Về chủ thể xâm phạm quyền thì với bản chất là một hành vi cạnh tranh không lành mạnh nên trong Luật cạnh tranh cũng chỉ quy định cấm các hành vi của doanh nghiệp nói chung chứ không xử lý đối với các đối tượng khác. Trong khi đó, với ý nghĩa là bảo hộ một đối tượng SHTT nên tất cả các chủ thể xâm phạm đến đối tượng được bảo hộ bao gồm cả cá nhân và tổ chức đều có thể bị xử lý theo quy định của Luật SHTT. Sự khác biệt này xuất phát từ bản chất của hai ngành luật nên đã giới hạn một số chủ thể không thuộc phạm vi điều chỉnh của ngành luật đó. Điều này hoàn toàn hợp lý và không tạo ra sự khác biệt về mặt cơ chế bảo vệ đối với quyền.
Nhìn chung, nếu căn cứ Điều 202 Luật SHTT thì các biện pháp dân sự trong Luật này đa dạng hơn, đặc biệt điểm đáng chú ý của phương pháp này là nguyên tắc xác định thiệt hại ở Điều 204, 205 Luật SHTT, thiệt hại được thể hiện đa dạng hơn bao quát được các tổn thất của chủ thể BMKD bị vi phạm, điểm hợp lý xác định thiệt hại dựa trên “tổn thất thực tế mà chủ thể quyền sở hữu trí tuệ phải chịu do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây ra”. Và có thể yêu cầu tòa án áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời ở điều 206 Luật SHTT.
Thứ ba, về cơ chế đảm bảo thi hành, đối với LCT ko có cơ quan đảm bảo thi hành án mà chủ yếu dựa vào ý thức của các bên. Trong trường hợp quá thời hạn mà bên thi hành ko tự nguyện thi hành thì chủ thể bị vi phạm có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tổ chức thực hiện quyết định đó trong phạm vi quyền hạn của mình. . .(Điều 121 LCT). Trong khi đó trong LSHTT các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp được các cơ quan quyền lực nhà nước đảm bảo thực hiện nên có tính cưỡng chế thi hành cao. Thi hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh là một trong những yếu tố đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các bên được thực hiện. Theo Điều 106 Luật cạnh tranh thì quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có hiệu lực pháp luật sau ba mươi ngày, kể từ ngày ký nếu trong thời hạn đó không bị khiếu nại theo quy định tại Điều 107 của Luật này. Tuy nhiên, trên thực tế, không phải mọi chủ thể có hành vi xâm phạm đều tự nguyện thực hiện nghĩa vụ của mình. Đặc biệt là khi vụ việc cạnh tranh được giải quyết theo Luật cạnh tranh thì việc đảm bảo thi hành lại có nhiều khó khăn hơn, bởi lẽ theo Luật cạnh
tranh thì không có cơ quan đảm bảo thi hành án mà chủ yếu dựa vào ý thức của các bên. Chỉ khi quá thời hạn mà bên thi hành không tự nguyện thi hành, không khởi kiện ra Toà án theo quy định tại Mục 7 Chương V thì bên được thi hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tổ chức thực hiện quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan đó1. Tuy nhiên, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đảm bảo thi hành quyết định của cục quản lý cạnh tranh là cơ quan nào thì lại chưa có một cơ sở rõ ràng để khẳng định là cơ quan nào, bởi lẽ Cục quản lý cạnh tranh vừa là cơ quan điều tra, cơ quan xử lý vừa là cơ quan hành chính và có nhiệm vụ chủ yếu là điều tra và xử lý, xử phạt các hành vi cạnh tranh không lành mạnh2 còn đối với biện pháp đi kèm thì thật sự không có một cơ chế đảm bảo rõ ràng3. Điều này thực sự gây khó khăn đối với chủ thể bị vi phạm khi cần sự giúp đỡ của cơ quan này trong việc đảm bảo thi hành quyết định xử lý đã có hiệu lực. Trong khi đó đối với Luật SHTT, hành vi xâm phạm có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hình sự, hành chính tùy theo tính chất, mức độ vi phạm (Khoản 1 Điều 199 Luật SHTT) và quyết định xử lý sẽ được cơ quan quyền lực Nhà nước đảm bảo thi hành nên có tính cưỡng chế cao. Như vậy, việc có được cơ quan đảm bảo thi hành đã mang lại cho Luật SHTT ưu thế hơn so với Luật cạnh tranh.
III. Nhận xét:
Xét về mặt tổng thể, với mục đích là bảo hộ BMKD – một tài sản trí tuệ vô hình và là một đối tượng chính bảo hộ chính của Luật sở hữu trí tuệ, so với một hành vi cụ thể thuộc một nhóm hành vi là đối tượng điều chỉnh của Luật cạnh tranh, cơ chế bảo hộ theo Luật sở hữu trí tuệ có phần trội hơn, nó không những tạo ra một hệ quả pháp lý mang tính chất bảo vệ và bồi hoàn cho chủ thể có quyền mà còn đáp ứng được yêu cầu chấm dứt hành vi xâm phạm. Với cơ quan đảm bảo thi hành cụ thể, quyết định cuối cũng cũng dễ được thực thi hơn. Đối với hành vi xâm phạm BMKD trong Luật cạnh tranh, với bản chất là xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh dưới dạng xâm phạm BMKD thì một cơ chế