- Nghiên cứu mô tả có can thiệp không nhóm chứng.
Chương 4 BÀN LUẬN
4.2.8. Tình trạng có virut trong máu:
Bệnh Hemophilia hiện nay ở nước ta vẫn được điều trị chủ yếu bởi các chế phẩm máu do vậy không tránh khỏi việc nhiễm các virut lây truyền qua đường máu. Tình trạng nhiễm virut lây truyền qua đường máu vẫn là mối quan tâm lớn của gia đình và bác sỹ.
Bảng 4.2 So sánh tình hình nhiễm virut tại Viện Nhi với một số nghiên cứu:
Anti HCV (%) HbsAg Anti HIV
Ngô Thị Hường (2007-2012) 24 (n=95) 3 (n=109) 0 (n=102) Nguyễn Minh Hiệp
(1999) 9,68 (n=81) 12,9 (n=81) 0 (n=81) Nguyễn Thị Hương Quế
(2008) 21,81 (n=518) 5,2 (n=519) 0 (n=518) Schwamm el al (2012) 2,9 (n= 417) 2 (n=417) 0 ( n=406)
Qua bảng 4.3 chúng tôi thấy tỷ lệ anti HCV dương tắnh của chúng ta tương tự với tỷ lệ có trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Hương Quế. Tuy
nhiên đối tượng của nghiên cứu này được thực hiện toàn bộ trên bệnh nhân người lớn. Trong khi đó tỷ lệ dương tắnh của chúng ta khá cao so với 2 nghiên cứu còn lại là những nghiên cứu chỉ tiến hành trên trẻ dưới 16 tuổi. Điều này cho thấy tỷ lệ mang HCV ở bệnh nhân nhi có tăng so với trước và cao hơn ở khu vực Châu Âu cùng thời điểm. Có thể giải thắch điều này do bệnh nhân của chúng ta vẫn đang tiếp tục nhận các chế phẩm máu để điều trị. Dù đã tiến hành sàng lọc virut này trong máu song do thời ủ bệnh của HCV kéo dài khoảng nên có nguy cơ mắc mới[26]. Còn đối với các nước phương Tây hiện nay có xu hướng điều trị bởi các sản phẩm có độ tinh khiết cao hơn nên ắt có nguy cơ mắc mới [5],[14]. Đối vớ tỷ lệ mang HBV cũng như tỷ lệ có HIV của bệnh nhi chúng ta hiện nay tương tự của các nước Phương Tây. Đây là dấu hiệu tốt chứng tỏ chương trình sàng lọc máu người cho cuả chúng ta rất tốt, đặc biệt trong hoàn cảnh chúng ta vẫn phải sử dụng các chế phẩm từ máu là chắnh.
CMV và EBV là những virus thuộc họ herpes phát tán rộng trong cộng đồng, đa số tồn tại dưới dạng tiềm tàng không triệu chứng. Tuy nhiên chúng thường gây triệu chứng trên cơ địa suy giảm miễn dịch hoặc những trường hợp cấy ghép tạng. Ngoài ra nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng EBV có mối liên quan tới một số bệnh ác tắnh như u lympho Burkitt, ung thư biểu mô vùng hầu họng, bệnh Hogkin... [4].Tỷ lệ lưu hành CMV,EBV máu tùy thuộc lứa tuổi, tăng cao ở người lớn. Một nghiên cứu cho thấy tỷ lệ lưu hành EBV khoảng 50% trẻ năm tuổi, 62% ở thiếu niên, 90% ở người lớn [10, 20], tỷ lệ của CMV dao động theo tuổi, từ 6-11 tuổi 37,5%, 11-19 tuổi 42,7%, trên 19 tuổi 63% [9, 15]. Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ có CMV_IgG (87%) vBV_IgG (78%) đều cao hơn tỷ lệ lưu hành nói chung theo lứa tuổi. Điều này có thể do đối tượng nghiên cứu của chúng tôi trên những trẻ phải thường xuyên truyền chế phẩm máu, không phải toàn bộ cộng đồng dân cư nói chung. Mà truyền
máu là một trong những con đường lan truyền những virus này. Tuy nhiên do tỷ lệ lưu hành của những virus này rất cao nên cũng không có khuyến cáo sàng lọc máu ở người cho nhưng cần cân nhắc với những trường hợp cần ghép tạng hoặc tủy [8].