Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của Quỹ quốc gia về việc làm

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của quỹ quốc gia về việc làm ở việt nam (Trang 28 - 29)

việc làm

Quỹ quốc gia về việc làm đợc thành lập từ năm 1992 đến nay đã đợc ngân sách cấp hỗ trợ trên 2.500 tỷ đồng. Nguồn vốn hình thành Quỹ chủ yếu là vốn ngân sách cấp và đợc phân thành các nguồn nh: vốn ngân sách bổ sung hàng năm, vốn của chơng trình Tiệp hỗ trợ cho những ngời lao động ở Tiệp về nớc.

Hoạt động của Quỹ quốc gia về việc làm đợc xem xét trên phơng diện chính là cho vay tạo các điều kiện tạo mở việc làm. Trên thực tế, Quỹ cho vay đã góp phần đáng kể vào sự nghiệp giải quyết việc làm, hàng năm riêng nguồn Quỹ này đã tạo việc làm cho từ 25-30 vạn lao động. Sau hơn 15 năm thực hiện, Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm đã thực hiện cho vay gần 300 nghìn dự án với số tiền trên 13.500 tỷ đồng, thu hút, bảo đảm việc làm cho gần 5.700 nghìn lao động, trong đó có 45% lao động có việc làm mới, 55% vợt khỏi tình trạng thiếu việc làm (xem Bảng 2.1.)

Cụ thể: Với trên 87.000 dự án sử dụng tổng số vốn cấp phát trên 2.500 tỷ đồng, thu hút 2 triệu lao động; trên 223.000 dự án sử dụng gần 11.000 tỷ đồng từ nguồn vốn thu hồi cho vay quay vòng, thu hút gần 3,7 triệu lao động. Trong các đối tợng vay, các địa phơng đều u tiên cho vay, tạo việc làm đối với diện chính sách xã hội. Trong đó 8 tổ chức đoàn thể, quần chúng và Bộ Quốc phòng đã trực tiếp cho vay 20.269 dự án, với số vốn trên 900 tỷ đồng, thu hút hơn 65 vạn lao động, tính cả các dự án, chủ dự án là thành viên các tổ chức đoàn thể quần chúng vay theo kênh địa phơng là hơn 50.000 dự án với số vốn vay trên 2.000 tỷ đồng, thu hút hơn 119.000 lao động, chiếm gần 1/5 trong tổng số dự án, vốn, lao động chơng trình đã thực hiện, Hội Cựu Chiến binh, Bộ Quốc phòng, Hội ngời mù 100% số đối tợng vay là diện chính sách xã hội.

Mỗi năm khả năng tạo việc làm của chơng trình tăng từ 15-20% so với năm trớc đó. Riêng năm 1997 năm 1998 và 1999 do vốn bổ sung cho Quỹ thấp (1997: 77,5 tỷ đồng, 1998: 32,8 tỷ đồng, 1999: 85 tỷ đồng ) và năm 2008 do ảnh hởng của suy thoái kinh tế nên số lao động thu hút bình quân thấp hơn so với các năm trớc (xem Bảng 2.1)

Bảng 2.1. Kết quả tạo việc làm của Quỹ quốc gia về việc làm Năm Số dự án (dự án) Tổng số vốn vay (triệu đồng) Lao động đ- ợc thu hút (ngời) Lao động tăng so với năm trớc (ngời)

1992 2.215 218.632 171.742 -1993 7.127 212.210 235.168 56.424 1993 7.127 212.210 235.168 56.424 1994 9.910 316.713 315.279 57.573 1995 15.195 581.337 434.280 53.205 1996 16.217 549.241 418.833 34.139 1997 10.153 548.072 344.420 - 1998 15.839 621.050 404.901 60.481 1999 16.114 683.789 314.179 - 2000 19.905 712.560 310.000 - 2001 21.000 752.000 320.000 10.000 2002 20.200 900.000 320.000 - 2003 21.000 880.000 330.000 10.000 2004 21.900 912.560 340.700 10.700 2005 22.300 1.325.000 350.500 9.800 2006 22.700 1.350.000 362.900 12.400 2007 22.900 1.450.067 361.030 - 2008 23.100 1.538.409 351.346 - Tổng số 297.975 13.551.640 5.685.278 -

Nguồn: Chơng trình mục tiêu quốc gia và việc làm

(Bộ Lao động - Thơng binh và Xã hội)

Ngoài ra, Quỹ quốc gia còn có các hoạt động hỗ trợ các Trung tâm đào tạo nghề, nâng cao trình độ nghề cho ngời lao động, tạo mở cho họ có khả năng tốt hơn để tìm kiếm việc làm. Những tác động này của Quỹ cha có điều kiện l- ợng hoá bằng các con số cụ thể, nhng cũng có thể đánh giá về sự tác động tích cực rất lớn của nó không chỉ đến việc tạo việc làm đáp ứng nhu cầu việc làm trớc mắt, mà còn là hớng đúng đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lợng nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của quỹ quốc gia về việc làm ở việt nam (Trang 28 - 29)