Năm 2011: 10,11% = 1.2% x 8.43
Năm 2012: 7,51% = 1.03% x 7.25 Tức là trong năm 2011:
- Cứ 1 đồng vốn kinh doanh bình quân sử dụng trong kỳ tạo ra 8.43 đồng doanh thu thuần.
- Trong 1 đồng doanh thu thuần lại có 0,012 đồng lợi nhuận sau thuế. Sang năm 2012:
- Cứ 1 đồng vốn kinh doanh bình quân sử dụng trong kỳ tạo ra 7.25 đồng doanh thu thuần.
- Trong 1 đồng doanh thu thuần lại có 0,0103 đồng lợi nhuận sau thuế. Ta thấy, mức sinh lời của đồng vốn của công ty có xu hướng giảm. Như đã phân tích ở trên, tốc độ giảm của lợi nhuận sau thuế (-22.73%) cao hơn tốc độ giảm của doanh thu thuần (-10.54%), bên cạnh đó vốn kinh doanh lại tăng (4.02%), lợi nhuận sau thuế để lại không bù đắp được cho số vốn kinh doanh đã bỏ ra do đó đã làm cho tỷ suất sinh lời của lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh giảm. Trong thời gian tới công ty cần cố gắng hơn nữa phát huy được năng lực sản xuất của mình, thay đổi các biện pháp nhằm tăng trưởng doanh thu, đồng thời phải lập dự toán định mức chi phí hợp lý, quản lý chặc chẽ các khoản chi phí để tăng lợi nhuận sau thuế.
* Các mối quan hệ tương tác với tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE) = Hệ số lãi ròng x Vòng quay toàn bộ vốn x Mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính Năm 2011: 16.18% = 1.2% x 8.43 x 1.60 Năm 2012: 11.15% = 1.03% x 7.25 x 1.50
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của công ty giảm 5.03% do năm qua tỷ trọng vốn chủ sở hữu của công ty tăng 4.26% nhưng lợi nhuận sau thuế lại giảm 22.73%. Điều kiện kinh doanh bất lợi năm qua đã khiến cho công ty không thể phất huy được khả năng sinh lời từ vốn chủ
Nhìn chung năm 2012, khả năng sinh lời của công ty diễn ra theo chiều hướng không mấy khả quan, khả năng tạo ra lợi nhuận từ đồng vốn chủ sở hữu của công ty giảm đi rõ rệt. Đòn bẩy tài chính đã không phát huy được tác dụng như chủ sở hữu mong muốn.
SƠ ĐỒ PHÂN TÍCH DUPONT CỦA CÔNG TY NĂM 2012 X X : : _ +
Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu: 11.15%
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh: 7.51%
Mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính: 1.5
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh: 7.51%
Hệ số lãi ròng: 1.03% Số vòng quay toàn bộ vốn: 7.25
Lợi nhuận sau thuế: 4,428 triệu đồng Doanh thu: 427,876 triệu đồng Doanh thu: 427,876 triệu đồng Toàn bộ vốn: 57,846 triệu đồng Doanh thu: 427,876 triệu đồng Giá vốn hàng bán: 415,152 triệu đồng Chi phí hoạt động: 6,845 triệu đồng Thuế TNDN: 1,476 triệu đồng Vốn cố định: 20,296 triệu đồng Vốn lưu động: 37,550 triệu đồng
Bảng 2.15: Bảng kê diễn biến nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn
Chỉ tiêu 31/12/2012 31/12/2011 Sử dụng vốn Nguồn vốn
A-TÀI SẢN
1.Tiền 4,615,924,707 8,749,388,850 4,133,464,143
2.Phải thu của khách hàng. 16,796,042,890 13,577,192,126 3,218,850,764
3.Phải thu nội bộ ngắn hạn 643,730,924 0 643,730,924
3.Các khoản phải thu khác. 293,018,834 232,751,482 60,267,352
4.Hàng tồn kho. 16,550,085,763 12,837,854,046 3,712,231,717 5.Chi phí trả trước ngắn hạn. 165,000,000 99,000,000 66,000,000 6.Tài sản ngắn hạn khác. 0 506,060,387 506,060,387 7.Tài sản cố định hữu hình. 37,770,133 573,890,833 536,120,700 -Nguyên giá 6,745,798,453 6,745,798,453 0 0
-Giá trị hao mòn lũy kế. (6,708,028,320) (6,708,028,320) 0 0
8.Tài sản cố định thuê tài chính.
790,705,140 1,036,057,710 245,352,570
-Nguyên giá. 1,036,057,710 1,036,057,710 0 0
-Giá trị hao mòn lũy kế. 245,352,570 0 245,352,570
9.Đầu tư vào công ty con 18,900,000,000 18,900,000,000 0 0
10.Chi phí trả trước dài hạn 193,848,230 193,848,230 0 0
B-NGUỒN VỐN
1.Vay và nợ ngắn hạn. 7,583,424,419 9,982,212,461 2,398,788,042
2.Phải trả cho người bán. 8,613,279,245 7,658,740,316 954,538,929
3.Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.
351,631,785 283,803,170 67,828,615
4.Phải trả dài hạn khác 360,000,000 256,000,000 104,000,000
5.Vốn đầu tư của chủ sở hữu
36,344,250,555 31,949,402,387 4,394,848,168
6.Quỹ dự phòng tài chính 611,955,904 481,955,904 130,000,000
7.Lợi nhuận chưa phân phối.
4,428,503,455 5,609,848,168 1,181,344,713
8.Quỹ khen thưởng, phúc lợi.
0 484,081,259 484,081,259
Tổng cộng 11,556,294,770 11,556,294,770
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2012 của công ty)
Dựa vào bảng 2.15 : Bảng kê diễn biến nguồn vốn và sử dụng nguồn
- Về tổ chức nguồn vốn trong năm công ty đã huy động tăng thêm 11,556 triệu đồng trong đó chủ yếu:
+ Phải thu của khách hàng chiếm 3,218 triệu đồng + Hàng tồn kho chiếm 3,712 triệu đồng
+ Vay và nợ ngắn hạn chiếm 2,398 triệu đồng
+ Lợi nhuận chưa phân phôi chiếm 1,181 triệu đồng
- Về sử dụng vốn : Quy mô sử dụng vốn của công ty đã tăng 11,556 triệu đồng trong đó chủ yếu:
+ Tiền chiếm 4,133 triệu đồng
+ Vốn đầu tư của chủ sở hữu chiếm 4,394 triệu đồng
Như vậy: Trong năm 2012 việc huy động vốn của công ty có những bước tiến tốt là chú trọng đến công tác quản lý thu hồi nợ, sử dụng linh hoạt quỹ khấu hao, huy động thêm vốn chủ sở hữu và sử dụng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Tuy nhiên trong năm việc huy động vốn từ bên ngoài vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Với số vốn huy động được công ty chủ yếu đầu tư vào chất lượng sản phẩm sản xuất sản phẩm nhằm tăng uy tín công ty trong mắt của những khách hàng quen cung như trong những khách hàng mới.
2.3. NHẬN XÉT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG TIẾN TRIỂN
2.3.1. Những kết quả đạt được.
Trong năm vừa qua, mặc dù chịu nhiều biến động bất lợi của nền kinh tế nhưng Công ty cổ phần Xây dựng Tiến Triển vẫn nỗ lực cố gắng và đạt được những thành tích đáng ghi nhận, cụ thể:
Thứ nhất, về quy mô kinh doanh, doanh nghiệp đã mở rộng quy mô
kinh doanh. Lượng vốn đưa vào kinh doanh tăng 2.280 triệu đồng, tạo điều kiện nângcao năng lực sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô doanh nghiệp.
Doanh nghiệp đã tận dụng được cả nguồn lực bên trong lẫn bên ngoài để tăng vốn, mở rộng quy mô.
Thứ hai, về cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản , thì hệ số nợ của doanh
nghiệp đang ở mức vừa phải, vay nợ ngắn haṇ giảm , hàng tồn kho cũng như phải thu của khách hàng tăng, khả năng thanh toán nhanh và tức thời của doanh nghiệp giảm nhưng các hệ số khả năng thanh toán tổng quát, ngắn hạn và lãi vay lại tăng và dấu hiệu rất ổn định. Tỷ trọng đầu tư TSDH giảm, đầu tư ngắn hạn tăng cho thấy doanh nghiệp đang điều chỉnh cơ cấu tài sản cho phù hợp với tình hình kinh doanh.
Tóm lại, Kết quả đạt được của doanh nghiệp trong năm qua là đáng
khích lệ, trong điều kiêṇ nền kinh tế còn găp c nhiều khó khăn doanh nghiệp vẫn làm ăn có lãi, mức tin tưởng của doanh nghiệp đối với các nhà đầu tư vẫn rất cao.
2.3.2. Hạn chế
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, bên cạnh những kết quả đạt được, doanh nghiệp vẫn còn tồn tại những hạn chế sau đây:
Thứ nhất, giá vốn hàng bán và chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh
nghiệp của doanh nghiệp luôn ở mức cao tuy có giảm nhưng so với tốc độ giảm doanh thu thuần thì còn chậm. Giá nguyên vật tư luôn biến động, công ty cần chú trọng đến công tác tìm hiểu thị trường và tìm kiếm, tạo mối quan hệ với các nhà cung cấp để được hưởng ưu đãi, đồng thời nâng cao chất lượng công tác quản lý giá vốn; từ đó, góp phần giảm GVHB, tăng lợi nhuận kinh doanh. Các khoản chi phí của doanh nghiệp so với năm trước tăng khá mạnh, cần phải quản lý chặt chẽ ở từng khoản mục, bộ phận cũng như trong toàn doanh nghiệp.
sau thuế giảm và lợi nhuận giữ lại tái đầu tư còn giảm hơn đã làm cho tỷ lệ lợi nhuận tái đầu tư giảm. Bên cạnh đó, tỷ suất vốn chủ sở hữu cũng giảm đã làm tốc độ tăng trưởng sụt giảm khá mạng. Vì vậy, doanh nghiệp cần có biện pháp mạnh trong việc tăng tỷ suất vốn chủ, quản lý chi phí để tăng lợi nhuận giữ lại.
Thứ ba, trình độ của nhân viên còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được
sự phát triển của thị trường.
Thứ tư, công ty đã tăng lượng tiền cũng như tỷ trọng vốn chủ sở hữu
trong cơ cấu nguồn vốn của công ty nhưng trong năm qua hiệu quả của việc sử dụng vốn chủ là chưa cao do những khuyết điểm trong công tác quản lý
Thứ năm, doanh thu giảm nhưng tốc độ giảm của lợi nhuận sau thế còn
cao hơn cho thấy công tác quản lý và sử dụng các nguồn lực của công ty chưa tốt, đây là yếu tố bên trong mà công ty cần khắc phục sớm
Trên đây là một số ưu điểm và hạn chế về măṭ tài chính trong hoạt đôṇg sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để doanh nghiệp có thể giữ vững được thi ctrường hiện có và phát triển mạnh trong thời gian tới, doanh nghiệp cần có những giải pháp cụ thể để phát huy mặt mạnh, khắc phục hạn chế để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
CHƯƠNG 3
CÁC GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG TIẾN TRIỂN 3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP TRONG THỜI GIAN TỚI.
Qua phần phân tích chi tiết thực trạng tài chính của công ty cổ phần xây dựng Tiến Triển trong 3 năm liên tiếp 2010, 2011, 2012 ta thấy tình hình tài chính của công ty còn một vài bất cập, đòi hỏi quản trị công ty phải có những giả pháp tức thời cũng như lâu dài cho vấn đề tài chính của công ty cho năm tài chính tiếp theo.
Những vấn đề tài chính mà công ty còn tồn đọng đến cuối năm 2012, qua phân tích ta nhận thấy cần có những định hướng cho những tồn đọng như sau:
- Kết cấu TSLĐ và TSCĐ của công ty còn chưa hợp lý vì hoạt động sản xuất kinh doanh là hoạt động chính nhưng việc đầu tư thêm trang thiết bị mới còn chưa được quan tâm. Như đã biết, công ty trong năm 2012 vừa qua hầu như không đầu tư mua thêm TSCĐ, chưa đi vào chiều sâu. Vậy công ty cần tập trung vốn để đầu tư thêm TSCĐ mới để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu mới của thị trường.
-Tỷ trọng hàng tồn kho và các khoản phải thu lớn dẫn tới vòng quay hàng tồn kho thấp, vòng quay các khoản phải thu thấp làm tăng số ngày một vòng quay hàng tồn kho, tăng số ngày phải thu của khách hàng. Điều này cho thấy công ty bị ứ đọng vốn khá nhiều, công ty cần tìm biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản
-Chi phí quản lý doanh nghiệp vẫn còn cao làm giảm lợi nhuận, công ty cần xem xét quản lý các khoản chi phí nhằm tối thiểu hóa thất thoát gây
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY.
Sau thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Xây dựng Tiến Triển có điều kiện tìm hiểu và học hỏi được những kiến thức thực tiễn về tình hình hoạt động của công ty. Và dựa trên cơ sở những phân tích ở trên, thấy được những điểm mạnh cũng như điểm yếu trong công tác quản lý tài chính doanh nghiệp của Công ty. Với kiến thức còn hạn chế, em xin manh dạn đưa ra một số phương hướng, biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian tới.
Việc nghiên cứu các biện pháp nhằm nâng cao khả năng tài chính của công ty là rất quan trọng và cần thiết. Nó sẽ đưa ra cho công ty những hướng giải quyết nhất định trong từng trường hợp cụ thể. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp nào nắm bắt và áp dụng được một cách linh hoạt thì sẽ đem lại kết quả kinh doanh cao.
Trong cơ chế cạnh tranh gay gắt như hiện nay để tồn tại và phát triển được thì đòi hỏi doanh nghiệp phải có khả năng tự chủ về mặt tài chính. Sau đây là những giải pháp có thể áp dụng trong năm 2013 tới:
Thứ nhất: Về vốn kinh doanh của công ty cần được bổ sung thêm với
mục đích đảm bảo nguồn vốn cho nhu cầu và thực tại của quá trình sản xuất kinh doanh, đồng thời tăng khả năng tự chủ về tài chính mà không phụ thuộc và các yếu tố bên ngoài điều đó yêu cầu công ty cần thực hiện một số nội dung sau:
-Lập dự án tiền khả thi để qua đó thu hút các nguồn vốn đầu tư, liên doanh góp vốn, hoặc có kế hoạch của các bên đối tác như mua máy móc, nguyên liệu, công nghệ sau đó trả dần bằng các sản phẩm.
-Có chính sách thu hút vốn vào nội bộ thông qua quá trình phân phối lợi nhuận. Phải đảm bảo các nguồn vốn và doanh thu thu được để tái đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thứ hai: Về TSLĐ và TSCĐ ta thấy kết cấu chưa phù hợp vì TSCĐ chỉ
chiếm một phần nhỏ trong tổng số tài sản của công ty. Để thuận tiện cho khâu sản xuất kinh doanh công ty cần phải đầu tư vào TSCĐ nhiều hơn nữa, như ta đã biết hầu hết các trang thiết bị của công ty đều đã cũ và khá lạc hậu cần nâng cấp để có sản phẩm chất lượng đạt tiêu chuẩn. Ngoài ra cần có kế hoạch quản lý và sử dụng TSCĐ một cách hợp lý như phải bố trí dây chuyền sản xuất, phải thường xuyên kiểm tra bảo dưỡng TSCĐ tránh để hư hỏng. Còn đối với TSCĐ có khả năng sử dụng kém hoặc không còn sử dụng thì nhanh chóng thu hồi vốn để có điều kiện mua sắm tài sản cố định mới.
Khi đầu tư vào TSCĐ là phải xây dựng việc dự toán vốn đầu tư đúng đắn, sai lầm trong khâu này sẽ gây ra những hậu quả không tốt cho doanh nghiệp. Cho nên khi đi đến một quyết định đầu tư, đặc biệt là quyết định đầu tư theo chiều sâu công ty cần xem xét và phân tích những nhân tố ảnh hưởng như: -Vấn đề khả năng tài chính của công ty là rất quan trọng, công ty cần phải có kế hoạch nguồn vốn đầu tư và phương hướng đầu tư trong từng thời kỳ nhằm đảm bảo dần hiện đại hóa việc sản xuất trên cơ sở không ảnh hưởng tới hoạt động chung của doanh nghiệp.
-Xem xét ảnh hưởng của lại xuất tiền vay (phản ánh chi phí vốn-giá vốn) và chính sách thuế vì nó là những nhân tố ảnh hưởng tới chi phí đầu tư của công ty. Công ty phải xem xét xem việc đầu tư đó có đem lại hiệu quả không, khả năng sinh lợi như thế nào và liệu chúng có bù đắp đầy đủ chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra hay không. Bên cạnh đó, việc xem xét các chính sách thuế cũng rất quan trọng vì nó có thể khuyến khích hoặc hạn chế hoạt
-Công ty phải chú trọng và việc tìm hiểu tiến bộ khoa học kỹ thuật đặc biệt là những dây chuyền sản xuất. Tổng công ty nên nhập các thiết bị chế biến chuyên dùng của công ty và ngừng nhập những thiết bị của nước ngoài để giảm bớt phần chi phí cho doanh nghiệp.
Thứ ba: Công ty cần phải quan tâm đến việc nâng cao hiệu quả vốn lưu
động. Hiệu quả của vốn lưu động có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao hiệu quả tiết kiệm vốn. Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty có thể tiến hành như sau:
-Tăng cường công tác quản lý vốn lưu động, tìm mọi biện pháp để rút ngắn thời gian mà vốn đi qua. Làm được điều này giúp cho công ty rút ngắn được thời gian chu chuyển của vốn lưu động trong lưu thông hàng hóa, từ đó có thể giảm bớt được một số vốn lưu động cần thiết.
-Bên cạnh đó, công ty có thể tăng được tốc độ chu chuyển vốn lưu động, sẽ giảm được một số vốn lưu động nhất định mà vẫn đảm bảo được khối lượng công việc kinh doanh như cũ.
-Còn quá trình chu chuyển vốn thường xuyên nằm ở các khâu dự trữ và