Một số trở ngại khi thực hiện chính sách tài khóa

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN MÔN LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ (Trang 43)

Câu hỏi đặt ra, những người hoạch định chính sách cần phải giải quyết là liệu chính sách tài khóa có được đưa ra đúng lúc và hợp lý hay không. Có thể tóm lược thành mô hình 3 T: đúng lúc (Times); đúng mục tiêu (Targeted) và kịp thời (Temporary). IMF (2008) cho rằng câu trả lời phức tạp và phụ thuộc nhiều vào đặc điểm của nền kinh tế. Sau đây là một số trở ngại mà nền kinh tế có thể gặp phải khi thực hiện chính sách tài khóa:

Trở ngại về chính trị. Ở nhiều nước, chính phủ muốn tiến hành đầu tư (chi tiêu chính

phủ) thường phải xin quốc hội phê duyệt. Khả năng bị quốc hội bác bỏ không phải là không có. Vì thế, không phải cứ muốn thực hiện chính sách tài chính nới lỏng thông qua

tăng chi tiêu chính phủ là luôn có thể làm được. Mặt khác khi đã chi và tiến hành đầu tư rồi, mà lại muốn thực hiện chính sách tài chính thắt chặt lại cũng khó khăn vì không thể bỏ dở các công trình đầu tư đang triển khai được. Thực hiện chính sách tài chính nới lỏng thông qua giảm thuế thì dễ. Nhưng khi muốn thực hiện chính sách tài chính thắt chặt thông qua tăng thuế lại rất dễ bị người dân phản đối.

Độ trễ trong phát huy hiệu quả của chính sách tài chính. Nhiều công trình nghiên

cứu minh chứng chính sách tài khóa tùy ý thường phản ứng chậm trễ so với chính sách tiền tệ trong thời kỳ suy thoái và mất nhiều thời gian để phát huy tác dụng. Trước hết, chính phủ mất nhiều thời gian nhận dạng suy thoái kinh tế (Fatá, Mihov, 2000). Kế đến, mất nhiều thời gian để quốc hội thông qua giải pháp tài khóa và mất nhiều thời gian để nền kinh tế phản ứng (Buti 2001).

Sự hoài nghi về khả năng tác động cuả chính sách tài khóa đến sản lƣợng thông qua tổng cầu. Tổng cầu càng cao do kích thích tài khóa, cuối cùng chỉ cho thấy giá cả

càng cao chứ không làm gia tăng sản lượng. Bởi vì mức sản lượng trong dài hạn được quyết định không chỉ yếu tố cầu mà còn bởi các yếu tố cung (vốn, lao động, kỷ thuật). Nỗ lực để giữ sản lượng ở mức tự nhiên bằng chính sách kích cầu, trong dài hạn sẽ dẫn đến lạm phát tăng cao, lạm phát tăng sẽ làm cho giá cả các nguồn lực tăng cao, kết quả là đường cung dài hạn sẽ giảm xuống. Tương tự, chính sách tài khóa thắt chặt, mặc dù kiềm chế sản lượng trong ngắn hạn nhưng dẫn đến sản lượng cao hơn trong tương lai. Từ đó cho thấy, ảnh hưởng dài hạn của chính sách tài khóa có khuynh hướng đối nghịch với ảnh hưởng ngắn hạn.

Chính sách tài khóa ảnh hưởng đến tỷ lệ tiết kiệm của quốc gia trong dài hạn.

Trong tiết kiệm quốc gia bao gồm 2 phần: tiết kiệm của chính phủ và tiết kiệm khu vực tư. Mở rộng tài khóa sẽ làm giảm tiết kiệm chính phủ. Tiết kiệm giảm đến lượt sẽ làm giảm đầu tư hoặc gia tăng vay nợ nước ngoài của quốc gia (bù lại thiếu hụt của tiết kiệm). Cả hai đều ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển kinh tế.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN MÔN LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(56 trang)
w