Về hoạt động nhập khẩu ủy thác

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả nhập khẩu tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu hàng không Airimex (Trang 30)

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG KHÔNG AIRIME

2.1.3.Về hoạt động nhập khẩu ủy thác

Hoạt động uỷ thác của công ty chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty. Năm 1996 là 62,4%, năm 1997 là 67,35%, năm 1998 là 82,6% và đến năm 1999 là 34,69%. Sở dĩ năm 1999 tỉ trọng này giảm xuống là vì sau khi nghị định 57 có hiệu lực, quyền xuất nhập khẩu được mở rộng hơn đối với nhiều khách hàng của công ty. Do vậy họ đã thực hiện nhập khẩu trực tiếp mà không cần uỷ thác qua công ty. Kim ngạch hoạt động nhập khẩu hàng uỷ thác luôn chiếm một tỷ trọng lớn trên 60% (trước năm 1999) trong tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty. Như vậy, về cơ bản đây là một hoạt động quan trọng của công ty.

Trong hoạt động nhập khẩu uỷ thác, phần lớn các hợp đồng đều do Tổng công ty Hàng không Việt nam uỷ thác hoặc các đơn vị thành viên trong tổng công ty uỷ thác (theo quy chế xuất nhập khẩu của Tổng công ty). Đây là hoạt động vừa mang tính nghĩa vụ, vừa mang tính kinh doanh của công ty. Ngoài ra công ty còn nhận uỷ thác của một số đơn vị khác trong và ngoài ngành Hàng không.

Đối với hàng hoá do Tổng công ty hay các đơn vị thành viên trong Tổng công ty uỷ thác, Tổng công ty sẽ giao chỉ tiêu và cấp vốn cho Công ty đồng thời còn có thể chỉ định đối tác nhập khẩu. Trên cơ sở đó, công ty tiến hành

các hoạt động cần thiết để nhập khẩu. Trong quá trình đàm phán, cùng với cán bộ của công ty còn có cán bộ của Tổng công ty thuộc các bộ phận chức năng cùng tham gia. Hàng hoá nhập khẩu về công ty phải tiến hành các thủ tục giao nhận, vận chuyển tới tận chân công trình mà Tổng công ty chỉ định.

Mức phí uỷ thác đối với hàng nhập khẩu theo sự uỷ thác của Tổng công ty thường rất cao theo quy chế xuất nhập khẩu của Tổng công ty. Mức phí này thường cao hơn bên ngoài từ 15 đến 20 %.

Bảng 2.2.: Phí ủy thác Nhập khẩu

STT Tổng giá trị hợp đồng (USD) Phí uỷ thác (%)

1 Từ 1.000.000 trở lên 0,8 2 Từ 500.000 đến 1.000.000 0,85 3 Từ 300.000 đến 500.000 0,9 4 Từ 150.000 đến 300.000 0,95 5 Từ 50.000 đến 150.000 1 6 Từ 30.000 đến 50.000 1,2 7 Từ 10.000 đến 30.000 1,5 8 Dưới 10.000 2

Đối với hàng hoá do các đơn vị trong và ngoài ngành uỷ thác thì công ty sẽ nghiên cứu thị trường quốc tế, tìm kiếm đối tác (nếu bên uỷ thác yêu cầu) và cùng với bên uỷ thác tiến hành giao dịch nhập khẩu hàng hoá. Công ty sẽ đàm phán ký kết hợp đồng trên nguyên tắc đảm bảo có lợi nhất cho người uỷ thác.

Mức phí uỷ thác đối với hàng nhập khẩu theo sự uỷ thác của các đơn vị có nhu cầu do hai bên thoả thuận.

Bảng 2.3. : Kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng chủ yếu của công ty Airimex năm 2009 - 2012. ST T Năm Các mặt hàng 2009 % 2010 % 2011 % 2012 % Toàn bộ 1 Tổng kim ngạch nhập khẩu 49.828 100 58.352 100 57.908 100 63.060 100 229.148

2 Máy bay và khí tài bay

22.621 45,4 19.664 4 19.664 33, 7 37.466 64,7 39.853 63,2 119.604 3 Trang thiết bị mặt đất 3.288 6,6 5.718 9,8 10.655 18,4 11.729 18,6 31.390 4 Xăng dầu 22.123 44, 4 29.059 49,

8 Chuyển sang VINAPCO 51.182

5 Trang thiết bị quản lý bay 1.692 2,9 4.748 8,2 4.540 7,2 10.980

Qua bảng số liệu ta thấy được giá trị nhập khẩu tăng không đều, có những năm như năm 2010 có sự giảm sút mạnh do sự thay đổi nhà nước đối với ngành hàng không và do sự không chủ động của công ty, vì loại hàng hoá mà công ty kinh doanh là loại hàng hoá dùng cho ngành kinh tế đặc biệt.

Từ năm 2010 nghiệp vụ nhập khẩu xăng dầu một mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn được chuyển giao cho công ty VINAPCO ( công ty xăng dầu hàng không ) đảm nhiệm , đây là sự thiệt thòi lớn cho công ty.

2.1.4.1. Trang thiết bị mặt đất

Trang thiết bị mặt đất là những thiết bị kỹ thuật phục vụ cho máy bay khi tiếp đất như xe hành khách, xe khởi động khí, xe cứu hoả, xe nâng hàng, xe vệ sinh máy bay...Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của đất nước, vận chuyển hàng không là cửa ngõ giao lưu quan trọng đối với nước ngoài, do vậy số chuyến bay quá cảnh qua Việt Nam không ngừng tăng lên. Đây là cơ hội về chất lượng cũng như số lượng hàng hoá nhập khẩu của công ty. Nắm bắt được nhu cầu này, công ty AIRIMEX đã chủ động tìm kiếm bạn hàng, đối tác để ký kết các hợp đồng nhập khẩu trang thiết bị mặt đất.

Qua bảng số liệu ta thấy mặt hàng này tăng không đều, tuỳ thuộc vào sự đầu tư mua sắm các trang thiết bị của bạn hàng, năm 2012 có sự tăng mạnh về trang thiết bị mặt đất, tỷ trọng chiếm 18,6% kim ngạch nhập khẩu và có giá trị 11.729 nghìn USD. Trong những năm tới để nâng cao hiện đại hoá các sân bay chắc chắn nhu cầu về trang thiết bị này có xu hướng tăng tạo điều kiện cho hoạt động nhập khẩu được nhộn nhịp và có hiệu quả .

2.1.4.2. Máy bay và khí tài bay.

Máy bay và khí tài bay là hai phương tiện không thể thiếu được đối với ngành hàng không. Hoạt động nhập khẩu mặt hàng này là một mảng rất lớn trong hoạt động của công ty,hơn nữa chúng có giá trị rất lớn.

thiết phải cung ứng đúng, đủ kịp thời nếu không phải dừng bay gây thiệt hại về kinh tế.

Hiện nay đội bay của hãng hàng không Việt Nam bao gồm 10 máy bay AIRBU, 6 máy bay ATR, 2 máy bay FOKKER, đòi hỏi phải có phụ tùng thay thế bảo dưỡng thường xuyên và 4 máy bay BOING phải thường xuyên cung cấp trang thiết bị nội thất.

Do hiện nay vẫn còn rất nhiều máy bay cũ, đã trải qua nhiều năm sử dụng, do vậy nhu cầu mua bán trang thiết bị là rất lớn. Được sự đầu tư đúng đắn của đảng và chính phủ, trong những năm qua ngành hàng không đã sắm mới nhiều máy bay hiện đại nhưng do đồng vốn còn có hạn, hãng hàng không Việt Nam vẫn phải thuê một số máy bay nước ngoài để đảm bảo cho một số tuyến bay trong nước và quốc tế.

Từ đó số máy bay tăng cao, yêu cầu phải sửa chữa, bảo dưỡng cũng rất lớn, tạo điều kiện cho hoạt động nhập khẩu trang thiết bị , phụ tùng của công ty phát triển.

Về khí tài bay, công ty AIRIMEX trong những năm qua thường tiến hành nhập phụ tùng máy bay và các hợp đồng đại tu máy bay với giá trị lớn vì đội hình máy bay Việt Nam có nhiều máy bay cũ như IAN29, TUIS4, DC130...Sau một thời gian dài sử dụng yêu cầu đổi mới , thay thế phụ tùng là cần thiết. Máy bay vận tải hàng không có yêu cầu rất cao về kỹ thuật độ an toàn.

Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là động cơ máy bay, lốp máy bay và các dịch vụ, tu sửa ...

Hai loại mặt hàng này chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các loại hàng hoá nhập khẩu của công ty. Năm 2012 giá trị kim ngạch nhập khẩu là 39.853 nghìn USD, chiếm 63,2% tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu của toàn công ty.

Trong những năm tới, ngành hàng không nước ta sẽ không ngừng phát triển lượng máy bay, trang thiết bị mua sắm, bảo dưỡng, sửa chữa tại các

xưởng sửa chữa máy bay của Việt Nam. Do ngành hàng không có kế hoạch sửa chữa, nâng cấp sửa chữa máy bay A75 ( sân bay Tân Sơn Nhất ) A76 (sân bay Nội Bài ) thành các xưởng đaị tu lớn có khả năng tiếp nhận cả những máy bay hiện đại như BOING và tất cả các máy bay khác. Đây là cơ hội phát triển cho hoạt động nhập khẩu của công ty trong những năm tới, đòi hỏi sự chủ động nắm vững nguồn hàng và đáp ứng được đầy đủ trang thiết bị của các đơn vị trong ngành hàng không. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1.4.3.Nhiên liệu bay và dầu mỡ các loại.

Trước năm 2000, việc nhập khẩu xăng dầu cho ngành hàng không Việt Nam chủ yếu thông qua PETROLIMEX. Theo cách này hiệu quả thấp, giá cả cao , phân phối chậm không đáp ứng được nhu cầu bức thiết của ngành.

Từ năm 2001 nghiệp vụ này được giao cho AIRIMEX thực hiện đã tháo bỏ được những tồn đọng không hiệu quả này, công ty đã đàm phán và ký kết những hợp đồng giá cả thấp tiết kiệm được hàng triệu đơn vị ngoại tệ cho ngành hàng không nói riêng và cho nhà nước nói chung. Kim ngạch nhập khẩu chiếm 44,4% tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2009 và 49,8% năm 2010.

Cuối năm 2010 xăng dầu hàng không phát triển nhanh do đó tổng công ty hàng không Việt Nam đã quyết định thành lập công ty xăng dầu Hàng không (VINAPCO). Sự kiện này làm giảm doanh thu lợi nhuận của công ty. Công ty đã chủ động nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.

2.1.4.4. Thiết bị quản lý bay.

Đây là những thiết bị vô vùng quan trọng để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của sự an toàn cao của mỗi chuyến bay. Do đó thiết bị quản lý bay đòi hỏi hiện đại tính chất quốc tế cao. Hoạt động quản lý bay bao gồm các lĩnh vực sau : thiết bị sân bay, thiết bị theo dõi quản lý không lưu, thiết bị thông báo bay, thông tin khí tượng.

bắt đầu chuyên sâu về mua sắm các trang thiết bị hiện đại, do vậy kim ngạch nhập khẩu của công ty không ngừng tăng lên.

Trong những năm tới thực hiện mục tiêu hiện đại hoá ngành hàng không và giành quyền quản lý thông báo bay (FIR) trong khu vực chắc chắn sẽ tạo cơ hội thuận lợi cho công ty.

Đặc điểm của loại hàng này cần sự chính xác, an toàn tuyệt đối cho mỗi chuyến bay do vậy yêu cầu đổi mới, nâng cấp là cần thiết.

Ngoài ra, để cạnh tranh với các hãng hàng không khác, để ngày càng nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng trên những chuyến bay, công ty còn tiến hành nhập các loại rượu, bia, đồ ăn...

2.1.4.5. Các trang thiết bị khác

Các trang thiết bị khác là các loại trang thiết bị phụ hoặc các dịch vụ phục vụ cho mỗi chuyến bay ngoài các trang thiết bị chính. Các trang thiết bị này rất đa dạng tuỳ thuộc vào mỗi loại máy bay.

Trong những năm tới, nhu cầu về phục vụ chất lượng tăng, đòi hỏi đáp ứng ngày càng đầy đủ và tốt hơn nữa, do đó phòng kinh doanh được thành lập để đáp ứng yêu cầu đề ra.

2.1.4.6 .Kinh doanh khác

Ngoài chức năng kinh doanh những mặt hàng trên, công ty còn có chức năng kinh doanh những loại hàng hoá khác được nhà nước cho phép. Các loại mặt hàng này do phòng kinh doanh đảm nhiệm.

Qua bảng kim ngạch nhập khẩu các loại hàng kinh doanh khác ta thấy tỷ trọng tăng lên hàng năm rất đáng kể.

Nhu cầu về mặt hàng mà công ty đang kinh doanh phát sinh từ nhu cầu về vận tải hành khách , hàng hoá bằng đường không. Do đó AIRIMEX phải có sự nghiên cứu dự báo nhu cầu và phải có chính sách Maketing phù hợp

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả nhập khẩu tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu hàng không Airimex (Trang 30)