Chính sách tiền tệ Thị trường vốn cải thiện

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN MÔN LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ (Trang 51)

Thị trường vốn cải thiện

Trong 6 tháng đầu năm 2012, thị trường vốn đã có những cải thiện đáng kể so với năm 2011. Tính đến ngày 13/6/2012, tổng khối lượng trái phiếu Chính phủ (TPCP), TPCP bảo lãnh huy động được đạt 95.535 tỷ đồng (đạt 60,1% so với kế hoạch), trong đó: Kho bạc Nhà nước huy động 62.895 tỷ đồng (đạt 62,9% so với kế hoạch); Ngân hàng Phát triển huy động được 19.960 tỷ đồng (đạt 59,4% so với kế hoạch); và Ngân hàng Chính sách xã hội huy động được 12.680 tỷ đồng (đạt 48,8% so với kế hoạch).

Lãi suất tiếp tục giảm trên tất cả các thị trường

Dấu hiệu căng thẳng thanh khoản trên hệ thống ngân hàng trong những tháng cuối năm 2011 tiếp tục kéo dài sang năm 2012 khiến Ngân hàng Nhà nước (NHNN) duy trì áp dụng biện pháp hành chính là áp trần lãi suất huy động.

Trong quý 1, trước xu hướng giảm tốc của chỉ số giá tiêu dùng và lạm phát kỳ vọng, NHNN đã bắt đầu kéo giảm đồng loạt các lãi suất chính sách và trần lãi suất huy động. Một số yếu tố cộng hưởng khác cũng giúp ủng hộ quan điểm này là thanh khoản ở một số ngân hàng lớn dần được cải thiện; các kênh đầu tư vàng, ngoại hối không còn thu hút dòng tiền…

Tính từ đầu năm đến nay (17/12), lãi suất tái cấp vốn đã giảm từ 15% xuống còn 10%, lãi suất tái chiết khấu đã giảm từ 13% xuống còn 8%, và trần lãi suất huy động kỳ hạn ngắn ngày giảm từ 14% xuống còn 9%.

Trên thị trường huy động vốn, lãi suất phát hành TPCP từng bước được điều hành theo xu hướng giảm và tiếp tục mang định hướng dẫn dắt để giảm mặt bằng lãi suất chung của cả thị trường. Tính đến ngày 21/6/2012, lãi suất phát hành TPCP đã giảm khoảng 2,6 - 3% so với thời điểm đầu năm 2012, ở mức 8,5% đối với tín phiếu 364 ngày, 8,89% đối với kỳ hạn 2 năm, 9,00% đối với kỳ hạn 3 năm và 9,45% đối với kỳ hạn 5 năm.

Trên thị trường huy động từ các tổ chức kinh tế và dân cư, kể từ đầu năm, NHNN đã 5 lần điều chỉnh giảm trần lãi suất huy động, theo đó lãi suất tiền gửi tối đa bằng VND đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng giảm từ 6%/năm xuống còn 2%/năm, đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng trở lên giảm từ 14%/năm xuống còn 8%/năm; Lãi suất cho vay trên thị trường liên ngân hàng giảm mạnh xuống mức thấp nhất trong vòng nhiều năm gần đây ở hầu hết các kỳ hạn, dao động quanh mức 1,3-2% đối với kỳ hạn qua đêm, 1,3-2% với kỳ hạn 1 tuần, 2-3% kỳ hạn 2 tuần và 3,5-4% cho kỳ hạn 1 tháng.

Trên thị trường mở, lãi suất tín phiếu kỳ hạn 28, 91 và 182 ngày lần lượt là 3,8%/năm, 5,7%/năm và 7,45%/năm, đây là mức giảm đáng kể so với thời điểm 15/3 khi lãi suất tín phiếu các kỳ hạn 28, 91 và 182 ngày lần lượt là 11,5%, 12% và 12,5%/năm. Với mức lãi

suất tín phiếu điều hành theo xu hướng giảm hiện nay sẽ giảm bớt áp lực trong việc phát hành TPCP tạo điều kiện giảm lãi suất TPCP qua đó góp phần định hướng giảm lãi suất chung trên thị trường. Song song với động thái kéo giảm trần lãi suất huy động, NHNN cũng đã áp trần lãi suất cho vay (hiện duy trì ở mức 13%/năm) đối với 4 lĩnh vực ưu tiên: (1) Phục vụ lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, (2) Thực hiện phương án, dự án sản xuất – kinh doanh hàng xuất khẩu, (3) Phục vụ sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa, (4) Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ; hay kêu gọi đưa lãi suất cho vay cũ về mức 15%…

Thị trường ngoại hối ổn định

Tỷ giá VND/USD tiếp tục duy trì ổn định kể từ đầu năm. Các Thông tư số

03/2012/TT-NHNN và số 07/2012/TT-NHNN về ngoại tệ bắt đầu có hiệu lực từ đầu tháng 5 nhưng hầu như không có nhiều tác động lên tỷ giá. Tuy nhiên, tỷ giá được dự báo sẽ tăng trong thời gian tới do lãi suất huy động VND liên tục giảm và nhiều khả năng sẽ giảm sâu hơn nữa khiến tiền đồng mất giá so với USD. Hơn nữa, xuất khẩu và FDI giảm trong tháng 5 cũng khiến cho cung ngoại tệ giảm và làm tăng tỷ giá VND/USD. Các giải pháp điều hành CSTT góp phần quan trọng, giúp kinh tế vĩ mô: Tăng trưởng kinh tế cả năm 2012 đạt 5,03% nhưng chất lượng tăng trưởng kinh tế cao hơn, chỉ số giá tiêu dùng giảm từ mức 18,13% năm 2011 xuống còn 6,81% năm 2012. Thị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng dần ổn định, thanh khoản cải thiện mạnh mẽ. Hệ thống ngân hàng huy động được một lượng tiền đồng lớn từ nền kinh tế do lòng tin vào VND được nâng cao. Mặt bằng lãi suất đồng Việt Nam giảm mạnh, khoảng từ 5-9%/năm so với cuối năm 2011. Thanh khoản hệ thống cải thiện rõ rệt. Cùng với đó, tỷ giá và thị trường ngoại hối ổn định, dự trữ ngoại hối Nhà nước gia tăng ở mức lớn, tình trạng đô la hóa và vàng hóa giảm. Nếu như từ năm 2011 trở về trước, đồng Việt Nam luôn chịu áp lực phá giá thì năm 2012 tỷ giá ổn định do nguồn cung ngoại tệ dồi dào. Tình trạng đô la hóa giảm mạnh, NHNN mua được lượng ngoại hối lớn, tăng dự trữ ngoại hối lên mức cao nhất từ trước tới nay, qua đó củng cố uy tín và tiềm lực tài chính quốc gia. Tình trạng “vàng hóa” được ngăn chặn, bước đầu huy động nguồn lực này chuyển hóa thành VND đưa vào hệ thống phục vụ sản xuất, tạo thanh khoản cho nền kinh tế.

3.1.5.2 Chính sách tài khóa

Thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, hiệu quả là một trong những giải pháp đuợc đề ra trong Nghị quyết 01/NQ – CP, quản lý, giám sát chặt chẽ và cơ cấu lại nợ công, nợ chính phủ, nợ quốc gia, bảo đảm nợ trong giới hạn an toàn, giảm thiểu nghĩa vụ nợ. Các đợt giảm và hoãn thuế cũng được sử dụng từ 2011, tiếp tục được sử dụng cho hỗ trợ doanh nghiệp trong năm 2012 với quy mô khoảng 29.000 tỷ đồng nhằm: gia hạn nộp thuế giá trị gia tăng (VAT), thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) đối với một số doanh

nghiệp. Giảm tiền thuê đất, miễn thuế môn bài năm 2012 đối với hộ đánh bắt hải sản và hộ sản xuất muối… Tuy vậy, hiệu ứng hỗ trợ của chính sách thuế sẽ rất khiêm tốn bởi:

Thứ nhất, một số doanh nghiệp đang ở trong diện gia hạn nộp thuế từ đợt gia hạn năm 2011, kỳ gia hạn này chỉ kéo dài hơn thời hạn chứ không tạo nên sự hỗ trợ vật chất thực sự.

Thứ hai, một bộ phận doanh nghiệp không nhỏ đang trong giai đoạn cầm cự và tồn tại. Với tỷ lệ tồn kho cho đến tháng 5/2012 khoảng 30 - 40% bình quân thì khả năng có nguồn nộp thuế để hưởng chính sách giảm thuế là không khả thi trong một vài tháng tới.

Thứ ba, gói hỗ trợ được dự tính ảnh hưởng khoảng 9% thu ngân sách sẽ gây áp lực lên mức bội chi ngân sách vốn đã rất nặng nề có thể sẽ có những hệ lụy khác.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN MÔN LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ (Trang 51)

w