4. Ý nghĩa khoa học của đề tài
1.4.3. Thực tiễn quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp tỉnh
Thái Nguyên
Thành phố Thái Nguyên với tổng diện tích tự nhiên năm 2010 là 18.630,56 ha, trong đó đất nông nghiệp là 12.266,51 ha chiếm 65,8 % tổng diện tích tự nhiên, diện tích đất phi nông nghiệp là 5.992,86 ha chiếm 32,2%, diện tích đất chưa sử dụng là 371,19 ha chiếm 2%. Qua phân tích trên ta có thể thấy diện tích đất nông nghiệp là cao nhất với 65,8%. Trong đó diện tích đất trồng lúa chiếm tỷ lệ khá thấp với 19,8% (3.661,23 ha). Tình hình sản xuất của người dân vẫn gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều cánh đồng vẫn còn tình trạng thiếu nước để sản xuất với nhiều nguyên nhân khác nhau như: vị trí địa lí, địa hình khó khăn không thể xây mương dẫn nước vào đồng ruộng. Vì vậy, người dân chỉ trông chờ vào nguồn nước tự nhiên (nước mưa). Ngoài ra sâu bệnh cũng là một trong những vấn đề làm giảm năng suất cây trồng. Đặc biệt trong những năm gần đây do diễn biến của thời tiết khá phức tạp, xuất hiện nhiều loại sâu bệnh mới làm cho tình hình sản xuất ngày một khó khăn hơn. Trong những năm gần đây tốc độ đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, diện tích đất nông nghiệp đang có xu hướng giảm khá nhanh do chuyển mục đích sang đất phi nông nghiệp để phục vụ các mục tiêu phát triển của thành phố hay để phù hợp với hiện trạng đất đai [3].
Và trong từng giai đoạn của quá trình phát triển, căn cứ vào đường lối chính sách của Đảng, của Nhà nước, Trung ương, địa phương thành phố Thái Nguyên đã ban hành những quy định về quản lý đất đai trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.
Trước khi có Luật Đất đai năm 1993, do cơ chế quản lý tập trung bao cấp, vì vậy tình trạng chung trong quản lý đất đai ngành nào do ngành ấy quản lý, không có sự quản lý thống nhất. Việc quản lý đất đai chủ yếu tập trung vào đất xây dựng, nhất
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
là đất xây dựng các khu đô thị. Quy hoạch tổng thể là chưa có, do vậy ngoài những văn bản của Trung ương, của Tổng cục về công tác quản lý đất đai, thành phố Thái Nguyên đã có những văn bản quy định về việc giao đất cho nhân dân xây dựng nhà ở, quy định về việc mua bán nhà và hoa mầu trong đô thị, đảm bảo cho việc quản lý đất trong lĩnh vực xây dựng có trật tự, ổn định. Song cũng trong giai đoạn này tình trạng lấn chiếm đất tự ý làm nhà, phường, xã cấp đất cho nhân dân làm nhà ở, sử dụng đất sai mục đích, bán nhà cửa và hoa mầu không qua cấp thẩm quyền, xảy ra khá phổ biến, việc giải quyết xử lý còn chậm và chưa triệt để, còn để tồn tại kéo dài. Trong thời kỳ đổi mới, đời sống nhân dân được cải thiện nhiều, đất đai ở khu đô thị thành vấn đề quan tâm hàng đầu trong đời sống và sản xuất. Đất đai trở thành có giá, do đó đã nảy sinh vấn đề bức xúc cần giải quyết như: Đòi đất cha ông, tự ý làm nhà, cấp đất sai thẩm quyền, tự ý thay đổi mục đích sử dụng đất, các cơ quan cho cán bộ mượn đất làm nhà riêng, xây kiốt bán hàng dưới dạng hợp đồng nhiều năm, thanh lý nhà tập thể cho cán bộ công nhân viên, tự ý cơi nới, sửa chữa xây dựng.
Từ năm 2003, khi Luật Đất đai năm 2003 được áp dụng, công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố từng bước đi vào nền nếp. Tình trạng đòi đất ông cha ở địa bàn thành phố cơ bản được khắc phục và không còn xảy ra, việc cấp đất sai thẩm quyền đã được chấm dứt, nhà ở do các cơ quan thanh lý cho các cán bộ công nhân viên chức đã và đang được xem xét, vận dụng các Nghị định của Chính phủ và của Bộ Tài nguyên và Môi trường để hợp thức thủ tục, giao quyền sử dụng đất cho nhân dân. Việc khai thác và sử dụng nguồn lực đất đai ngày càng hiệu quả hơn, cơ bản đáp ứng nhu cầu sử dụng đất đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng; tạo điều kiện về mặt bằng cho các ngành sản xuất, kinh doanh; cải thiện điều kiện về nhà ở cho nhân dân, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, giữ vững ổn định chính trị - xã hội và xây dựng đô thị thành phố Thái Nguyên.
Các cấp chính quyền từ thành phố đến cơ sở đã có nhiều cố gắng trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức và nhân dân thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
Hòa theo xu hướng phát triển chung của đất nước và của tỉnh Thái Nguyên, thành phố Thái Nguyên đang cố gắng đẩy mạnh quá trình đô thị hóa, chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn. Tất cả đều được thực hiện theo định hướng chiến lược của cơ quan, ban nghành cấp trên trực tiếp chỉ đạo. Vì vậy, trong những năm qua trên địa bàn thành phố trung bình mỗi năm có khoảng 52 ha đất
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
nông nghiệp bị thu hồi và 63 ha đất nông nghiệp chuyển mục đích sang đất phi nông nghiệp. Bộ mặt thành phố đã có nhiều thay đổi tuy nhiên việc thu hồi đất hay chuyển mục đích sử dụng đất cũng đã có những ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống của người dân mất đất. Đây sẽ là một trong những vấn đề cần quan tâm và giải quyết trong thời gian tới [4].
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chƣơng 2
NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU