Những điều cần biết trong việc tối ƣu hoá hệ thống

Một phần của tài liệu tối ưu hóa mạng 3 g (Trang 67 - 117)

Tối ƣu mạng là một quá trình để cải thiện toàn bộ chất lƣợng mạng khi đã thử nghiệm bởi các thuê bao di động và đảm bảo rằng các nguồn tài nguyên mạng đƣợc sử dụng một cách hiệu quả. Quá trình tối ƣu bao gồm:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 68

+ Phân tích các kết quả đo đạc + Điều chỉnh mạng

Giai đoạn đầu của quá trình tối ƣu mạng là định nghĩa các tiêu chí hiệu năng chính bao gồm các kết quả đo ở hệ thống quản lý mạng và số liệu đo ngoài hiện trƣờng hay bất kỳ thông tin khác có thể sử dụng để xác định chất lƣợng dịch vụ.

Tiếp theo, việc phân tích các kết quả đo đạc nhằm mục đích phân tích chất lƣợng mạng để cung cấp cho nhà khai thác một bức tranh tổng quan về chất lƣợng và hiệu quả sử dụng. Phân tích chất lƣợng và báo cáo bao gồm việc lập kế hoạch về các trƣờng hợp đo tại hiện trƣờng và đo bằng hệ thống quản lý mạng. Sau khi đã đặc tả các chỉ tiêu chất lƣợng dịch vụ và đã phân tích số liệu thì có thể lập ra báo cáo điều tra. Đối với hệ thống thông tin di động thế hệ 2, thì chất lƣợng bao gồm: thống kê các cuộc gọi bị rớt, phân tích nguyên nhân bị rớt, thống kê chuyển giao và kết quả đo các lần gọi thành công. Các hệ thống thông tin di động thế hệ 3 có các dịch vụ rất đa dạng nên cần phải đƣa ra các định nghĩa mới về chất lƣợng dịch vụ.

Với sự trợ giúp của hệ thống quản lý và vận hành bảo dƣỡng mạng (OSS) có thể phân tích thống kê hiệu suất mạng trong một khoảng thời gian đã sử dụng, hiện tại và dự báo cho tƣơng lai. Ngoài ra, có thể phân tích hiệu suất thông qua các thuật toán quản lý tài nguyên vô tuyến RRM và các thông số của chúng KPI điển hình nhƣ: tổng công suất phát trạm gốc, tổng phí chuyển giao mềm; tốc độ ngắt cuộc gọi; trễ dữ liệu gói... Sau đó tiến hành so sánh KPI với các giá trị mục tiêu sẽ chỉ ra các vấn đề tồn tại của mạng để có thể tiến hành điều chỉnh mạng. Việc điều chỉnh mạng bao gồm: cập nhật các thông số RRM (ví dụ các thông số chuyển giao; các công suất kênh chung; số liệu gói); thay đổi hƣớng anten trạm gốc, có thể điều chỉnh hƣớng anten trạm gốc bằng bộ điều khiển từ xa trong một số trƣờng hợp (nhƣ khi vùng chồng lấn với cell lân cận quá lớn, nhiễu cell cao và dung lƣợng hệ thống thấp).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 69

Một phần của tài liệu tối ưu hóa mạng 3 g (Trang 67 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)