PGS TS Lê Danh Vĩnh Giáo trình luật cạnh tranh Nhà xuất bản đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh (206)

Một phần của tài liệu cơ chế bảo hộ quyền đối với bí mật kinh doanh theo luật sở hữu trí tuệ và luật cạnh tranh (Trang 35 - 38)

tạm gọi là “bảo hộ” không thể trội hơn cũng là điều dễ hiểu. Nó xuất phát từ mục đích điều chỉnh của ngành luật. Tuy nhiên, dựa trên những ưu và nhược điểm đã phân tích kể trên, Luật cạnh tranh vẫn đóng một vai trò bỗ trợ rất tốt cho việc bảo hộ BMKD. Bỗ trợ cơ chế bảo hộ thông qua việc xử lý các hành vi xâm phạm là một điều không thể phủ nhận. Trong một chứng mực nhất định, với những ưu điểm của một ngành luật mang tính chất quyền lực và vai trò quản lý nhà nước nhiều hơn, Luật cạnh tranh cũng góp phầm khắc phục những điểm hạn chế của Luật SHTT trong việc bảo hộ BMKD và tạo ra một cơ chế đi kèm hiệu quả nhằm mở rộng khả năng lựa chọn phương thức được bảo hộ quyền của các chủ thể có quyền.

Tuy nhiên, dù các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có áp dụng các biện pháp luật định để xử lý các hành vi xâm phạm đến bí mật kinh doanh; thì thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra chưa chắc có thể khắc phục đầy đủ. Do đó, các chủ thể sở hữu bí mật kinh doanh phải có các biện pháp, chiến lược quản lý và bảo hộ bí mật kinh doanh thích hợp để không rơi vào tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng”.

Theo Khoản 1 Điều 5 Luật cạnh tranh 2004 quy định: “Trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của Luật này với quy định của luật khác về hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh thì áp dụng quy định của Luật này.”. Đối với hành vi xâm phạm BMKD như đã nghiên cứu trên đây, hành vi xâm phạm BMKD được biểu hiện ra ngoài là giống nhau và cơ chế xử lý theo Luật SHTT và Luật cạnh tranh lại khác nhau. Tuy nhiên, không thể sử dụng Khoản 1 Điều 5 Luật cạnh tranh 2004 để từ chối khả năng áp dụng Luật SHTT. Về bản chất, đối với hành vi xâm phạm BMKD, quy định trong hai ngành luật là bổ sung cho nhau và độc lập với nhau chứ không tồn tại cơ chế loại trừ. Việc quy định như Điều 5 Luật cạnh tranh 2004 xét cho cùng chỉ là sự ôm đồm của nhà làm luật mà không có nhiều ý nghĩa trên thực tiễn. Do đó, việc lựa chọn luật để có một cơ chế bảo vệ tốt nhất quyền đối với BMKD của chủ thể có quyền vẫn tồn tại. Mặc dù cơ chế bảo hộ theo Luật SHTT nhìn chung có phần trội hơn và đạt được nhiều hiệu quả hơn trong việc bảo đảm quyền của chủ sở hữu BMKD nhưng không thể phủ nhận một số ưu điểm khi khiếu nại theo Luật cạnh tranh. Do đó, khi xảy ra hành vi xâm phạm BMKD, chủ thể có quyền cần phải căn cứ vào mục đích yêu cầu giải quyết của mình là để được bồi thường đối với thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra hay để yêu cầu chấm dứt hành vi và tiếp tục bảo mật thông tin, trên cơ sở xem xét các ưu nhược điểm và độ trội của cơ chế bảo vệ quyền trong hai ngành luật để lựa chọn được một cơ chế hợp lý nhất. Và khi không thể bảo hộ được theo cơ chế của luật này thì vẫn còn khả năng được bảo vệ theo quy đinh của luật kia nên cần phải có sự xem xét tổng thể để đảm bảo quyền lợi của mình.

Một phần của tài liệu cơ chế bảo hộ quyền đối với bí mật kinh doanh theo luật sở hữu trí tuệ và luật cạnh tranh (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w