Về phân bố nhóm răng theo tổn thương

Một phần của tài liệu nhận xét lâm sàng, x-quang nhóm bệnh nhân viêm tuỷ có hồi phục được chụp tuỷ gián tiếp bằng dycal và zoe (Trang 53 - 55)

Nghiên cứu của chúng tôi tiến hành trờn cỏc răng có triệu chứng viêm tủy có hồi phục. Các tổn thương tập trung không đều phần lớn ở mặt nhai, ít gặp các mặt bên hơn: vị trí mặt nhai chiếm 67,1%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95%. Lý giải điều này bởi khi tổn thương gặp trên nhiều mặt răng sẽ đe dọa tới tủy với nguy cơ cao hơn so với nhóm chỉ

gặp trên một mặt răng, vì thế các triệu chứng khi được bác sỹ thăm khám cũng nặng nề hơn, tiên lượng với những nhóm răng này cũng thấp hơn so với cỏc nhúm khỏc. Chứng minh cho điều này sẽ được giải thích bởi kết quả thành công ở phần sau.

Chúng tôi tiến hành phân loại răng điều trị theo độ sâu của tổn thương, gồm hai nhóm là <3,5mm và từ 3,5- 4mm. Nhóm kích thước chủ yếu là <3,5mm với tỷ lệ 72,9%. Nhóm răng có độ sâu từ 3,5- 4mm gặp ít hơn (27,1%). Điều này hoàn toàn phù hợp với đặc điểm bệnh lý sâu răng. Tuy nhiên, trong nhúm cú kích thước 3,5mm vẫn tồn tại những răng với triệu chứng viêm tủy có hồi phục hay gặp ở người trẻ, có buồng tủy rộng. Tổn thương tuy nông nhưng cũng có khả năng đe dọa tới hệ thống tủy răng. Sự hiện diện của nhóm kích thước 3,5- 4mm hay gặp trờn nhúm bệnh nhân cao tuổi. Các tổn thương sau một thời gian chịu kích thích dài đã hình thành lớp ngà thứ phát có tác dụng bảo vệ tủy răng. Vì thế, có sự phân bố các răng được điều trị theo các kích thước khác nhau là hoàn toàn dễ hiểu.

Chúng tôi tiến hành chụp phim trước khi điều trị cho tất cả các răng. Các tiêu chuẩn đưa ra nhằm đánh giá mức độ thương tổn của tổ chức cứng của răng cũng như phản ứng của tổ chức quanh răng. Hình ảnh X-quang cho phép chúng tôi đánh giá sự gần sát của tổn thương với vùng tủy. Tuy vậy, để tiến hành lượng hóa khoảng cách này là điều hết sức khó khăn do tỷ lệ răng trên phim và răng thật không phải lúc nào cũng đạt được tỷ lệ 1:1. Chính vì vậy, chỉ tiêu này chỉ giúp cho quá trình chẩn đoán. Trong số 70 răng nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy có 28,6% các răng điều trị có hình ảnh vùng dây chằng quanh răng giãn rộng và 71,4% các răng có tổ chức quanh răng bình thường. Điều này được giải thích bởi đối tượng nghiên cứu là những răng viêm tủy có hồi phục, những tổn thương sớm nên phản ứng tủy gặp ít hơn so

với các răng có tổn thương nặng nề khác. Chúng tôi không gặp trường hợp nào có hiện tượng nội tiêu chân răng. Việc đưa ra chỉ tiêu đánh giá này nhằm so sánh trước và sau điều trị khi sử dụng vật liệu chụp tủy là Dycal. Theo nghiên cứu của một số tác giả, Dycal được coi là yếu tố có tham gia trong quá trình nội tiêu chân răng. Sự hiện diện của tổn thương này trước điều trị làm cản trở kết quả thành công của việc chụp tủy gián tiếp, tuy nhiên nó cũng có thể giúp nhà lâm sàng đánh giá trên trường hợp cụ thể có hay không vai trò tác động của vật liệu chụp tủy tới quá trình tiêu chân răng. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, chúng tôi nhận thấy không có trường hợp nào tiêu chân răng trước điều trị.

Trên mỗi nhóm vật liệu, chúng tôi tiến hành điều trị với 35 răng. Sự phân bố về tổn thương giữa hai nhóm vật liệu này không có khác biệt về mặt thống kê với p >0,05. Điều này giúp chúng tôi dễ dàng hơn trong việc đánh giá kết quả điều trị và hiệu quả thực sự của hai nhóm vật liệu.

Một phần của tài liệu nhận xét lâm sàng, x-quang nhóm bệnh nhân viêm tuỷ có hồi phục được chụp tuỷ gián tiếp bằng dycal và zoe (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w