Chính sách tài khóa 1 Định nghĩa

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN MÔN LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ (Trang 37)

2.1.1 Định nghĩa

Chính sách tài khóa (fiscal policy) là các chính sách của chính phủ nhằm tác động lên định hướng phát triển của nền kinh tế thông qua những thay đổi trong chi tiêu chính phủ và thuế khóa.

2.1.2 Mục tiêu

Trong ngắn hạn: các chính sách kinh tế đều có cùng mục tiêu là ổn định nền kinh tế ở mức sản lượng tiềm năng, với tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên và tỷ lệ lạm phát vừa phải.

Trong dài hạn: chính sách tài khóa hướng đến chức năng điều chỉnh về cơ cấu kinh tế là quan trọng hơn cả để nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế.

2.1.3 Công cụ

Thông qua đồng nhất thức GDP = C + I + G + NX, ta thấy rằng nhà nước có khả năng tác động tới tổng cầu qua nhiều hình thức.

Thứ nhất, nhà nước có thể tác động lên tổng lượng chi tiêu của chính phủ đối với các hàng hóa và dịch vụ trong nước (G). Thay đổi G sẽ làm thay đổi tổng cầu AD. Việc chính phủ thay đổi chi tiêu có tác động lên nền kinh tế theo cấp số nhân. Một sự thay đổi trong chi tiêu của chính phủ làm dịch chuyển đường tổng cầu, tuy nhiên, độ lớn của sự dịch chuyển đường tổng cầu sẽ lớn hơn độ lớn của mức thay đổi chi tiêu chính phủ. Trước hết, tăng chi tiêu chính phủ G làm tăng GDP, dẫn tới mức tăng thu nhập khả dụng của hộ gia đình, vì vậy họ chi tiêu nhiều hơn và GDP tiếp tục tăng nhiều hơn.

Thứ hai, chính phủ có thể gián tiếp tác động tiêu dùng C, và đầu tư I, thông qua hình thức thu ngân sách. Do đó, để chính sách tài khóa đạt được mục tiêu của mình, chính phủ thường sử dụng hai công cụ là thu và chi ngân sách.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN MÔN LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ (Trang 37)