3.2.1.1 Hiệu đính, bổ sung các Chuẩn mực kiểm toán, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý:
Kiểm toán hiện là một lĩnh vực khá mới mẻ ở nước ta hiện nay.Vì vậy, hệ thống văn bản pháp lý, các chuẩn mực kiểm toán áp dụng trong nước còn chưa đầy đủ, chưa toàn diện, chưa bao quát được hết các khía cạnh, các tình huống có thể xảy ra.Ngay cả những văn bản pháp lý hiện hành cũng còn nhiều điểm chưa sát với thực tế.Thế giới không ngừng thay đổi, Việt Nam cũng vận động biến đổi không ngừng.Để phù hợp với sự biến đổi đó, Nhà nước ta cần phải nghiên cứu, tìm hiểu để hiệu đính, bổ sung các chuẩn mực kiểm toán, dần dần hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý làm kim chỉ nam dẫn đường cho các kiểm toán viên trong việc phát hiện gian lận và sai sót trọng yếu nói riêng và trong hoạt động kiểm toán nói chung.Cụ thể:
+ Hiệu đính chuẩn mực kiểm toán về trách nhiệm của kiểm toán viên. + Ban hành chuẩn mực 315- Hiểu biết về công ty, về môi trường hoạt động và đánh giá rủi ro có các sai phạm trọng yếu
+ Hoàn thiện chuẩn mực về thủ tục phân tích- Chuẩn mực số 520
3.2.1.2 Ban hành các hướng dẫn chi tiết:
Nhiều khi, việc áp dụng luật, nghị định, chuẩn mực vào trong một cuộc kiểm toán cũng là một vấn đề khó khăn đối với kiểm toán viên.Nguyên nhân là do có những chuẩn mực còn mang nặng tính lý thuyết, giáo điều, đôi khi là quá chung chung, không cụ thể.Để tạo điều kiện thuận lợi cho kiểm toán viên hiểu và vận dụng đúng chuẩn mực thì Nhà nước cần phải ban hành các hướng
dẫn chi tiết.Với mục đích nhằm nâng cao trách nhiệm của kiểm toán viên trong việc phát hiện gian lận và sai sót trọng yếu, Nhà nước cần phải:
+ Ban hành hướng dẫn chi tiết về phương pháp phân tích
+ Ban hành hướng dẫn chi tiết về kỹ thuật phỏng vấn trong cuộc kiểm toán BCTC nhằm phát hiện gian lận, sai sót
+ Thiết lập các hướng dẫn chi tiết về các tình huống làm gia tăng rủi ro có gian lận và sai sót cũng như các thủ tục nhằm phát hiện gian lận
3.2.1.3 Thường xuyên tổ chức hội thảo, trao đổi kinh nghiệm:
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, gian lận ngày càng tinh vi, khó phát hiện hơn trước.Những người thực hiện hành vi gian lận cũng có nhiều thủ đoạn hơn.Họ có nhiều cách thức để có thể qua mặt người khác mà ngay cả kiểm toán viên cũng khó có thể phát hiện ra.Vì vậy, để phát hiện ra sai phạm kiểm toán viên phải là người giàu kinh nghiệm.Đối với những người mới bước chân vào nghề kiểm toán thì hội thảo là nơi giúp họ có cơ hội gặp gỡ, bàn luận và học hỏi kinh nghiệm của các “bậc tiền bối”.Đối với những người đã làm việc trong ngành nghề kiểm toán thì hội thảo cũng giúp họ có thể trao đổi kinh nghiệm với nhau và tiến bộ hơn.