Nhận xét hoạt tắnh yếu tố VIII sau 24 giờ:

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học lâm sàng bệnh hemophilia và hiệu quả sử dụng hemofil m trong điều trị hemophilia a (Trang 66 - 70)

- Nghiên cứu mô tả có can thiệp không nhóm chứng.

Chương 4 BÀN LUẬN

4.3.2. Nhận xét hoạt tắnh yếu tố VIII sau 24 giờ:

Theo bảng 3.13 và 3.14 chúng tôi nhận thấy ở nhóm mixtest âm tắnh hoạt tắnh yếu tố VIII sau 24 còn cao hơn lúc trướcc tiêm trung bình 8,3% ( p=0,008). Còn ở nhóm mixtest dương tắnh hoạt tắnh yếu tố VIII trung bình trước và sau 24 giờ không có sự khác biệt (p= 0,51). Điều này càng chứng tỏ

ảnh hưởng của kháng thể kháng VIII trong điều trị. Những bệnh nhân có kháng tám thương chảy máu kéo dài, khó kiểm soát. Trên lâm sàng việc nhắc lại liều thứ 2 sau 24 giờ là thực sự cần thiết đặc biệt ở nhóm có kháng thể kháng VIII, có thể cho liều thứ 2sớm hơn nếu cần thiết.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu 275 bệnh nhân Hemophilia tại khoa Huyết học truyền máu Bệnh viện Nhi Trung ương từ 01/01/2007 tới 30/08/2012, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1. Dịch tễ học bệnh Hemophilia:

- Bệnh nhân chỉ gặp ở trẻ trai.

- Chẩn đoán trước một tuổi là chủ yếu (67,1%)

- Hemophilia A chiếm hơn 4/5 các trường hợp (82,2%). Hemophilia B chỉ chiếm 17,5%.

- 48,6% có tiền sử gia đình. - Phân bố mức độ nặng:

Đối với Hemophilia A 23,8% bệnh nhân ở thể nặng, mức độ vừa gặp 36,1%, mức độ nhẹ chiếm 40,1%. Còn đối với Hemophillia B đa số ở mức độ nhẹ (85,7%), mức độ vừa 14,3%, không gặp mức độ nặng.

- Có thể chảy máu ở tất cả các vị trắ, hay gặp nhất là chảy máu khớp với 56,7% , theo trình tự hay gặp giảm dần: Gối > cổ chân > khuỷu > cổ tay > háng > vai và khớp khác.

- Các biến chứng thường gặp theo thứ tự: Di chứng khớp > teo cơ > giả u > chèn ép thần kinh. Tuổi càng lớn di chứng càng nhiều.

- Tình trạng mang các virus theo đường máu: hay gặp nhất CMV (87%) và EBV(78%) rồi đến HCV (24%). Tỷ lệ viêm gan B ắt (3%). Không có bệnh nhân mang HIV.

- 35% bệnh nhân có chất ức chế (mixtest dương tắnh).

2. Sự thay đổi hoạt tắnh yếu tố VIII trong huyết tương sau điều trị Hemofil M:

- Sau tiêm Hemofil M 30 phút các bệnh nhân có mức tăng yếu tố VIII là 39%, thấp hơn ước tắnh, đặc biệt ở nhóm mixtest dương tắnh.

- Sau tiêm 24 h ở nhóm bệnh nhân mixtest âm tắnh yếu tố VIII còn tăng so với trước tiêm, ở nhóm mixtest dương tắnh yếu tố VIII về bằng trước tiêm.

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học lâm sàng bệnh hemophilia và hiệu quả sử dụng hemofil m trong điều trị hemophilia a (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w