III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1.2. Thử nghiệm tính độc của các chủng R.solanacearum
Đã lây nhiễm nhân tạo 05 chủng vi khuẩn trên dòng cà chua L - 390 bằng phương pháp “cắm tăm” để đánh giá tính độc của chúng, quan sát và ghi kết quả như phần phương pháp. Kết quả cả 05 chủng thể hiện tính độc làm chết héo 50% 100% số cây cà chua thí nghiệm trong điều kiện nhà kính.
Trong đó có 02 chủng là HX2 và HX4 gây chết cà chua sau 15 ngày. Đây là những chủng thể hiện tính độc cao nhất.
03 chủng vi khuẩn còn lại là HX1, HX3, HX5 (30,9%) gây chết 100% cây sau 30 ngày, hình thành nhóm có tính độc mạnh thứ 2.
3.1.3. Nhận dạng vi khuẩn R. solanacearum bằng kỹ thuật PCR
Việc nhận dạng nhanh một chủng R. solanacearum là rất cần thiết cho công tác bảo vệ thực vật. Vì nếu dùng phương pháp thông thường thì phải phân lập, tuyển chọn và lây nhiễm nhân tạo, phương pháp này mất rất nhiều thời gian. Dựa vào một số kết quả nghiên cứu cặp primer AU P.759/760 được thiết kế đặc hiệu để xác định R. solanacearum [37, 69, 72].
Trình tự cặp primer đặc hiệu loài AU P.759/760:
AU P.759: GTCGCCGTCAGCAATCCGGAATCG AU P.760: GTCGCCGTCAGCAATGGAATCG
Sau khi tách và tinh khiết ADN của 15 chủng thể hiện tính độc trên cây chỉ thị, đã thực hiện phản ứng nhân gen với cặp ADN mồi đặc hiệu loài P.759/760 do tiến sĩ J. Tymmis ở đại học “Adelaide”, Úc cung cấp. Kết quả cho thấy cả 05 chủng cho sản phẩm PCR dương tính, kích thước bằng hoặc xấp xỉ bằng 281bp. Kết quả thể hiện ở hình 4.
Hình 4. Sản phẩm PCR của các chủng vi khuẩn gây bệnh trên cà chua
Kết quả từ hình 4 cho thấy, cả 3 chủng vi khuẩn gây bệnh đã phân lập được đều cho sản phẩm PCR dương tính với cặp mồi P759/760. Ảnh điện di sản phẩm PCR cho thấy các chủng này đều cho một vạch sắc nét tương đương với chủng đối chứng (+) (PSS4) và có kích thước khoảng 281 bps.
Như vậy, có thể kết luận rằng cả 5 chủng vi khuẩn HX1, HX2, HX3, HX4 và HX5 đã phân lập được chính là các chủng vi khuẩn thuộc loài R.