0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Giới thiệu một số loại vi khuẩn

Một phần của tài liệu TỔNG HỢP, NGHIÊN CỨU TÍNH CHẤT VÀ THĂM DÒ HOẠT TÍNH SINH HỌC CÁC PHỨC CHẤT CỦA MỘT SỐ NGUYÊN TỐ ĐẤT HIẾM VỚI DL-ALANIN (Trang 29 -31 )

Vi khuẩn là những sinh vật đơn bào, hạ đẳng không có màng nhân. Mỗi loại vi khuẩn có hình dạng và kích thƣớc nhất định. Trong phần này chúng tôi chỉ đề cập đến hai vi khuẩn đƣợc nghiên cứu trong luận văn là E.coli

S.aureus. Ảnh hai vi khuẩn này đƣợc đƣa ra ở hình 1.2.

a) Escherichia coli

E.coli là trực khuẩn Gram âm. Kích thƣớc trung bình 2÷3μm x 0,5μm. Rất ít chủng E.coli có vỏ, nhƣng hầu hết có lông và có khả năng di động.

E.coli phát triển dễ dàng trên các môi trƣờng nuôi cấy thông thƣờng, một số có thể phát triển trên môi trƣờng tổng hợp rất nghèo chất dinh dƣỡng, hiếu kị khí tùy tiện. Nhiệt độ tối ƣu cho sinh trƣởng là 370C nhƣng chúng có thể phát triển đƣợc trong khoảng nhiệt độ từ 5÷400C. Trong đƣờng tiêu hóa E.coli

chiếm tỷ lệ cao nhất trong số các vi khuẩn hiếu khí (khoảng 80%). Tuy nhiên,

E.coli cũng là một vi khuẩn gây bệnh quan trọng, nó đứng đầu trong các vi khuẩn tiêu chảy, viêm đƣờng tiết niệu, viêm đƣờng mật; đứng hàng đầu trong các căn nguyên gây nhiễm khuẩn huyết. E.coli có thể gây nhiều bệnh khác nhƣ viêm phổi, viêm màng não, nhiễm khuẩn vết thƣơng.

b) Staphylococcus aureus

S.aureus (tụ cầu vàng) là cầu khuẩn Gram dƣơng, có đƣờng kính từ 0,8÷1,0μm và đứng thành hình chùm nho, không lông, không nha bào, thƣờng không có vỏ. Tụ cầu vàng thuộc loại dễ nuôi cấy, phát triển đƣợc ở nhiệt độ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

10÷450C và nồng độ muối cao tới 10%. Thích hợp đƣợc ở điều kiện hiếu và

kị khí. Tụ cầu vàng có khả năng đề kháng với nhiệt độ và hóa chất cao hơn vi khuẩn không có nha bào khác. Nó bị diệt ở 800C trong một giờ (các vi khuẩn khác thƣờng bị diệt ở 600

C trong 30 phút). Tụ cầu vàng có thể gây bệnh sau một thời gian tồn tại ở môi trƣờng. Tụ cầu vàng thƣờng kí sinh mũi họng và có thể cả ở da. Tụ cầu vàng là vi khuẩn gây bệnh thƣờng gặp nhất và có khả năng gây nhiều loại bệnh khác nhau: nhiễm khuẩn ngoài da, nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi, nhiễm độc thức ăn và viêm ruột cấp...

E. coli S. aureus

Hình 1.2: Ảnh vi khuẩn E.coliS.aureus

Trên cơ sở tổng hợp và phân tích một cách hệ thống các tài liệu thấy rằng sự tạo phức của NTĐH với các amino axit là rất đa dạng và phong phú. Nhiều tính chất của các phức chất đã đƣợc nghiên cứu: sự phân hủy nhiệt, độ dẫn điện, hoạt tính sinh học,... Tuy nhiên cấu tạo của một số phức chất của đất hiếm với amino axit còn chƣa đƣợc thống nhất. Đối với alanin số công trình đã công bố về sự tạo phức của axit này với NTĐH còn rất ít, chủ yếu là với các nguyên tố họ d. Hoạt tính sinh học của các phức chất NTĐH với alanin chƣa đƣợc nghiên cứu nhiều. Từ những nhận định trên, chúng tôi đề ra mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhƣ sau:

- Tổng hợp đƣợc phức chất rắn của Pr, Nd, Sm, Eu và Gd với alanin. - Nghiên cứu cấu tạo của các phức chất rắn bằng các phƣơng pháp hóa học và vật lý khác nhau: đo độ dẫn điện mol, phổ IR và phân tích nhiệt.

- Thăm dò hoạt tính khả năng kháng một số chủng vi khuẩn của các phức chất rắn thu đƣợc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

CHƢƠNG II: THỰC NGHIỆM

Một phần của tài liệu TỔNG HỢP, NGHIÊN CỨU TÍNH CHẤT VÀ THĂM DÒ HOẠT TÍNH SINH HỌC CÁC PHỨC CHẤT CỦA MỘT SỐ NGUYÊN TỐ ĐẤT HIẾM VỚI DL-ALANIN (Trang 29 -31 )

×