Chuẩn 3G mà Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam đã cấp phép là chính là WCDMA ở băng tần 2100 MHz. Công nghệ này hoạt động dựa trên CDMA và có khả năng hỗ trợ các dịch vụ đa phƣơng tiện tốc độ cao nhƣ video, truy cập Internet, hội thảo có hình... WCDMA nằm trong dải tần 1920 MHz - 1980 MHz, 2110 MHz - 2170 MHz...
Đây là sự lựa chọn đúng đắn bởi theo sự phân tích ở trên ta thấy rằng ở băng tần đã đƣợc cấp phép (1900-2200 MHz) cho mạng 3G ở Việt Nam hiện tại mới chỉ có công nghệ WCDMA là đã sẵn sàng. Các công nghệ khác, kể cả CDMA2000-1x EV-DO là chƣa sẵn sàng ở đoạn băng tần này vào thời điểm hiện nay. Công nghệ EV-DO sớm nhất cũng chỉ có mặt ở băng tần 1900-2200 MHz vào năm 2010 khi Rev.C đƣợc thƣơng mại hoá. Mặc dù một số nƣớc trên thế giới cấp phép băng tần 3G theo tiêu chí độc lập về công nghệ (không gắn việc cấp băng tần với bất kỳ công nghệ nào) nhƣng thực tế triển khai ở nhiều nƣớc cho thấy trong băng tần 1900-2200 MHz, công nghệ WCDMA/HSPA vẫn là công nghệ chủ đạo, đƣợc đa số các nhà khai thác lựa chọn. Quy mô thị trƣờng lớn của công nghệ này cũng đảm bảo rằng nó sẽ đƣợc tiếp tục phát triển trong tƣơng lai.
Công nghệ W-CDMA có các đặc tính năng cơ sở sau: + Hoạt động ở CDMA băng rộng với băng tần 5MHz;
+ Lớp vật lý linh hoạt để tích hợp tất cả các tốc độ trên một sóng mang; + Tái sử dụng bằng 1.
Ngoài ra công nghệ này có các tính năng tăng cƣờng sau: + Phân tập phát;
+ Anten thích ứng
+ Hỗ trợ các cấu trúc thu tiên tiến.
W-CDMA nhận đƣợc sự ủng hộ lớn nhất trƣớc hết nhờ tính linh hoạt của lớp vật lý trong việc hỗ trợ các kiểu dịch vụ khác nhau, đặc biệt là các dịch vụ tốc độ bít thấp và trung bình.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 38