Sử dụng tác nhân vi sinh vật trong phòng bệnh hại thực vật

Một phần của tài liệu ứng dụng phương pháp đột biến nhằm tăng cường khả năng đối kháng bệnh héo xanh cà chua do vi khuẩn ralstonia solanacearum của một số chủng vi sinh vật đối kháng (Trang 25 - 26)

Nhiều công trình nghiên cứu về tác nhân phòng trừ sinh học công bố từ đầu thế kỷ 20 trong đó có vi khuẩn đang là nhóm vi khuẩn hoại sinh mà phổ biến nhất là Pseudomonas spp, kế đến là Bacillus spp và Streptomyces [9, 65, 67]. Những nghiên cứu về vi khuẩn vùng rễ và vi khuẩn trên thân lá cây đó dẫn đến việc chia chúng thành 3 loại: loại có hại cho cây trồng, loại trung tính và loại có ích cho cây trồng. Ảnh hưởng có ích của nhóm vi khuẩn này là do chúng sản sinh ra chất kích thích tăng trưởng cho cây, các chất ức chế hoặc làm suy yếu các tác nhân gây bệnh hoặc cả hai . Cơ chế ban đầu ức chế

tác nhân gây bệnh là tiết ra các chất kháng sinh [43, 45]. Tuy nhiên những yếu tố khác như việc tiết ra chất siderophores, HCN, sự cạnh tranh dinh dưỡng cũng có vai trò quan trọng trong việc ức chế tác nhân gây bệnh [60, 61, 62] . Trong số các loài Pseudomonas spp, P. fluorescens được chú ý và

tăng cường nghiên cứu hơn hết, vì ngoài khả năng đối kháng với 10 loại nấm bệnh lưu tồn trong đất, loài vi khuẩn này có khả năng kích thích sự phát triển cây trồng. Bằng cách xử lý hạt có hay không có chất mang hoạt chủng vào đất cùng với giá thể làm thức ăn nền, đó làm giảm mức trầm trọng của bệnh, làm gia tăng sự phát triển và tăng năng xuất cây trồng. Với thuận lợi là có nhiều cơ chế tác dụng như: định cư, chiếm chỗ, loại trừ mầm bệnh ra khỏi vùng thích hợp, tiết chất kháng sinh (Pyrrolnitrin, pyoluteorin… ) ngoại ký sinh, cạnh tranh dinh dưỡng (hợp chất sắt… ), ra tăng sức đề kháng cho cây, Pseudomonas rất có triển vọng sử dụng trên lĩnh vực thương mại.

Biện pháp sinh học trong phòng trừ bệnh cây là điều khiển môi trường, cây trồng và vi sinh vật đối kháng một cách thích hợp nhằm để tạo lên một thế cân bằng sinh học cần thiết, giúp giảm mật số của mầm bệnh xuống dưới ngưỡng gây hại nhờ đó bệnh của cây trồng chỉ xuất hiện ở mức độ nhẹ, không gây ảnh hưởng quan trọng về mặt kinh tế.

Biện pháp sinh học không có mục đích tiêu diệt toàn bộ mầm bệnh và cũng không có khả năng này.

Một phần của tài liệu ứng dụng phương pháp đột biến nhằm tăng cường khả năng đối kháng bệnh héo xanh cà chua do vi khuẩn ralstonia solanacearum của một số chủng vi sinh vật đối kháng (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)