Đối với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thì chất lượng nhân lực có thể dễ dàng được đánh giá dựa vào bằng cấp, năng suất lao động, chất lượng sản phẩm mà người lao động làm ra ... tóm lại có thể đo lường hóa hiệu quả làm việc của người lao động. Còn riêng với lĩnh vực kinh doanh dịch vụ, ngay cả chất lượng sản phẩm cũng rất khó đo lường thì vấn đề "đo lường" để đánh giá chất lượng nhân lực là bài toán khó khăn, nan giải đối với nhà quản lý, để có thể đưa ra những quyết định đúng đắn nhất trong chế độ lương, thưởng, kỉ luật ...
Tiêu chí
Thông thường trong khách sạn, nhà quản lý đánh giá chất lượng nhân lực dựa vào: bằng cấp chuyên môn, kinh nghiệm, khả năng giao tiếp, trình độ ngoại ngữ (chủ yếu là kĩ năng giao tiếp), kĩ năng làm việc theo nhóm, khả
năng kiểm soát bản thân, tính tự chủ, số ngày công, tài năng riêng, thái độ, trách nhiệm đối với công việc, khả năng làm hài lòng khách ...
Phương pháp đánh giá
- Bảng chấm công (kết hợp phiếu trưng cầu ý kiến của khách) - Quan sát, đánh giá, cho điểm
- Phỏng vấn cuối tháng - Bảng hỏi
Bảng chấm công: Thể hiện các chỉ tiêu về thời gian làm việc, được chấm công hàng ngày. Qua đó có thể đánh giá về tính nghiêm túc và ý thức về giờ giấc làm việc của nhân viên (đi làm đúng giờ, đều đặn, làm thay cho nhân viên khác, nghỉ vô kỉ luật, trốn việc, mắc lỗi...)
Ngoài ra còn kết hợp với phiếu trưng cầu ý kiến của khách về mức độ cảm nhận sau khi tiêu dùng dịch vụ tại khách sạn, nếu khách tỏ thái độ hài lòng và phản ánh với quản lý thì nhân viên đó sẽ được đánh giá rất cao. Căn cứ vào lời nhận xét của khách hàng se có cái nhìn khách quan hơn về kết quả lao động của nhân viên.
Mức độ hài lòng của khách là dấu hiệu cơ bản cho thấy sự thỏa mãn nhu cầu của họ. Tuy nhiên vấn đề đo lường mức độ hài lòng của khách là vấn đề vô cùng khó khăn và khó thu được kết quả chính xác vì đây là vấn đề tương đối tế nhị. Một số khách hàng thẳng thắn sẽ nói ra cảm nhận của mình, nhưng phần lớn số khách còn lại do tế nhị, lịch sự vẫn nói hài lòng, nhưng thực tế họ không hề muốn quay trở lại khách sạn đó dù chỉ trong ý nghĩ. Với đối tượng khách này mới là vấn đề gai góc đáng lo ngại cho nhà quản lý.
Quan sát, đánh giá và cho điểm: Thường xuyên kiểm tra giữa giờ, kiểm tra đột xuất công việc của nhân viên để ghi chép, phát hiện ra ưu điểm và nhược điểm để giúp nhân viên nhận ra, phát huy thế mạnh đồng thời khắc
phục sửa chữa khuyết điểm. Có như vậy thì mới đưa ra được những nhận xét đánh giá chính xác về thực lực thực sự của nhân viên
Khi Sử dụng phương pháp quan sát cần phải:
+ Ghi chép cẩn thận kỹ lưỡng mỗi hoạt động được thực hiện. + Ghi chép điều kiện làm việc, phương tiện vật liệu đã dùng.
+ Xem xét lại những ghi chép có liên quan đến những yếu tố công việc. + Đánh giá tỷ lệ phần trăm thời gian cho mỗi hoạt động đã chính xác hay chưa.
Phiếu đánh giá nhân viên cuối tháng thông thường bao gồm các chỉ tiêu: + Giờ giấc
+ Làm việc linh hoạt, nhanh nhẹn + Tính tự chủ trong công việc
+ Khả năng kiểm soát và xử lý các tình huống bất ngờ + Khả năng sử dụng ngoại ngữ khi giao tiếp với khách + Tinh thần đồng đội, kĩ năng làm việc theo nhóm + Mắc lỗi (đổ vỡ, làm khách không hài lòng, gây sự ... )
Với mỗi chỉ tiêu có một thang điểm nhất định, thông thường là thang điểm 10
Phỏng vấn cuối tháng: Là phương pháp hay được áp dụng trong các khách sạn hiện nay. Qua phỏng vấn trực tiếp, nhân viên có quyền được nói lên năng lực của bản thân, tự nhận lỗi đồng thời bày tỏ quan điểm của mình, cũng như có cơ hội để bảo vệ lợi ích cá nhân, nhân viên qua đây có thể góp ý cho quản lý về một số vấn đề liên quan đến khách sạn như các chính sách không hợp lý, các thủ tục rườm rà cần phải bỏ... Điều này thể hiện cách thức quản lý hai chiều mang tính khoa học rất cao.
Bảng hỏi: Trong việc đánh giá kết quả lao động phải hiểu rõ từng con người, từng tổ, từng đội lao động. Vì thế muốn quản lý con người có hiệu quả thì không dừng lại ở năng suất lao động mà cần phải nghiên cứu đánh giá kĩ hơn thông qua bảng hỏi thể hiện các chỉ tiêu
+ Kiến thức chung và khả năng thực hiện. + Kiến thức nghề nghiệp.
+ Các khả năng về trí tuệ. + Các khả năng khác.
Kết hợp với tổ chức bỏ phiếu bình bầu giữa các nhân viên, giữa các bộ phận với nhau.