Việc kết hợp giữa giải thuật di truyền và logic mờ là một lĩnh vực mới và ít được khai thác thác hơn so với việc kết hợp giữa giải thuật di truyền hoặc logic mờ với mạng nơron. Charles Karr là người tiên phong đưa ra kỹ thuật kết hợp giữa giải thuật di truyền và logic mờ, thử nghiệm đầu tiên thực hiện vào năm 1989: dùng giải thuật di truyền để cải tiến bộ điều khiển mờ. Một số ứng dụng trong thực tế đã chứng minh tính khả thi của hệ thống kết hợp hợp trên. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu sau đó đã đưa ra những cải tiến của kỹ thuật kết hợp này [40].
Giải thuật di truyền và logic mờ có một vài đặc điểm chung và riêng. Cả hai kỹ thuật đều thích hợp với việc xử lý bộ dữ liệu dùng cho các hệ thống phi tuyến. Sử dụng hai kỹ thuật này giúp cải tiến hiệu suất của hệ thống: tối ưu kết quả và tốc độ thực hiện.
Hệ thống mờ được dùng để lưu trữ tri thức của chuyên gia với những cấu trúc thích hợp, tiện lợi cho việc mô phỏng hay chỉnh sửa tri thức. Hệ thống mờ rất hữu ích trong việc xác định giải pháp của lớp bài toán có cấu trúc tri thức cố định và được định nghĩa tốt. Tuy nhiên, rất khó thiết kế hệ thống mờ cho những bài toán lớn và quá phức tạp. Quá trình thiết kế phải dựa vào phương pháp thử và sai thủ công, ma trận biểu diễn mối quan hệ giữa các khái niệm và hoạt động cồng kềnh, những giá trị tốt nhất của các tham số yêu cầu để mô tả các hàm thành viên rất khó xác định . Hiệu suất của hệ thống rất nhạy đối với những giá trị tham số đặc biệt.
Bảng 1.3 So sánh đặc điểm giữa logic mờ và giải thuật di truyền
Lưu trữ tri thức
Học Tối ưu Tăng tốc
độ
Hệ thống phi tuyến
Hệ thống mờ + - - - +
Giải thuật di truyền - + + + +
(+: Mạnh; -: Yếu)
Trong trường hợp thiếu hụt một vài đặc trưng của hệ thống mờ, giải thuật di truyền vẫn cho phép tối ưu hoá hàm thành viên và thậm chí lọc các luật mờ. Giải thuật di truyền hướng tới quy trình tìm kiếm toàn cục, giảm bớt các trường hợp cực
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
tiểu cục bộ bằng việc giới hạn tập giải pháp chuẩn (Bảng 1.3 cho thấy các đặc trưng của logic mờ và giải thuật di truyền).
Phần nhiều các hoạt động nghiên cứu và ứng dụng cho hệ thống kết hợp di truyền mờ đều tập trung vào việc sử dụng giải thuật di truyền để tăng cường hiệu suất của hệ thống mờ. Tuy nhiên, một vài nghiên cứu đã chỉ ra những phương pháp hiệu quả cho phép cải tiến các hệ thống di truyền nhờ bộ điều khiển mờ bằng cách sử dụng tập luật mờ được kết hợp với một vài kỹ thuật trong quá trình thực hiện giải thuật di truyền.
Đóng góp khác của logic mờ đối với hệ thống kết hợp di truyền mờ là ứng dụng nó cho việc xác định trị số của hàm lượng giá trong giải thuật di truyền.
Các mục tiếp theo sẽ trình bày tổng quan về phương pháp kết hợp giữa giải thuật di truyền và logic mờ. Phân loại kỹ thuật kết hợp, một số ví dụ về kỹ thuật kết hợp di truyền - mờ, tóm tắt các một số ứng dụng thực tế của hệ kết hợp di truyền mờ, tổng kết và kết luận.