3.2.2.1 Tăng cường kiểm soát chất lượng bên trong công ty kiểm toán:
Mục tiêu của kiểm soát chất lượng kiểm toán là tạo ra kết quả kiểm toán đạt tiêu chuẩn chất lượng, đáp ứng yêu cầu của các đối tượng sử dụng.Công ty kiểm toán phải cố gắng phát hiện và ngăn chặn không để cho các nhân viên trong công ty cấu kết, thông đồng với nhau che dấu cho gian lận và sai sót.
3.2.2.2 Tăng cường các thủ tục phát hiện gian lận trong chương trình kiểm toán:
Phát hiện được gian lận luôn là một thách thức đối với kiểm toán viên trong điều kiện kinh tế bình thường và càng trở nên khó khăn hơn trong điều kiện kinh tế khủng hoảng, khi mà nhân lực thì cắt giảm và các nhà quản lý thì chịu nhiều áp lực từ thị trường và cổ đông.Mức độ nghiêm trọng và độ tinh vi của các gian lận ngày càng gia tăng.Để giúp kiểm toán viên nâng cao trách
nhiệm trong việc phát hiện gian lận và sai sót trọng yếu thì công ty kiểm toán cần tăng cường các thủ tục phát hiện gian lận trong chương trình kiểm toán.
3.2.2.3 Nâng cao chất lượng đào tạo nhân viên kiểm toán:
Trình độ, năng lực, đạo đức nghề nghiệp kiểm toán viên là một trong những nhân tố thuộc môi trường kiểm soát, có ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng kiểm toán.Hiện nay, hoạt động kiểm toán vẫn còn mang nhiều tính kinh nghiệm cá nhân thuần túy, chưa theo một trình tự thống nhất, khoa học; cách làm này tiềm ẩn nhiều rủi ro kiểm toán.
Cần có chương trình đào tạo lại đầy đủ về lý thuyết kiểm toán cho kiểm toán viên, để kiểm toán viên có thể thực hiện kiểm toán một cách khoa học, tránh tình trạng làm kiểm toán chỉ theo kinh nghiệm; xây dựng tiêu chí để đánh giá trình độ , năng lực và phẩm chất của kiểm toán viên làm căn cứ sát thực cho đào tạo và phân công công việc.Mặt khác, việc đánh giá trình độ kiểm toán viên sẽ giúp kiểm toán viên biết được trình độ của mình và yêu cầu cụ thể của công ty kiểm toán để có biện pháp nghiên cứu, học tập đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ kiểm toán.
Bên cạnh việc thường xuyên mở các khóa đào tạo ngắn hạn để nâng cao trình độ, năng lực cho kiểm toán viên thì công ty kiểm toán cũng phải chú trọng đến việc trau dồi đạo đức nghề nghiệp cho các kiểm toán viên trong công ty.Một kiểm toán viên có trình độ cao, năng lực giỏi nhưng đạo đức nghề nghiệp không tốt cũng sẽ góp phần làm cho những gian lận và sai sót không được phát hiện.
KẾT LUẬN
Hiện nay, sai phạm trong các doanh nghiệp không ngừng gia tăng cho dù đó là doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân…Có hai loại sai phạm là gian lận và sai sót. Sai sót là lỗi không cố ý, thường được hiểu là sự nhầm lẫn, bỏ sót hoặc do yếu kém về năng lực nên gây ra sai phạm.Sai sót xảy ra chủ yếu do kế toán không nắm vững chuyên môn, không hiểu rõ luật định hoặc nhầm lẫn, tính toán sai về mặt số học.Ngược lại, gian lận là hành vi cố ý lừa dối, giấu diếm, xuyên tạc sự thật với mục đích tư lợi. gian lận là hành vi cố ý lừa dối, giấu diếm, xuyên tạc sự thật với mục đích tư lợi.Vì vậy, người thực hiện hành vi gian lận thường có sự tính toán, chuẩn bị trước.Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, mức độ tinh vi của các gian lận cũng tăng lên.Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hành vi gian lận nhưng người thực hiện hành vi gian lận thường không thừa nhận và luôn đưa ra những lời biện hộ dễ nghe nhất, hợp lý nhất nhằm mục đích biến gian lận thành sai sót để giảm tội.
Trách nhiệm của kiểm toán viên là phải phát hiện được các gian lận và sai sót trọng yếu ảnh hưởng đến BCTC của đơn vị được kiểm toán.Muốn vậy, kiểm toán viên phải phân biệt được đâu là gian lận, đâu là sai sót, sai sót như thế nào là trọng yếu?Để làm được điều đó, kiểm toán viên cần không ngừng học hỏi, nâng cao kiến thức chuyên môn.Tuy nhiên, thực tế có nhiều kiểm toán viên có năng lực giỏi, trình độ cao nhưng vẫn để cho gian lận và sai sót tồn tại.Nguyên nhân chủ yếu là do đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên chưa tốt.Nhà nước cần phải can thiệp vào bằng các biện pháp như thường xuyên tổ chức hội thảo, mở các khóa tập huấn ngắn hạn, đặc biệt là hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp luật, ban hành các hướng dẫn chi tiết.