2.3Đánh giá chung về công tác huy động vốn của NHNo&PTNT tỉnh Kon Tum

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh kon tum (Trang 31 - 36)

NHNo&PTNT tỉnh Kon Tum ta có thể nhận thấy trong thời gian qua trước những tác động lớn của suy thoái kinh tế, lạm phát, tình hình tài chính tiền tệ biến động khó lường cùng với sự cạnh tranh mạnh mẽ với các tổ chức tín dụng trên địa bàn nhất là một số Ngân hàng thương mại cổ phần mở phòng giao dịch mới nên công tác về huy động vốn của chi nhánh gặp rất nhiều khó khăn, kinh tế địa phương phát triển chậm, thu nhập bình quân đầu người thấp so với cả nước, khả năng thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp ngoài tỉnh và nước ngoài còn nhiều hạn chế, chưa tạo được bước đột phá để phát triển.

Trong thời gian qua chi nhánh luôn quan tâm đến thị phần về huy động vốn

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Các khoản nợ của các TCTD khác 5.182 57.748 4.167

Mức gia tăng sau mỗi năm 52.566 -53.581

trên địa bàn, thường xuyên nắm bắt các thông tin diễn biến về thể thức huy động vốn, lãi suất, chính sách huy động, hình thức khuyến mãi của các NHTM khác trên địa bàn để có sự điều chỉnh phù hợp với tâm lý của người gửi tiền nhằm giữ vững thị phần. Chính vì vậy chi nhánh đã đạt được một số thành quả trong công tác huy động vốn.

a) Những thành quả đạt được

Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước và toàn hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam sau 25 năm đổi mới, NHNo&PTNT tỉnh Kon Tum đã từng bước khẳng định vị thế của mình trên địa bàn tỉnh Kon Tum hoạt động huy động vốn của Ngân hàng ngày càng được coi trọng và có những kết quả đáng khích lệ với những thành tích đáng khích lệ. Nguồn vốn huy động của Ngân hàng luôn tăng, năm sau lớn hơn năm trước. Năm 2008 nguồn vốn huy động bằng nội tệ là 904 tỷ đồng, so đàu năm tăng 228 tỷ, tốc độ tăng 33,7%, so kế hoạch năm Trụ sở chính giao đạt 113,57%, nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ đến 31/12/2008 đạt 1.370 ngàn USD, so kế hoạch Trụ sở chính giao đạt 104%. Năm 2009 nguồn vốn huy động bằng nội tệ đạt 987 tỷ đồng, so đầu năm tăng 83 tỷ, tốc độ tăng 9,18%, nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ đạt 1.021 ngàn USD. Kết quả này không phải ngẫu nhiên mà đó là sự nổ lực phấn đấu, vượt qua muôn ngàn khó khăn của chi nhánh. Điều đó tạo điều kiện thuận lợi để tăng tỷ lệ Yốn cho vay trung, dài hạn và điều hoà Yốn cho toàn hệ thống.

*về thị phần huy động Yổn:

- Thị phần của NHNo trên địa bàn luôn tăng trưởng, năm 2007 thị phần huy động của ngân hàng chiếm 56,26% thị phần toàn địa bàn tỉnh, năm 2008 chiếm 57,08% tăng 0,82% so với năm trước. Năm 2009 thị phần huy động vốn chiếm 50,38% toàn địa bàn, so đầu năm giảm 6,7%. Trong năm 2009 một số phòng giao dịch của NHTM cổ phần mới mở nên thị phần bị chia sẻ. Mặc dù chiếm thị phần lớn về huy động vốn trên địa bàn tỉnh, song với đặc thù của tỉnh có điểm xuất phát thấp, tích luỹ của người dân còn hạn chế nên công tác huy động vốn của chi nhánh còn gặp nhiều khó khăn, chưa tự cân đối được, phải sử dụng vốn Trung ương.

*về công tác huy động vốn:

- Xác định công tác huy động Yốn tại địa phương là nhiệm vụ quan trọng nhất, tập trung nhân lực công tác huy động Yốn, chú trọng hình thức huy động tạo

nên tính ổn định nguồn vốn trong kinh doanh.

- Triển khai các sản phẩm tiển gửi đa dạng chẳng hạn như năm 2008 chi nhánh đã triển khai huy động tiết kiệm dự thưởng tại địa phương, với giải đặt biệt là xe máy Future Neo kết quả đạt được : Nội tệ đạt 33.420 triệu đồng, ngoại tệ đạt: 115.553 USD. Hiện nay trên địa bàn hình thức huy động tiền gửi tiết kiệm có dự thưởng là một sản phẩm được ưa thích nhất.

Triển khai có hiệu quả các đợt huy động tiết kiệm do Trung ương tổ chức: Năm 2008 huy động tiền gửi tiết kiệm bằng VNĐ bảo đảm giá trị theo vàng thực hiện đến 31/12/2008 đạt 12.560 triệu đồng. Phát hành kỳ phiếu mừng Xuân Kỷ Sửu: VNĐ đạt 12.365 triệu đồng so kế hoạch giao thành 35,33%

Tích cực phối hợp với chính quyền địa phương nắm bắt kế hoạch chi trả tiền đền bù đất đai để huy động Yốn. Thực hiện chính sách lãi suất huy động có tính cạnh tranh tích cực, điều chỉnh lãi suất kịp thời, phù hợp với diễn biến của thị trường.

- Triển khai đồng bộ các giải pháp kích cầu của Chính phủ nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, chia sẻ khó khăn YỚi nền kinh tế trên địa bàn. Chi nhánh đã chủ động đề xuất YỚi Uỷ ban nhân dân tỉnh đứng ra tổ chức và mời tất cả các doanh nghiệp và khách hàng là cá nhân về triển khai thực hiện QĐ131, QĐ 443, QĐ497 và các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện nay

- Thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Tổng giám đốc về việc giảm lãi suất xuống 10,5% để chia sẻ cùng khách hàng.

Ngoài ra chi nhánh còn tăng cường nâng cao chất lượng giao dịch, phục vụ khách hàng thông qua việc bố trí cán bộ giao dịch có năng lực chuyên môn, có khả năng giao tiếp tốt, hướng dẫn tận tình, chu đáo, tạo được niềm tin đối với khách hàng. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng cáo, xây dựng chiến lược thu hút khách hàng hiện hữu và cả khách hàng trong tương lai. Khách hàng của NHNo rất đa dạng, ngoài khách hàng lớn truyền thống như: bảo hiểm xã hội, Điện lực, Bưu điện, Viễn thông... số lượng khách hàng vừa và nhỏ cũng ngày càng gia tăng, đó là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh, hộ nông dân... Ngân hàng đề ra hẳn một chiến lược thu hút khách hàng là những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Điều này giúp cho ngân hàng ít bị phụ thuộc vào những khách hàng lớn. Khách hàng nhiều, đa dạng ngân hàng có thể chủ

động đề ra mức lãi suất, các chi phí đầu vào từ đó cũng chủ động được lãi suất đầu ra. Dưới đây là bảng thông kê thị phần huy động Yồn của NHNo&PTNT tỉnh Kon Tum so với các Ngân hàng khác trên địa bàn.

Bâng 13: Thống kê thị phần huy động vốn của các Ngân hàng

Qua bảng số liệu trên ta thấy thị phàn của NHNo&PTNT trên địa luôn tăng trưởng trong 2 năm liền, năm 2007 thị phần của NHNo&PTNT chiếm 56,26% thị phần toàn tỉnh địa bàn, tăng so năm 2006 là 1,41%. Năm 2008 chiếm 57,08% tăng 0,82% so năm trước, sang năm 2009 thị phần huy động Yốn có phần giảm sút chiếm 50,38% toàn địa bàn, so đầu năm giảm 6,7%.

Mặc dù chiếm thị phần lớn về huy động vốn nhưng Ngân hàng vẫn xác định công tác huy động Yốn tại địa phưong là nhiệm vụ quan trọng nhất, tập trung nhân lực cho công tác huy động vốn, chú trọng hình thức huy động, tạo nên tính ổn định nguồn Yốn trong kinh doanh.

Đạt được những thành tựu trên là nhờ vào:

- Ngân hàng đã tiến hành xây dựng kế hoạch kinh doanh cuối năm, quý phù hợp theo hướng phát triển kinh tế của địa phương, đáp ứng kịp thời về nguồn vốn nhằm đảm bảo chủ động trong kinh doanh. Giao kế hoạch kinh doanh phù hợp theo quý, năm đến tất cả các chi nhánh, phòng giao dịch trực thuộc.

- Chi nhánh tập trung huy động nguồn Yốn nhất là nguồn vốn có lãi suất thấp, ổn định chủ động cân đối vốn tăng trưởng, sử dụng Yốn theo kế hoạch được giao, đảm bảo khả năng thanh khoản và đáp ứng nhu cấu tín dụng trên địa bàn.

- Ngân hàng đã củng cố và tăng cường phát huy mối quan hệ chặt chẽ với các Đơn vị tính: % Ngân hàng Năm 2007 Năm 2008 Mức -/+ Năm 2009 Mức -/+ NHNo&PTNT 56.26 57.08 0.82 50.38 -6.7 NH Đầu tư 35.36 35.16 -0.2 37.16 2 NH Công thương 7.67 7.37 -0.3 9.38 2.01 NH Chính sách XH 0.69 0.37 -0.32 3.07 2.7

đơn vị khách hàng truyền thống từ nhiều năm trước, ngoài ra Ngân hàng cũng tiến hành mở rộng quan hệ với khách hàng mới nhằm huy động nguồn Yốn nhàn rỗi từ dân cư, đây là nguồn vốn mang tính ổn định cao, thu hút khách hàng mở tài khoản thanh toán; đưa ra nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng, cung cấp nhiều tiện ích cho khách hàng.

- Thực hiện tốt công tác chăm sóc khách hàng, nhất là đối với các tổ chức kinh tế như: Bảo hiểm xã hội, Kho bạc Nhà nước... nhằm thu hút nguồn Yốn không kỳ hạn với khối lượng lớn để hạ lãi suất đầu vào và tăng trưởng tín dụng.

- Chi nhánh đã phát huy tốt vai trò của công cụ lãi suất, nắm bắt kịp thời sự biến động của thị trường, áp dụng biểu lãi suẫt linh hoạt trong phạm vi quyền hạn được cho phép của chi nhánh để thu hút được khách hàng mới, vừa đảm bảo yêu cầu hiệu quả trong kinh doanh để phát triển ổn định lâu dài.

- Thường xuyên củng cố, kiện toàn, ổn định bộ máy nhân sự đủ mạnh, làm tốt công tác quy hoạch cán bộ từ Giám đốc, Phó giám đốc NHNN loại 3, phòng giao dịch; Trưởng, phó phòng NHNN tỉnh và quan tâm đào tạo cán bộ quy hoạch để chuẩn bị nguồn nhân lực kế thừa vững chắc, lâu dài.

- Chi nhánh luôn làm tốt công tác thu chi tiền mặt và thanh toán nhanh nhạy, an toàn, chính xác theo đúng yêu cầu của các đơn vị kinh tế và nhân dân.

b) Những mặt chưa được:

Bên cạnh những thành quả đáng khích lệ, Ngân hàng còn một số mặt còn hạn chế:

- Năm 2009 nguồn Yốn huy động đạt 86,36% so chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh Trụ sở chính giao, trong tiền gửi dân cư giảm mạnh.

- Một số chi nhánh loại 3, phòng giao dịch chưa có giải pháp hữu hiệu để đẩy mạnh công tác huy động Yốn, dẫn đến nguồn vốn chưa đạt theo kế hoạch giao.

- Hoạt động kinh doanh ngoại hối còn hạn chế, chưa khai thác và tiếp cận hết các khách hàng có quan hệ xuất nhập khẩu, một số chi nhánh loại 3, phòng giao dịch chưa có hoạt động mua bán ngoại tệ, huy động vốn bằng ngoại tệ đạt tỷ lệ thấp.

- Công tác kiểm tra chuyên đề về hoạt động kinh doanh tại Hội sở tỉnh, các chi nhánh loại 3, phòng giao dịch trực thuộc chưa được thường xuyên, công tác phúc

tra sau khi kiểm tra chưa kịp thời, dẫn đến tình trạng không điều chỉnh kịp thời những hạn chế, bất cập để thoả mãn nhu cầu của khách hàng.

- Trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ không đồng đều, một số cán bộ thiếu kinh nghiệm, chậm đổi mới, thiếu sáng tạo trong thực hiện nghiệp vụ đã dẫn đến việc tìm kiếm và phát triển khách hàng tiền gửi còn hạn chế.

- Các tiện ích, dịch vụ ngân hàng chưa phong phú, đa dạng chưa hấp dẫn khách hàng nên tỷ lệ thu ngoài tín dụng đạt thấp so với định hướng của NHNo&PTNT Việt Nam.

Thấy hết được những thận lợi và khó khăn khi huy động Yốn, NHNo&PTNT tỉnh Kon Tum cần phải phát huy các lợi thế và hạn chế những bất lợi của mình YÌ vậy Ngân hàng cần phải có những giải pháp thích hợp.

CHƯƠNG III:

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh kon tum (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w