng thời gian nhất định hoặc gần với thời gian thực, số liệu về năng lực đƣợc truyền tới hệ thống quản lý năng lực và giám sát tài nguyên ở mức cao hơn. Một ví dụ điển hình cho giải pháp dạng này là phần mềm WatchMark1 của Vallent Corporation. Phần mềm này nhận số liệu về năng lực từ RNC, MSC và GSN. Phần tử mạng nhƣ RNC ghi giá trị của bộ đếm của nó vào một báo cáo XML cứ sau 15 phút. File báo cáo này đƣợc gửi qua giao diện tƣơng thích với tiêu chuẩn CORBA của TMF tới WatchMark1 hay hệ thống quản lý mạng cấp cao khác. Các số liệu khác nhƣ lƣu lƣợng và mô hình cƣớc đƣợc gửi bởi các nguồn khác và nhƣ vậy ta sẽ có đƣợc một giải pháp tổng thể cho quản lý dịch vụ và kinh doanh.

3.1.3.1. Cảm nhận của khách hàng và tham số đo kiểm năng lực KPI theo 3GPP

Yếu tố chính quyết định thành công của dịch vụ (di động cũng nhƣ bất kỳ dịch vụ nào khác) là mức hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ. Do vậy, nhà vận hành mạng cần phải đo kiểm/đánh giá đƣợc chất lƣợng dịch vụ theo cảm nhận của khách hàng (QoE). Nhƣ vậy, một câu hỏi cần đƣợc đặt ra là “Liệu các phép đo năng lực của 3GPP có đánh giá đúng chất lƣợng dịch vụ theo cảm nhận của khách hàng?”. Nhƣ vậy, câu hỏi cần đƣợc đặt ra là “khi sử dụng dịch vụ, khách hàng cảm nhận đƣợc điều gì?”. Khi khách hàng sử dụng điện thoại di động, họ chỉ cần bật máy, thực hiện cuộc gọi thoại, thực hiện kết nối số liệu và tắt máy. Nếu mọi thứ đều tốt, họ cảm thấy dịch vụ đảm bảo. Các sự cố có thể xảy ra sẽ rơi vào một trong năm nhóm sau:

+ Thuê bao không thể đăng ký với mạng + Thuê bao không thể thiết lập cuộc gọi

+ Cuộc gọi đang thực hiện bị rớt trƣớc khi chủ gọi hoặc bị gọi hạ máy + Tốc độ tải số liệu kém, ảnh hƣởng đến dịch vụ số liệu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 71

Trong khi khách hàng không bao giờ quan tâm đến các vấn đề xảy ra trong mạng, nhà vận hành mạng cần phải tìm đƣợc nguyên nhân gây ra sự cố và đánh giá đƣợc mức độ ảnh hƣởng của sự cố đến chất lƣợng dịch vụ.

Quy trình quản lý chất lƣợng mạng:

Hình 3.1: Quy trình quản lý chất lượng mạng

Tiến trình bắt đầu với định nghĩa chất lƣợng. Mục tiêu chất lƣợng tổng thể “end to end” đƣợc định nghĩa và cho mỗi loại dịch vụ có các tiêu chuẩn xác định khác nhau. Các giá trị giới hạn đƣợc thiết lập cho mỗi chỉ số đánh giá hiệu suất mạng có liên quan.

3.1.3.2. Phần truy nhập vô tuyến UMTS

Phần quan trọng nhất trong mạng di động là giao diện vô tuyến và do vậy, phần UTRAN đƣợc điều khiển bởi RNC là điểm lý tƣởng để thu thập số liệu, qua đó cho một cái nhìn tổng thể về chất lƣợng giao diện vô tuyến. Do vậy, sẽ cần một thế hệ thiết bị đo kiểm mới cho phép bắt giữ nhiều terabyte số liệu từ giao diện UTRAN, thực hiện các chức năng lọc dữ liệu phức tạp và thực hiện việc liên hệ giữa các loại số liệu khác nhau, lƣu số liệu về năng lực chính trong cơ sở dữ liệu và hiển thị, xuất và nhập các kết quả đo với các thiết bị và thủ tục chuẩn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 72

3.1.3.3. Phần lõi

Các nhà vận hành mạng di động đang từng bƣớc chuyển dần sang mạng 3/4G. Trong kiến trúc mới này, mạng lõi sẽ chuyển từ mạng chuyển mạch kênh TDM và chuyển mạch gói ATM sang mạng lõi sử dụng IP. Với chuẩn 4G, việc hỗ trợ IP sẽ tới tận thiết bị đầu cuối.

Trong quá trình chuyển đổi, sẽ tồn tại song song phần chuyển mạch kênh TDM, chuyển mạch gói ATM và chuyển mạch gói IP. Tuy nhiên, chất lƣợng dịch vụ của các công nghệ chuyển mạch truyền thống là TDM cho thoại và ATM cho số liệu vốn đƣợc đảm bảo và phƣơng thức quản lý giám sát chất lƣợng đã hết sức rõ ràng.

Các tham số năng lực chính KPI cho mạng lõi IP

Các tính năng quản lý, đo kiểm chất lƣợng dịch vụ trong mạng lõi IP này cũng tƣơng tự nhƣ cho bất kỳ mạng IP nào khác. Liệt kê các tham số đánh giá năng lực mạng cần phải theo dõi trong mạng lõi.

Bảng 3.1 Tham số đánh giá năng lực mạng IP cho các loại dịch vụ khác nhau

Yêu cầu Tham số đánh giá năng lực

Truyền số liệu

Tối thiểu trễ và mất gói tin Đo đƣợc QoS

Jitter

Tỷ lệ mất gói tin Trễ

VoIP Tối thiểu trễ, mất gói tin, jitter

Jitter (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tỷ lệ mất gói tin Trễ

MOS Thỏa Đo đƣợc trễ, mất gói tin, Jitter

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 73 thuận dịch vụ jitter Chiều đi Tỷ lệ mất gói tin Trễ Chiều đi Độ chính xác cao Sẵn sàng dịch vụ

Đo kiểm kết nối Kiểm tra kết nối đến các thiết bị IP

Truyền video

Tối thiểu trễ, tỷ lệ mất gói tin

Jitter

Tỷ lệ mất gói tin Trễ

3.1.3.4. Phần mạng ngoài

Phần mạng ngoài của mạng di động có thể là mạng TDM, mạng VoIP, hay mạng truyền số liệu. Tùy vào loại mạng ngoài mà ngƣời ta sẽ cần phải đánh giá năng lực của chúng theo các phƣơng pháp khác nhau. Việc đánh giá năng lực này cũng tƣơng tự nhƣ đối với các thành phần mạng đã nói ở trên.

Một phần của tài liệu tối ưu hóa mạng 3 g (Trang 69 - 73)