Kế toán kép là một phương pháp của kế toán dùng để ghi một NVKT phát sinh vào các tài khoản kế toán có liên quan theo đúng mối quan hệ khách quan của các đối tượng kế toán.
TK A
xx xx
TKB
xx
Kế toán ghi nghiệp vụ kết chuyển
TK A xx xx TK B xx Kết chuyển 627 100 154 100 Kết chuyển 100 100 100
Ví dụ 1: Doanh nghiệp rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt 10.000.000đ. NVKT phát sinh này liên quan đến hai đối tượng kế toán là tiền mặt và tiền gửi ngân hàng, nên nó được phản ánh vào hai tài khoản 111 và 112.
+ Tài khoản 111: Khi doanh nghiệp rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt 10tr, làm cho tiền mặt tồn quỹ tăng lên, được ghi vào tài khoản 111, và tài khoản này là tài khoản tài sản nên SPS tăng được ghi bên Nợ.
+ Tài khoản 112: Nghiệp vụ trên làm cho tiền gửi ngân hàng giảm xuống, được ghi vào tài khoản 112 mà tài khoản này là tài khoản tài sản, nên SPS giảm được ghi vào bên Có.
Việc xác định ghi Nợ tài khoản này và ghi Có tài khoản kia gọi là định khoản kế toán. Và mối quan hệ giữa các tài khoản trong một định khoản kế toán gọi là quan hệ đối ứng tài khoản.
Nghiệp vụ trên được định khoản như sau:
Nợ TK 111: 10.000.000
Có TK 112: 10.000.000
Từ định khoản trên ta ghi vào các tài khoản có liên quan như sau:
D: xx
NVKT này tạo ra quan hệ đối ứng giữa tài khoản 111 và tài khoản 112.
Ví dụ 2: Doanh nghiệp vay ngắn hạn ngân hàng 30.000.000đ trả nợ người bán. Nghiệp vụ kinh tế phát sinh này có liên quan đến hai đối tượng kế toán là vay ngắn hạn và phải trả người bán, nên được ghi vào hai tài khoản 311 và 331.
- Doanh nghiệp vay ngắn hạn làm khoản nợ vay tăng lên và trả nợ người bán làm khoản nợ phải trả người bán giảm xuống. Hai tài khoản này thuộc tài khoản nguồn vốn mà ta đã biết nguồn vốn giảm ghi bên Nợ của tài khoản và SPS tăng ghi bên Có.
- Nghiệp vụ trên được định khoản như sau:
Nợ TK 331 30.000.000
Có TK 311 30.000.000
Từ định khoản trên ta phản ánh vào 2 tài khoản 311 và 331 như sau:
Ví dụ 3: Vay ngắn hạn ngân hàng 10.000.000đ nhập quỹ tiền mặt.
Nghiệp vụ này liên quan đến hai đối tượng kế toán là vay ngắn hạn và tiền mặt nên được phản ánh vào hai tài khoản 111 và 311.
- Tài khoản 111: Nghiệp vụ này làm tiền mặt tăng thêm 10tr gọi là SPS tăng, mà tài khoản 111 là tài khoản tài sản nên SPS tăng được ghi bên Nợ.
- Tài khoản 311: Nghiệp vụ này làm số tiền vay ngắn hạn tăng thêm 10.000.000đ gọi là SPS tăng, mà tài khoản 311 là tài khoản nguồn vốn nên SPS tăng được ghi bên Có.
Ta định khoản như sau:
Nợ TK 111 10.000.000 Có TK 311 10.000.000 112 10.000.000 (1) D : xx 111 (1) 10.000.000 331 xx (2) 30.000.00 311 30.000.000 (2)
- Phản ánh vào 2 tài khoản 111 và 311 như sau:
Ví dụ 4: Doanh nghiệp chuyển tiền gửi ngân hàng trả nợ cho người bán 30.000.000đ.
NVKT phát sinh này liên quan đến hai đối tượng kế toán là tiền gửi ngân hàng và phải trả người bán do đó được ghi vào hai tài khoản 112 và 331.
+ Tài khoản 112: Nghiệp vụ này làm tiền gửi ngân hàng giảm xuống 30.000.000đ nên tài khoản 112 được ghi bên Có vì nó là tài khoản tài sản.
+ Tài khoản 331: Nghiệp vụ này làm nợ phải trả người bán giảm xuống 30.000.000đ nên SPS giảm được ghi vào bên Nợ tài khoản 331, vì tài khoản 331 thuộc tài khoản nguồn vốn.
- NVKT phát sinh được phản ánh (định khoản) như sau:
Nợ TK 331 30.000.000
Có TK 112 30.000.000
Và phản ánh vào 2 tài khoản 112 và 331 như sau: