Điều chỉnh một số chỉ tiêu cho vay vốn.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của quỹ quốc gia về việc làm ở việt nam (Trang 61 - 64)

- Thứ hai, nâng cao chất lợng các dự án đợc thẩm định, xét duyệt.

3.2.1.2.Điều chỉnh một số chỉ tiêu cho vay vốn.

Cho vay hỗ trợ việc làm từ Quỹ quốc gia chính là hình thức tín dụng tài trợ của Nhà nớc nhằm khuyến khích các tổ chức cá nhân, cơ sở sản xuất kinh doanh, hộ gia đình vay vốn giải quyết việc làm. Mức độ khuyến khích, u đãi ra sao phụ thuộc rất nhiều vào cơ chế xác định lãi suất, thời hạn mức vay và một số tiêu chí khác. Để hoạt động cho vay và sử dụng vốn vay đạt kết quả cao hơn trong giai đoạn 2005 - 2010, cần phải điều chỉnh một số chỉ tiêu trên theo hớng hợp lý và linh hoạt hơn. Cụ thể:

+ Về đối tợng đợc vay vốn:

Trong thời kỳ tới, đối tợng vay vốn cần đợc điều chỉnh để phù hợp hơn với tính chất, mục đích giải quyết việc làm, khuyến khích cho vay các dự án có mục tiêu chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, nuôi trồng cây con có giá trị kinh tế cao thu hút giải quyết việc làm cho nhiều lao động. Tập trung chỉ đạo thí điểm một số dự án vùng, làng nghề nuôi trồng một số loại cây con có giá trị kinh tế cao, chuyển đổi vùng dự án theo hớng sản xuất hàng hoá.

Bên cạnh đó, cần xây dựng những quy định chặt chẽ đối với đối tợng vay là hộ kinh doanh, có biện pháp giám sát số lợng lao động thu hút thêm của đối tợng này.

Thời hạn cho vay vốn trớc đây là 12, 24 và 36 tháng nay đã đợc mở rộng đến 60 tháng (5 năm). Nh vậy là thời hạn vay vốn đã đợc mở rộng hơn tr- ớc. Việc xác định thời hạn vay căn cứ vào chu kì sinh trởng của từng loại cây con, đặc điểm sản xuất của từng ngành. Thực tế hoạt động cho vay vốn thời gian qua đã kiểm chứng tính thích hợp của thời hạn cho vay: phần lớn chủ dự án hoàn đợc vốn do thời hạn vay phù hợp với chu kỳ sản xuất

Xét về tính hiệu quả lâu dài thì thời hạn vay quá ngắn sẽ làm giảm khả năng tái sản xuất mở rộng, tăng chi phí thu hồi vốn. Bởi vì, sau khi kết thúc thời hạn vay vốn, ngời vay phải làm thủ tục hoàn vốn và xin vay lại nếu có nhu cầu. Trong điều kiện hiện nay, Ngân hàng chính sách xã hội phải liên tục vừa thẩm định, cấp phát vốn vay và thu hồi vốn thì với thời hạn cho vay ngắn sẽ không tạo điều kiện thúc đẩy nhanh tiến độ cho vay, tăng chi phí giao dịch. Có ý kiến cho rằng, nếu tăng thời hạn vay lên nh vậy sẽ làm có khả năng quay vòng vốn lại bị giảm sút. Điều này chỉ đúng về mặt lý thuyết: Nếu làm phép cộng đơn giản, thời gian quay vòng vốn bằng thời gian kể từ khi vốn đợc phát ra đến khi đợc thu hồi và cho vay lại thì với thời gian vay ngắn sẽ làm giảm thời gian quay vòng, tăng khả năng hoạt động của vốn. Tuy nhiên, trên thực tế, hiện nay số vốn còn tồn đọng khá cao, việc thu hồi vốn vay (cả gốc và lãi) sau thời hạn cho vay là cha cần thiết đối với những dự án mới bắt đầu đi vào hoạt động hoặc những dự án có mức vay nhỏ. Vì vậy, thực chất của việc quy định thời hạn vay dài cho một số loại hình sản xuất sẽ có tác dụng phát huy hiệu quả của vốn vay, tạo điều kiện để ngời vay vốn tái sản xuất, duy trì việc làm cho ngời lao động.

+ Về lãi suất cho vay:

Sau nhiều lần điều chỉnh, hiện nay lãi suất cho vay đang ở mức 0,5%/tháng đối với các loại thời hạn, 0,35%/tháng đối với dự án của cơ sở sản xuất của thơng bệnh binh và ngời tàn tật. So với thời kỳ trớc, đây là mức lãi suất thấp nhất đợc điều chỉnh trên cơ sở lãi suất của các ngân hàng thơng mại.

Xét về tính chất u đãi thì mức lãi suất nh vậy khá phù hợp, nhng nếu đánh giá về tính linh hoạt và khả năng đảm bảo công bằng cho các đối tợng vay vốn ở các thời điểm khác nhau thì cơ chế lãi suất thỏa thuận của các NHTM thay đổi thờng xuyên (năm 2002, có 5 lần điều chỉnh lãi suất), mà việc quy định lãi suất cho vay vốn của Quỹ quốc gia về việc làm lại đợc ban hành dới dạng văn bản, sau khi có sự thảo luận, nhất trí của liên Bộ. Do đó, khi mức

lãi suất mới có hiệu lực thi hành thì lãi suất thị trờng đã thay đổi làm ảnh hởng đến tính chất u đãi của chơng trình, đẩy một bộ phận dự án sang vay vốn theo kênh ngân hàng. Mặt khác, cùng một thời hạn vay hoặc đối tợng u tiên nhng tại các thời điểm khác nhau, vốn vay phải chịu mức lãi suất chênh lệch cao thấp khác nhau, tạo sự hoang mang hoặc trông chờ vào sự sụt giảm lãi suất ở các chủ dự án, không khuyến khích họ tích cực chủ động lập phơng án sản xuất kinh doanh. Vì vậy, sau khi vốn đợc thu hồi, các Ngân hàng chính sách xã hội rất khó tập hợp đợc dự án gối đầu, giảm khả năng quay vòng của vốn.

Một vấn đề cần bàn nữa là việc đánh giá lãi suất thực tế của vốn vay. Thực chất, lãi suất cho vay là một loại chi phí cho việc vay vốn. Nếu lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay của NHTM nhng thời gian vốn đến tay ngời sử dụng kéo dài sẽ làm tăng chi phí cơ hội của các dự án, thậm chí mức chi phí này khi tổng hợp với tiền lãi phải trả có thể cao hơn chi phí cho việc vay vốn của các NHTM.

Từ phân tích nêu trên, giải pháp đặt ra là nên xác định lãi suất cho vay giải quyết việc làm theo hớng: quy định một tỷ lệ nhất định giữa lãi suất thị tr- ờng với lãi suất u đãi cho vay vốn, chẳng hạn quy định lãi suất u đãi bằng 40 - 50% lãi suất tham khảo của Liên ngân hàng. Nh vậy, việc nghiên cứu để đa ra một mức lãi suất cho thời kỳ nào đó sẽ bớt phức tạp, tạo sự chủ động cho ngời vay vốn khi tính toán khả năng sản xuất kinh doanh do có thể ớc tính đợc mức lãi suất vay vốn trên cơ sở theo dõi sự biến động của lãi suất thị trờng.

Bên cạnh đó, cần có một cơ chế linh hoạt hơn về mức lãi suất quá hạn. Việc đa ra một mức lãi suất quá hạn phải có tác dụng kích thích chủ dự án đã quá hạn nhanh chóng tìm biện pháp trả nợ vốn vay.

+ Về mức vốn vay:

Thực tế hiện nay mức vốn cho vay bình quân trên một chỗ làm việc hiện nay là 1,6 - 3 triệu đồng, trong khi mức tối đa quy định không quá 15 triệu đồng cho một chỗ làm việc. Trong những năm tới, khoa học công nghệ phát triển, các dự án muốn tồn tại đợc hoặc mở rộng quy mô, thu hút thêm lao động thì cần phải đầu t nhiều hơn vào việc mua sắm máy móc thiết bị. Khoản đầu t vào hoạt động này khá lớn, nhất là đối với hộ kinh doanh. Do đó, trong t- ơng lai cần nâng dần mức vốn cho vay tối đa trên một chỗ làm việc, cộng với vốn đối ứng của ngời vay vốn sẽ đợc một khoản đầu t hợp lý đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Để làm đợc điều này, ngoài số vốn do Ngân sách nhà nớc cấp mới hàng năm cần tranh thủ thêm các nguồn viện trợ của tổ chức quốc tế và một số nguồn thu khác để bổ sung vốn hoạt động của Quỹ quốc gia. Trong những năm tới, liên Bộ xây dựng căn cứ để trình Chính phủ phê duyệt, Quốc hội thông qua về mức vốn bổ sung từ NSNN cho Quỹ. Ngoài nguồn vốn đợc phân bổ mới, các địa phơng, TW Hội đoàn thể quần chúng và Bộ Quốc Phòng cần tận dụng nguồn vốn thu hồi để sử dụng cho vay quay vòng đối với các dự án khác, đồng thời có chính sách huy động vốn trong tỉnh, huyện và các thành viên để hỗ trợ thêm cho chơng trình, ngời giàu hỗ trợ vốn cho ngời nghèo để cùng nhau phát triển sản xuất. Tập trung đầu t vốn cho các dự án có hiệu quả cao.

Đầu t cho việc làm, về lâu dài, thực chất là đầu t cho phát triển. Vì vậy, cần có cơ chế huy động vốn cho vay hỗ trợ việc làm thông qua việc phát hành trái phiếu đầu t với mức thời hạn, lãi suất và mệnh giá phù hợp với mức vốn, lãi suất và thời hạn cho vay từ Quỹ. Đây là một ý tởng mới, để thực hiện đợc phải lên chơng trình kế hoạch cụ thể, nghiên cứu xây dựng một cơ chế huy động và hoàn trả vốn kịp thời, tạo niềm tin cho ngời đầu t trái phiếu.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của quỹ quốc gia về việc làm ở việt nam (Trang 61 - 64)