2011– 2012.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính và các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần xây dựng tiến triển (Trang 69 - 80)

Tài sản dài hạn VNĐ 19,922,323,503 20,703,796,77 3 -781,473,270 -3.77 Hệ số nợ % 0.287 0.321 -0.034 -10.59 Hệ số vốn chủ % 0.702 0.671 0.031 4.58 Tỷ suất đảm bảo nợ % 2.448 2.092 0.355 16.98

Tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn

% 0.338 0.365 -0.027 -7.49

Tỷ suất đầu tư vào TSLĐ

% 0.662 0.635 0.027 4.31

Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ

% 1.059 1.057 0.003 0.26

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2012 của công ty)

a) Hệ số cơ cấu nguồn vốn.

Căn cứ vào bảng 2.9: Các hệ số phản ánh cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu

tài sản, ta thấy: Hệ số nợ của doanh nghiệp tương đối cao do chịu chi phối

nhiều của đặc điểm ngành xây dựng, thương mại đồng thời cũng chịu sự chi phối của một lĩnh vực rất nhạy cảm là môi trường. Hệ số nợ của doanh nghiệp cuối năm (0.287) giảm 0.034 tương ứng với tỷ lệ giảm 10.59% so với đầu năm

(0.321) cho thấy mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp có xu hướng giảm về cuối năm, điều này làm tăng mức độ tự chủ về mặt tài chính của doanh nghiệp.

Nguyên nhân của việc hệ số nợ giảm xuống là do tổng nguồn vốn tăng 4.02% (2,280 triệu đồng), trong khi nợ phải trả giảm 7% (1.272 triệu đồng). Như vậy, nguồn vốn tăng chủ yếu là do tăng vốn chủ sở hữu. Xem xét kỹ cơ cấu nợ ngắn hạn của doanh nghiệp thì phải trả cho người bán tăng lên, trong khi vay và nợ ngắn hạn lại giảm xuống.

Hệ số nợ giảm, tất yếu hệ số vốn chủ sở hữu tăng lên, kết quả làm tăng tỷ suất đảm bảo nợ của công ty. Tỷ suất đảm bảo nợ cuối năm tăng 16.98%. Cuối năm, 1 đồng nợ của công ty được đảm bảo bởi 2.448 đồng vốn chủ sở hữu so với 2.092 đồng đầu năm. Mức độ an toàn, tự chủ về mặt tài chính của công ty tăng lên.

b) Hệ số cơ cấu tài sản.

Tiếp tục theo dõi bảng 09, ta thấy cơ cấu tài sản của công ty thì tỷ trọng TSNH khá lớn và có xu hướng tăng về cuối năm.

Đầu năm, tỷ suất đầu tư vào TSNH là 0.635, tỷ suất đầu tư vào TSDH là 0.365. Cuối năm, tỷ suất đầu tư TSNH tăng lên 0.662, tỷ suất đầu tư TSDH tương ứng giảm còn 0.338. Nguyên nhân là do trong năm, tổng tài sản của công ty tăng, nhưng chủ yếu là tăng TSNH, TSDH giảm nhẹ. Xem xét cụ thể, TSNH tăng là do các khoản phải thu và hàng tồn kho tăng cao.

Nhận xét: Cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản trong năm 2011 của

công ty biến động như trên là hợp lý. Tổng tài sản tăng, quy mô vốn, cũng như nguồn vốn được mở rộng và phần lớn là gia tăng vốn chủ, nợ ngắn hạn giảm, vốn chủ tăng nhưng bên cạnh đó lợi nhuận để lại chưa phân phối lại giảm, đây vẫn là vấn đề công ty cần xem xét khắc phục. Tổng tài sản tăng nhưng tài sản cố định lại giảm, điều này cho thấy công ty không chú trọng đầu tư chiều sâu TSCĐ để tăng năng lực sản xuất về lâu dài.

2.2.3.3. Các hệ số về hiệu suất hoạt động

Bảng 2.10: Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng hàng tồn kho của công ty năm 2011 - 2012

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 Năm 2011

Chênh lệch Giá trị Tỷ lệ (%) Hàng tồn kho bình quân VNĐ 14,693,969,900 12,135,921,340 2,558,048,560 21.08 Giá vốn hàng bán VNĐ 437,940,187,60 0 378,033,415,50 0 59,906,772,100 15.85 Số vòng quay HTK vòng 30 31.5 -1.5 -4.76 Số ngày 1 vòng quay HTK ngày 12 11 1 9.09

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2012 của công ty)

Bảng 2.11: Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thu hồi nợ của công ty năm 2011 – 2012

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 Năm 2011

Chênh lệch Giá trị Tỷ lệ

(%) Doanh thu thuần VNĐ 427,876,424,245 478,314,636,368 -50,438,212,123 -10.54

Số dư bình quân các khoản phải thu

VNĐ 15,771,368,120 10,490,959,710 5,280,408,410 50.33 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số vòng quay các khoản phải thu

vòng 27.2 45.6 -18.4 -40.35

Kỳ thu tiền trung bình

ngày 13 8 5 62.5

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2012 của công ty)

Bảng 2.12: Vốn bị chiếm dụng và nguồn vốn bị chiếm dụng của công ty năm 2011 – 2012.

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2011 Số tiền (VNĐ) Tỷ lệ (%) I. Vốn bị chiếm dụng 17,732,792,648 13,809,943,608 3,922,849,04 0 28.41

1. Phải thu của khách hàng 16,796,042,890 13,577,192,126 3,218,850,764 23.71

3.Phải thu nội bộ ngắn hạn 643,730,924 0 643,730,924

3.Các khoản phải thu khác 293,018,834 232,751,482 60,267,352 25.89

II. Nguồn vốn đi chiếm dụng

8,964,911,030 7,942,543,486 1,022,367,54 4

12.87

1. Phải trả cho người bán 8,613,279,245 7,658,740,316 954,538,929 12.46

2. Người mua trả tiền trước 3.Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước

351,631,785 283,803,170 67,828,615 23.90

4. Phải trả người lao động 5. Chi phí phải trả

6. Các khoản phải trả, phải nộp khác

484,081,259 -484,081,259 -100

Chênh lệch vốn chiếm dụng 8,767,881,618 5,867,400,122 2,900,481,49 6

49.43

Bảng 2.13: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty năm 2012

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 Năm 2011

Chênh lệch Giá trị Tỷ lệ

(%) Doanh thu thuần VNĐ 427,876,424,245 478,314,636,368 -50,438,212,123 -10.54

Lợi nhuận sau thuế VNĐ 4,428,503,455 5,731,505,181 -1,303,001,726 -22.73

Vốn lưu động bình quân VNĐ 20,296,479,310 15,008,431,230 5,288,048,080 35.23

Số vòng quay vốn lưu động

vòng 21 32 -11 -34.38

Kỳ luân chuyển vốn lưu động (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ngày 17 11 6 54.55

Hàm lượng vốn lưu động

lần 0.047 0.031 0.016 51.61

Mức tiết kiệm vốn lưu động do tăng tốc độ luân chuyển vốn

VNĐ 7,131,273,737 (3,985,955,303) 11,117,229,040 1127

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2012 của công ty)

* Số vòng quay hàng tồn kho.

Xem xét Bảng 2.10: Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng hàng tồn kho

của công ty năm 2011-2012 ta có:

Năm 2012, số vòng quay hàng tồn kho là 30 vòng, giảm 1,5 vòng tương ứng với tỷ lệ giảm 4.76% so với năm 2011 (31.5 vòng).

Tương ứng với sự suy giảm của số vòng quay hàng tồn kho là sự tăng lên của số ngày vòng quay hàng tồn kho, từ 11 ngày năm 2011 lên 12 ngày năm 2012. Như vậy, tốc độ tăng của hàng tồn kho bình quân nhanh hơn tốc độ tăng của giá vốn hàng bán, cụ thể năm 2012, giá vốn hàng bán tăng 15.85%, nhưng hàng tồn kho bình quân tăng 21.08%. Điều này cho thấy công tác quản lý hàng tồn kho của công ty đã có sự bất ổn hơn năm 2011, viêc tính toán mức tồn kho là chưa hợp lý.Tình hình trên khiếm cho công ty bị ứ đọng vốn, tăng chi phí bảo quản và lưu kho

Tóm lại, công tác quản lý hàng tồn kho của công ty trong năm 2012 chưa được tốt vì đã để cho tốc độ tăng hàng tồn kho cao hơn so với tốc độ tăng giá vốn hàng bán. Tuy nhiên tốc độ vòng quay HTK của công ty vẫn ở mức cao. Trong thời gian tới, do tình hình kinh tế còn rất khó khăn cho nên công ty chỉ cần cố gắng duy trì ở mức ổn định này không để cho tốc độ quay HTK giảm thêm nữa.

* Vòng quay các khoản phải thu.

Qua bảng 2.11: Tình hình thu hồi nợ của công ty năm 2011–2012 ta thấy: Năm 2012, số vòng quay các khoản phải thu là 27.2 vòng giảm 18,4 vòng tương ứng tỷ lệ giảm 40.35% so với năm 2011 (45.6 vòng). Tương ứng làm cho kì thu tiền bình quân năm 2012 là 13 ngày tăng 5 ngày so với năm 2011 (8 ngày), tỷ lệ tăng 62.5%.

Số vòng quay các khoản phải thu giảm là do doanh thu thuần đã giảm với tỷ lệ 10.54% ( 478,314 triệu đồng xuống 427,876 triệu đồng), trong khi đó số dư bình quân các khoản phải thu tăng 5,280 triệu đồng tương ứng tăng 50.33%. Doanh thu giảm nhưng các khoản phải thu tăng, trong đó các khoản phải thu của khach hàng tăng với tỷ lệ lớn nhất cả về số lượng và tỷ lệ (3,218 triệu đồng và 23.71%).

Ta đi xem xét và so sánh số vốn bị chiếm dụng của công ty với số vốn công ty đi chiếm dụng được qua bảng 12: Vốn chiếm dụng và nguồn vốn bị chiếm dụng của công ty năm 2010 – 2011 để thấy được công ty có thể tận dụng nguồn vốn đi chiếm dụng để bù đắp cho số vốn bị chiếm dụng hay không.

Chênh lệch vốn chiếm dụng được của công ty dương và tăng so với năm 2011. Trong thành phần vốn đi chiếm dụng, các khoản nợ mang tính chất chu kỳ luôn chiếm tỷ trọng lớn, đồng nghĩa với việc công ty không phải chịu chi phí cơ hội cho việc sử dụng các khoản vốn này. Với mục tiêu mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng trưởng như hiện nay, công ty thực hiện chính sách mở

rộng đi chiếm dụng nhằm giảm thiểu chi phí sử dụng vốn đồng thời bù đắp phần vốn bị chiếm dụng. Để theo đuổi chính sách này, công ty luôn chấp hành kỷ luật thanh toán và tạo lập mối quan hệ hợp tác lâu dài với các nhà cung cấp, ngân hàng và các đối tượng khác. Tuy nhiên, trong thời gian tới công ty nên xây dựng các biện pháp cụ thể để tăng cường công tác thu hồi vốn, thu hồi công nợ, nhằm tăng nhanh vòng quay của vốn, giảm lãi vay, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

* Vòng quay vốn lưu động.

Qua bảng 2.13: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty năm 2011–

2012 ta thấy:

Năm 2012, tốc độ luân chuyển vốn lưu động của công ty không được tốt. Năm 2012 tốc độ luân chuyển vốn lưu động giảm xuống so với năm 2011: cụ thể, năm 2012 số vòng quay vốn lưu động giảm 9 vòng so với năm 2011, từ 32 vòng xuống 21 vòng, với tỷ lệ giảm là 34.38% và thời gian để thực hiện một vòng luân chuyển lại tăng lên 6 ngày (năm 2011 là 11 ngày và năm 2012 là 17 ngày) với tỷ lệ tăng 54.55%, do vậy mà công ty đã thất thoát một lượng vốn.

Số vốn lưu động công ty để thất thoát do tốc độ luân chuyển vốn giảm là:

= 7,131,273,737

Xét về chỉ tiêu hàm lượng vốn lưu động ta thấy năm 2012 chỉ tiêu này tăng so với năm 2011. Để tạo ra một đồng doanh thu thì trong năm 2011 cần sử dụng 0,031 đồng vốn lưu động trong khi năm 2012 lại cần có 0,047 đồng, điều này cho thấy trong năm công ty đã để lãng phí 1 lượng vốn lưu động.

Trong năm 2012 vừa qua, công tác quản lý các khoản phải thu của công ty không được đánh cao. Số vòng quay các khoản phải thu giảm 18.4 vòng do vậy mà kỳ thu tiền bình quân tăng 5 ngày so với năm 2011, qua đó có thể thấy khả năng thu hồi các khoản phải thu của công ty là không tốt tốt, công ty chưa hạn chế được các khoản vốn bị chiếm dụng, vốn chưa được đưa vào hoạt động kinh doanh nhiều, hiệu quả sử dụng vốn chưa cao. Ngoài ra, các hệ số thanh toán của công ty ở mức an toàn, vẫn đảm bảo cho khả năng thanh toán của công ty, tăng uy tín với các đối tác. Công tác quản lý vốn bằng tiền của công ty cũng chưa được cho là tốt đã làm cho vòng quay vốn lưu động giảm so với năm 2011, hiệu quả sử dụng vốn chưa được nâng cao.

Như vây, trong năm 2012 công tác quản lý và sử dụng VLĐ của công ty là chưa được tốt. Trong thời gian tới công ty cần cố gắng hơn nữa phát huy tối đa năng lực của mình và khắc phục hạn chế, duy trì tốt công tác quản lý nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng có hiệu quả VLĐ hơn, góp phần gia tăng lợi nhuận cho công ty.

2.2.3.4. Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời.

Chỉ số sinh lời là cơ sở quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ, là luận cứ quan trọng để các nhà hoạch định đưa ra quyết định tài chính trong tương lai. Vì vậy, chỉ số sinh lời luôn được các nhà quản trị tài chính quan tâm.

Căn cứ vào các chỉ tiêu trên Bảng CĐKT và BCKQKD của công ty năm 2012, ta tính được các chỉ tiêu trong Bảng 2.14: Các chỉ tiêu về khả năng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.14: Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 Năm 2011

Chênh lệch Giá trị Tỷ lệ

(%) Doanh thu thuần VNĐ 427,876,424,245 478,314,636,368 -50,438,212,123 -10.54

Lợi nhuận trước lãi vay và thuế

VNĐ 6,983,550,808 9,260,386,212 -2,276,835,404 -24.59

Lợi nhuận kế toán trước thuế

VNĐ 5,904,671,273 7,642,066,908 -1,737,395,635 -22.73

Lợi nhuận sau thuế VNĐ 4,428,503,455 5,731,505,181 -1,303,001,726 -22.73 Vốn kinh doanh bình quân VNĐ 57,846,085,140 52,229,145,760 5,616,939,380 10.75 Vốn chủ sở hữu bình quân VNĐ 39,712,958,180 35,413,860,860 4,299,097,320 12.14 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (ROS)

% 1.035 1.198 -0.163 -13.61

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh

(ROA)

% 7.66 10.97 -3.31 -30.17

Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (ROAE) % 12.07 17.73 -5.66 -31.92 Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE) % 11.15 16.18 -5.03 -31.09 EPS %

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2012 của công ty)

Năm 2012, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu sụt giảm 0.163% so với năm 2011. Cụ thể, 100 đồng doanh thu năm 2012 chỉ tạo ra 1.035 đồng lợi nhuận sau thuế so với 1.198 đồng lợi nhuận năm 2011.

Nguyên nhân là do trong năm 2012 doanh thu thuần giảm 10.54%, và lợi nhuận sau thuế giảm 22.73%. Tốc độ giảm của lợi nhuận sau thuế cao hơn so với tốc độ giảm của doanh thu thuần. Nguyên nhân giải thích cho hiện tượng trên là năm qua doanh nghiệp đã chủ động thu hẹp quy mô sản xuất nhưng bên cạnh đó giá thành nguyên vật liệu và nhân công lại tăng cho nên lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp cũng giảm đi nhiều khiến cho tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên thu giảm xuống so với năm 2011.

* Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (ROAE).

Tỷ suất này đánh giá khả năng sinh lời của tài sản hay vốn kinh doanh bình quân trong kỳ mà chưa tính đến tác động của thuế thu nhập doanh nghiệp cũng như nguồn gốc của vốn kinh doanh. Nó cho biết hiệu quả kinh tế của tài sản để nhà quản lý có cái nhìn tổng quát về hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản năm 2012 là 12.07% giảm 5.66% so với 17.73% của năm 2011. ROAE năm 2012 có suy giảm so với năm 2011, cụ thể năm 2012, 100 đồng vốn kinh doanh bình quân tạo ra 12.07 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay trong khi năm 2011 là 17.73 đồng, hiệu quả của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp giảm xuống. Nguyên nhân là do vốn kinh doanh bình quân năm 2012 tăng 10.75% so với năm 2011và lợi nhuận trước lãi vay và thuế giảm 24.59%. Điều này cho thấy khả năng sinh lời của tài sản không đủ bù đắp với số vốn kinh doanh bỏ ra.

* Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh (ROA).

Năm 2012, cứ 100 đồng vốn kinh doanh của công ty bỏ ra trong năm tạo ra 7.66 đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 3.31 đồng so với năm 2011 (10.97 đồng).

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế vốn kinh doanh của công ty năm 2012 giảm 30.17%. Nguyên nhân do vốn kinh doanh bình quân tăng (10.75%) trong khi đó lợi nhuận sau thuế lại giảm (22.73%).

* Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE).

Mục tiêu cuối cùng của bất cứ doanh nghiệp nào cũng là phải đạt đƣợc lợi nhuận cao nhất cho chủ doanh nghiệp đó. Vì vậy chỉ tiêu này rất được chủ sở hữu doanh nghiệp quan tâm, nó đánh giá mức độ tạo ra lợi nhuận ròng cho chủ sở hữu doanh nghiệp.

Cùng chiều hướng biến động với tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần, năm 2012 ROE giảm 5.03% tương ứng với tỷ lệ giảm 31.09% so với năm 2011 (năm 2011 ROE là 16.18% và năm 2012 là 11.15%). Và ROE giảm với cùng nguyên nhân của ROS, chủ yếu là do chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Vốn chủ sở hữu bình quân năm 2012 tăng 12.14% trong khi đó lợi nhuận sau thuế lại giảm 22.73% cho nên làm tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu giảm xuống.

Nhâṇ xét: Qua phân tích một số chỉ tiêu sinh lời trên của công ty ta

thấy tất cả các chỉ số của doanh nghiệp đều giảm, điều này cho thấy dấu hiệu không mấy khả quan đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, trong khi công ty đã tăng cường thêm nguồn vốn chủ nhưng doanh thu thuần vẫn giảm và đặc biệt là lợi nhuận của công ty còn giảm với tốc độ cao hơn.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính và các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần xây dựng tiến triển (Trang 69 - 80)