Khoản 1, Điều 31 Nghị Định 10/005/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 005 quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh.

Một phần của tài liệu cơ chế bảo hộ quyền đối với bí mật kinh doanh theo luật sở hữu trí tuệ và luật cạnh tranh (Trang 32 - 33)

có nghĩa vụ chứng minh các thông tin đã bị xâm phạm thỏa mãn ba dấu hiệu của bí mật kinh doanh được quy định trong Luật cạnh tranh1 thì mới có thể xử lý hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh. Đối với Luật SHTT thì ngoài chủ sở hữu bí mật kinh doanh có quyền yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh thì còn có các chủ thể khác được quy định tại Khoản 2, Điều 4, Nghị định 105/2006 và Khoản 2, Khoản 3, Điều 198 LSHTT như tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc có khả năng bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra; tổ chức, cá nhân phát hiện hành vi xâm phạm hoặc cơ quan có thẩm quyền chủ động phát hiện.

Như vậy, ta có thể thấy về chủ thể có quyền yêu cầu xử lý các hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh thì quy định của Luật SHTT có chủ thể rộng hơn so với Luật Cạnh tranh. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp trong thực tiễn. Không chỉ chủ sở hữu của bí mật kinh doanh nói riêng cũng như các đối tượng sở hữu công nghiệp khác nói chung mới có quyền yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp mà còn có các chủ thể khác như đã nói ở trên giúp cho việc phát hiện các hành vi xâm phạm được dễ dàng và nhanh chóng hơn, từ đó công tác bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp được chặt chẽ và hiệu quả hơn. Bởi lẽ, chỉ chủ thể quyền sở hữu công nghiệp không thì khó có thể quản lý được đối tượng được bảo hộ của mình bị xâm phạm ở đâu và vào lúc nào?

Ngoài ra, việc mở rộng phạm vi chủ thể quyền sở hữu công nghiệp trong Luật SHTT không chỉ bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp của chủ sở hữu quyền mà còn có bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức có liên quan nhưng không phải là chủ thể quyền như tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc có khả năng bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra; tổ chức, cá nhân phát hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu công nghiệp. Trong trường hợp này, các cá nhân, tổ chức nói trên chỉ có thể yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền xử lý trong trường hợp thoả mãn hai điều kiện; Thứ nhất hàng hoá, tem nhãn, vật phẩm mang dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý. Thứ hai, gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội.2

Một phần của tài liệu cơ chế bảo hộ quyền đối với bí mật kinh doanh theo luật sở hữu trí tuệ và luật cạnh tranh (Trang 32 - 33)