a. Căn cứ vào mối quan hệ giữa các nội dung được theo dõi trên các tài khoản với những chỉ tiêu được trình bày trong các báo cáo tài chính kế toán, ta có thể chia hệ thống tài khoản thành hai loại sau
Tài khoản thuộc bảng cân đối kế toán:
Những tài khoản này được chia thành hai nhóm để phản ánh nội dung hai bên của bảng cân đối kế toán, đó là nhóm tài khoản tài sản và nhóm tài khoản nguồn vốn.
Nhóm tài khoản tài sản: Bao gồm các tài khoản phản ánh các đối tượng kế toán
nằm bên phần tài sản của bảng cân đối kế toán được gọi là nhóm tài khoản tài sản. Nhóm này gồm hai loại chính là: Loại 1: tài sản ngắn hạn, loại 2: tài sản dài hạn.
- Loại 1: tài sản ngắn hạn: bao gồm các tài khoản phản ánh và giám đốc các đối tượng kế toán là tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp. thuộc loại 1 có 23 tài khoản chia thành 6 nhóm:
+ Nhóm 11: Vốn bằng tiền có: 111, 112, 113. + Nhóm 12: Đầu tư ngắn hạn: 121, 128, 129.
+ Nhóm 13: Các khoản phải thu: 131, 133, 136, 138, 139. + Nhóm 14: Tạm ứng và trả trước: 141, 142, 144.
+ Nhóm 15: Hàng tồn kho: 151, 152, 153, 154, 155, 156, 157, 159. + Nhóm 16: Chi sự nghiệp: 161.
- Loại 2: Loại tài sản dài hạn: bao gồm tất cả các tài khoản phản ánh và giám đốc các đối tượng kế toán là tài sản dài hạn của doanh nghiệp. loại này gồm 10 tài khoản chia làm 3 nhóm.
+ Nhóm 21: Tài sản cố định bao gồm: 211, 212, 213, 214, 217. + Nhóm 22: Đầu tư dài hạn: 221, 222, 223, 228, 229.
+ Nhóm 24: Xây dựng cơ bản và ký quỹ: 241, 244. Có TK : xxx
Nhóm tài khoản thuộc nguồn vốn: Bao gồm các tài khoản được mở ra để phản
ánh và giám đốc các đối tượng kế toán nằm bên phần nguồn vốn của bảng cân đối kế toán. Nhóm tài khoản nguồn vốn bao gồm 2 loại chính: Loại 3: Nợ phải trả và loại 4: nguồn vốn chủ sở hữu.
- Loại 3: Nợ phải trả: Bao gồm các tài khoản phản ánh và giám đốc các đối tượng kế toán là nợ phải thanh toán. Thuộc loại 3 gồm có 11 tài khoản được chia làm 3 nhóm:
+ Nhóm 31: 311, 315.
+ Nhóm 33: 331, 333, 334, 336, 338. + Nhóm 34: 341, 342, 343, 344, + Nhóm 35: 353, 356
- Loại 4: Nguồn vốn chủ sở hữu:
Bao gồm tất cả các tài khoản phản ánh và giám đốc các đối tượng kế toán thuộc nguồn vốn chủ sở hữu của đơn vị, bao gồm 12 tài khoản: 411, 412, 413, 414, 415, 416, 421, 441, 451, 461, 466.
Tài khoản thuộc bảng báo cáo kết quả kinh doanh: Căn cứ vào nội dung của các chỉ tiêu được trình bày trên báo cáo kết quả kinh doanh, ta có 3 loại tài khoản để phản ánh và giám đốc đó là: Tài khoản doanh thu, tài khoản chi phí và xác định kết quả kinh doanh.
Tài khoản doanh thu: Bao gồm hai loại chính là loại 5: Doanh thu và loại 7: thu
nhập hoạt động khác.
+ Loại 5: Doanh thu: bao gồm tất cả các tài khoản phản ánh và giám đốc các đối tượng kế toán là doanh thu theo hoạt động sản xuất kinh doanh và doanh thu tài chính của doanh nghiệp bao gồm: 511, 512, 515, 531,532…
+ Loại 7: Thu nhập khác: bao gồm 711.
Tài khoản chi phí: Bao gồm hai loại chính là loại 6: Chi phí sản xuất kinh doanh, chi
phí tài chính và loại 8: Chi phí khác và thuế TNDN.
- Loại 6: Chi phí sản xuất kinh doanh gồm có 8 tài khoản chia làm 4 nhóm. + Nhóm 61: Mua hàng gồm 611.
+ Nhóm 62: Chi phí trực tiếp sản xuất: 621, 622, 623, 627. + Nhóm 63: Giá thành, giá vốn, chi phí tài chính: 631, 632, 635. + Nhóm 64: Chi phí quản lý : 641, 642.
- Loại 8: Chi phí hoạt động khác: bao gồm các tài khoản phản ánh chi phí khác và thuế TNDN. Bao gồm hai tài khoản: 811, 821.
- Loại 9: Tài khoản xác định kết quả kinh doanh: phản ánh và giám đốc kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, có một tài khoản: 911.
Tài khoản ngoài bảng:
Các tài khoản ngoài bảng dùng để phản ánh những tài sản hiện có ở doanh nghiệp nhưng không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp như: Tài sản thuê ngoài; Vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công; Hàng hoá nhận bảo hộ, nhận ký gửi. Đồng thời, loại tài khoản này còn phản ánh một số chỉ tiêu kinh tế đã được phản ánh ở các Tài khoản trong Bảng Cân đối kế toán, nhưng cần theo dõi để phục vụ yêu cầu quản lý như: Nợ khó đòi đã xử lý; Ngoại tệ (chi tiết theo nguyên tệ); Dự toán chi sự nghiệp, dự án. Tài khoản loại 0: 001, 002, 003, 004, 007, 008.
b. Phân theo mức độ khái quát của đối tượng kế toán phản ánh trong tài khoản
* Loại tài khoản tổng hợp
Là tài khoản kế toán được dùng để phản ảnh các đối tượng kế toán mang tính tổng hợp mà qua đó có thể tính toán và rút ra các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp.
Ví dụ: Tài khoản “Nguyên liệu, vật liệu”; tài khoản “Tài sản cố định hữu hình”;...
* Loại tài khoản chi tiết
Tài khoản chi tiết là tài khoản kế toán được dùng để ghi chép một cách tỉ mỉ chi tiết các đối tượng đã được theo dõi trên tài khoản tổng hợp.
Việc ghi chép trên tài khoản chi tiết có thể sử dụng cả thước đo giá trị và hiện vật.
Ví dụ:
- Tài khoản: Tài sản cố định hữu hình (211) gồm các tài khoản chi tiết: + TK: Nhà cửa, vật kiến trúc (2111)
+ TK: Máy móc thiết bị (2112) + TK: Phương tiện vận tải (2113) + TK: Thiết bị, dụng cụ quản lý (2114)
+ TK: Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm (2115) + TK: Tài sản cố định khác (2118)
- TK: Tiền mặt (111) gồm các tài khoản chi tiết + TK: Tiền Việt Nam (VNĐ) (1111)
+ TK: Ngoại tệ (1112)
+ TK: Vàng, bạc, kim khí, đá quý (1113)
* Mối quan hệ giữa tài khoản tổng hợp và tài khoản chi tiết:
- Việc ghi chép phản ảnh tiến hành một cách đồng thời cả ở tài khoản tổng hợp và tài khoản chi tiết. Số liệu ghi chép trên tài khoản chi tiết và tài khoản tổng hợp phải phù hợp với nhau.
- Số dư (đầu kỳ hoặc cuối kỳ) của tài khoản tổng hợp bằng tổng số dư (đầu kỳ hoặc cuối kỳ) của các tài khoản chi tiết.
- Số phát sinh tăng, giảm trên tài khoản tổng hợp bằng tổng số phát sinh tăng giảm trên các tài khoản chi tiết.
- Giữa các tài khoản tổng hợp có quan hệ đối ứng với nhau, nhưng giữa tài khoản tổng hợp và chi tiết không có quan hệ đối ứng vì chúng cùng phản ảnh một hiện tượng kinh tế phát sinh của cùng một đối tượng kế toán.
Ví dụ: Khách hàng A trả tiền mua hàng cho doanh nghiệp bằng tiền mặt bao gồm tiền Việt Nam 5.000.000 đồng và 1.000 USD (1USD = 20.000 VNĐ). Nghiệp vụ kinh tế trên được định khoản và phản ánh vào tài khoản như sau:
Nợ TK “Tiền mặt”: 25.000.000 đ
(TK chi tiết “Tiền Việt Nam”: 5.000.000 đ
TK chi tiết “Ngoại tệ”: 1.000 USD x 20.000 đ/USD = 20.000.000 đ Có TK “Phải thu khách hàng”: 25.000.000 đ
(TK chi tiết “PT Khách hàng A”: 25.000.000 đ Nợ TK: Phải thu khách hàng có xxx 25.000.000 đ Nợ TK: Tiền mặt có xxx 25.000.000 đ